Kinh nghiệm lập dự toán khảo sát xây dựng công trình

giangadb

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/5/12
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Hiện nay mình đang nghiên cứu phương pháp để lập dự toán khảo sát xây dựng công trình. Tuy nhiên, do mình không được đào tạo và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên khi xem dự toán của các đơn vị TVTK lập minh mất rất nhiều thời gian tìm hiểu. Trong khi mỗi đơn vị TVTK lại lập 1 cách khác nhau: về giá vật liệu, nhân công, máy móc...
Mình rất muốn tìm hiểu từ căn cứ đối với những loại vật liệu không có thông báo giá thì lấy ở đâu... Thông tư, văn bản nào quy định như vậy?

Vì vậy, mình xin ý kiến kinh nghiệm của các bạn hướng dẫn giúp mình trình tự các bước để lập dự toán khảo sát, phải chuẩn bị những tài liệu gì.... Nếu có tài liệu nào hướng dẫn chi tiết cách lập có thể cho mình xin file với.
Xin cảm ơn các bạn.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Cập nhật tại thời điểm tháng 04/2020 thì lập dự toán khảo sát xây dựng công trình như sau:

1. Chi phí khảo sát xây dựng công trình là 1 nội dung nằm trong Tổng mức đầu tư, Dự toán xây dựng công trình thuộc vào phần Chi phí tư vấn.

2. Phương pháp, công thức, một số định mức tỷ lệ phục vụ lập dự toán khảo sát xây dựng công trình: Hướng dẫn tại phụ lục số 9 Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 29/12/2019 của Bộ Xây dựng

3. Định mức dự toán khảo sát xây dựng: Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 29/12/2019 của Bộ Xây dựng

4. Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 29/12/2019 của Bộ Xây dựng về giá ca máy (trong đó có các máy phục vụ khảo sát xây dựng)

5. Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 29/12/2019 của Bộ Xây dựng về giá nhân công xây dựng (trong đó có hướng dẫn về nhân công, kỹ sư phục vụ khảo sát xây dựng)

6. Theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 nói trên: Giá của một đơn vị khối lượng vật liệu, nhiên liệu: được xác định theo mức giá do cơ quan có thẩm quyền công bố. Trường hợp loại vật liệu, nhiên liệu không có trong công bố giá của cơ quan có thẩm quyền được xác định theo báo giá phù hợp với thời điểm lập đơn giá và giá thị trường nơi thực hiện công tác khảo sát xây dựng.

Trước khi đi đến trình tự lập dự toán khảo sát xây dựng và sử dụng phần mềm Dự toán GXD. Tôi muốn bạn đọc phải nắm và hiểu các nội dung dưới đây quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ:

Điều 11. Trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
2. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
3. Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng.
4. Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.

Điều 12. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng

1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.
2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
3. Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
a) Mục đích khảo sát xây dựng;
b) Phạm vi khảo sát xây dựng;
c) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
d) Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến) và dự toán chi phí cho công tác khảo sát xây dựng;
đ) Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
4. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:
a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
c) Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát, thiết kế có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.
5. Khi lập nhiệm vụ khảo sát phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó (nếu có).

Điều 13. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

1. Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng và trình chủ đầu tư phê duyệt.
2. Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng:
a) Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
b) Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng;
c) Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;
d) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng áp dụng;
đ) Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;
e) Tiến độ thực hiện;
g) Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát.
3. Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc phê duyệt.

Điều 14. Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng
1. Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
2. Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;
b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
3. Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng.
Điều 15. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
1. Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
2. Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng.
3. Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.
4. Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.
5. Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
6. Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
7. Kết luận và kiến nghị.
8. Các phụ lục kèm theo.

Điều 16. Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
1. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:
a) Chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và nội dung của báo cáo khảo sát so với quy định của nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu khảo sát nếu đạt yêu cầu.
Trường hợp báo cáo kết quả khảo sát xây dựng chưa đạt yêu cầu, chủ đầu tư gửi nhà thầu khảo sát ý kiến không chấp thuận nghiệm thu bằng văn bản, trong đó nêu các nội dung chưa đạt yêu cầu mà nhà thầu khảo sát phải chỉnh sửa hoặc phải thực hiện khảo sát lại;
b) Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định nghiệm thu.
2. Chủ đầu tư phê duyệt trực tiếp vào báo cáo kết quả khảo sát xây dựng sau khi thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo này và chịu trách nhiệm về kết quả phê duyệt của mình.
3. Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện. Việc nghiệm thu và phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.
4. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
 

File đính kèm

  • gxd.vn-PL09-09-2019-TT-BXD-26-12-2019-huong-dan-xac-dinh-va-quan-ly-chi-phi.docx
    55,5 KB · Đọc: 254
  • giaxaydung.vn-10-2019-TT-BXD-26-12-2019-Dinh-muc_du_toan_thi_nghiem_chuyen_nganh_XD.pdf
    5,4 MB · Đọc: 237
  • giaxaydung.vn-10-2019-TT-BXD-26-12-2019-Dinh-muc-du-toan-khao-sat-XDCT.pdf
    5 MB · Đọc: 229
  • giaxaydung.vn-10-2019-TT-BXD_26-12-2019-Thong-tu.pdf
    3,4 MB · Đọc: 231
  • giaxaydung.vn-11-2019-TT-BXD-26-12-2019-gia-ca-may-Phan-loi-van.pdf
    3,8 MB · Đọc: 194
  • giaxaydung.vn-11-2019-TT-BXD-26-12-2019-gia-ca-may-Phu-luc-1.pdf
    3,5 MB · Đọc: 220
  • giaxaydung.vn-11-2019-TT-BXD-26-12-2019-gia-ca-may-Phu-luc-2.pdf
    4,1 MB · Đọc: 232

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Về định mức chi phí công tác khác phục vụ khảo sát của Thông tư số 09/2019/TT-BXD

Câu hỏi: Em đang hiểu là dùng Tổng = T + GT để tra bảng để có định mức tỷ lệ, sau đó dùng giá trị T để tính. Tuy nhiên 1 anh cùng phòng em thì bảo phải tính theo tổng T+GT giống như quy định tính các tỷ lệ. Em không biết nên tính theo chi phí trực tiếp (T) hay tính theo (T+GT) nữa. Ngoài ra hình như công thức tổng hợp chi phí khảo sát cũng có vấn đề ạ?

Trả lời:

tra-dinh-muc-chi-phi-phuc-vu-cong-tac-khao-sat.jpg

Bảng tra định mức chi phí phục vụ công tác khảo sát​
Như này nhé theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD hướng dẫn (ảnh chụp) ta dùng công thức để hiểu như này cho dễ:
  • Chi phí khác phục vụ công tác khảo sát xây dựng được xác định bằng công thức: ĐMTL% x T (được xác định bằng tỷ lệ (%) trên tổng chi phí trực tiếp).
  • ĐMTL tra bảng 9.2 nói trên để xác định. Tra bảng dựa trên giá trị T+GT, em để ý có chữ Tổng nhé.
Công thức xác định Dự toán chi phí khảo sát xây dựng trong Thông tư số 09/2019/TT-BXD bị lỗi chế bản. Tôi đã trao đổi với người soạn thảo và cán bộ có trách nhiệm của Cục Kinh tế và quản lý xây dựng – Bộ Xây dựng, xác nhận là bị thiếu dấu [ ] khi tính thuế giá trị gia tăng. Vì vậy, khi lập dự toán, anh/em chủ động bổ sung thêm dấu [ ] (tương tự TT01) nhé, chứ không thì thiếu chết. Nếu không yên tâm, công ty bạn hãy gửi văn bản về Bộ Xây dựng để hỏi nhé.

Gks = [(T + GT + TL) + Cpvks ] x (1 + TGTGT) + Cdp

cong-thuc-xac-dinh-du-toan-chi-phi-khao-sat.jpg

Công thức xác định dự toán chi phí khảo sát​

Có 1 lỗi nữa là TT09 đã quên mất không nói ở điều khoản chuyển tiếp và hiệu lực thi hành là thay thế TT01. Tuy nhiên, mình nên hiểu là TT09 đã thay thế cả 01 và áp dụng TT09. Bởi nếu không vậy thì:

1) Phụ lục số 09 về Phương pháp xác định dự toán chi phí khảo sát của TT09 là thừa;

2) Cơ cấu tổng hợp chi phí trong đó có chi phí gián tiếp sẽ khập khiễng (trong dự án có dự toán xây dựng và lắp đặt thiết bị theo TT09 thì tính Gián tiếp, nếu khảo sát tính theo 01 thì sẽ không có khoản GT -> khập khiễng).

Trong phụ lục 9 của TT09, sau khi đưa Chi phí hạng mục chung vào Chi phí gián tiếp, trong mục Chi phí khác phục vụ công tác khảo sát xây dựng chỉ còn mỗi: chi phí lập phương án kỹ thuật khảo sát, lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Nhưng người soạn thảo đã không xóa đánh mục, thành ra chỉ có mỗi mục a mà không có mục b.

Bạn xem thêm bài: Hướng dẫn lập dự toán khảo sát xây dựng theo Thông tư mới nhất

Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Ban hành định mức xây dựng trong đó có Định mức dự toán khảo sát (Mã bắt đầu bằng chữ C). Bạn tải Thông tư số 10 ở đây: https://giaxaydung.vn/threads/cac-t...d-cp-ve-quan-ly-chi-phi-dau-tu-xay-dung.98685

Để tham gia khóa học Lập dự toán tại GXD, mời bạn liên hệ Ms Thu An 0985 099 938 hoặc 0974 889 500 để ghi danh.
 

Top