Xin hỏi về thời điểm lập TDT và DT

  • Khởi xướng minhtuan
  • Ngày gửi
C

chuotdong

Guest
Cái này là mình trích dẫn quyết định của UBND tỉnh Bình Thuận về việc thực hiện các công trình xây dựng.
Mình cũng có ý kiến là nên thay chữ thành chữ hoặc
Tại sao bạn lại nói là chỉ có ngành xây dựng, chính câu nói của bạn cũng đã không chính xác rồi, bạn muốn nói đến dân dụng và công nghiệp phải không.
Nhưng chẳng lẽ thủy lợi, giao thông không có kết cấu chịu lực à. giao thông cũng phải tính kết cấu áo đường,kết cấu chịu lực của cầu,thủy lợi thì của đập,trànv..v...
Quan điểm của bạn là phải điều chỉnh nhưng phải xét rằng trong trường hợp nào thì không điều chỉnh, trường hợp nào phải điều chỉnh. Cái này mình đã trình bày rồi
Ý mình là nếu ở Ngành khác, ví dụ Bộ Công Nghiệp làm 1 văn bản hướng dẫn đầu tư theo Luật XD (điều này ko xẩy ra vì ko ai dở hơi, không công làm khó cho Ngành mình mà đi cụ thể hóa, qui định chặt hơn) thì họ sẽ phải ngoài dùng từ "kết cấu chịu lực" (đúng như bạn nói Ngành nào chẳng có, mà Ngành nào chả có xây dựng) hoặc "thiết bị chính trong dây truyền sản xuất" hoặc "thiết bị tiên tiến hơn" hoặc "dây truyền tiên tiến hơn" ...thì phải điều chỉnh DA.
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtuandts

Guest
Mình có vấn đề này, các bạn xem xét cùng trao đổi:
TDT đã lập và phê duyệt tại thời điểm 2005, công trình đã hoàn thành.
Do có phát sinh 1 số hạng mục hiện không có TKKT-TDT, nên CĐT đề nghị lập lại TKKT-TDT để phê duyệt lại. Vậy khi làm lại TDT thì các chế độ chính sách được lập tại thời điểm nào cho chính xác.
Nếu lập lại TDT như thời điểm 2005 nhưng ngày phát hành tại thời điểm 2007 thì có mâu thuẫn gì không.
Hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho các nội dung không có trong TKKT và trình duyệt lại CĐT.
Các bạn có phương án nào khác để giải quyết vấn đề này không, giới thiệu cho mình với.
Xin cảm ơn.

Đây là câu hỏi của chủ TOPIC.
Câu trả lời theo mình tổng hợp lại và thêm 1 số ý kiến của mình như sau :
khi làm lại TDT thì các chế độ chính sách được lập tại thời điểm thi công hạng mục phát sinh.
Nếu lập lại TDT như thời điểm 2005 thì ngày phát hành tại thời điểm 2007 cũng không sao (theo quan điểm của mình). Tuy nhiên chế độ chính sách phải theo 2005.Chẳng qua bây giờ mình hoàn thiện lại hồ sơ thì thời điểm phát hành là 2007.
Nếu phát sinh vượt mà dự phòng ko bù được thì phải làm dự toán phát sinh chứ không cần lập lại BCKTKT ( cái này bác tb.bitexco cũng có ý kiến như thế).Còn trình duyệt chủ đầu tư là điều tất nhiên .
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtuandts

Guest
Phần phát sinh thì làm theo chế độ chính sách tại thời điểm thi công phát sinh.Mình cũng nghĩ như thế.
Nhưng đây là phát sinh hạng mục không có trong TDT, nếu k có hạng mục trong TDT thì không thể thanh toán được cho nhà thầu. Chi phí dự phòng chỉ lấy để dự phòng khối lượng và đơn giá không dự phòng hạng mục.Thời điểm 2005, 2006,CP nhân công thay đổi, nên để tính lại TDT cần phải qui về một thời điểm xác định. Vậy tính TDT tại thời điểm 2005 có đúng không?

Theo mục B, khoản I.1-1.5 thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 1/4/2005 nói về chi phí dự phòng "chi phí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh, các yếu tố trượt giá và những công việc chưa lường trước được trong quá trình thực hiện dự án" . Vì thế nếu không vượt tổng mức thì có thể lấy dự phòng để thanh toán cho phần việc phát sinh và không phải lập lại TDT(chưa lường trước được trong quá trình thực hiện dự án) nếu vượt thì phải làm dự toán phát sinh mới được thanh toán. :beer:
 
K

khanhme01

Guest
nếu không vượt tổng mức thì có thể lấy dự phòng để thanh toán cho phần việc phát sinh và không phải lập lại TDT(chưa lường trước được trong quá trình thực hiện dự án) nếu vượt thì phải làm dự toán phát sinh mới được thanh toán. :beer:

Nói như bạn chưa đúng đâu. Tất cả những công việc bổ sung, phát sinh hay thay đổi trong quá trình thi công XD đều phải lập dự toán bổ sung để trình duyệt, dù không vượt TDT.:)
Thân chào!
 
H

hoangtuandts

Guest
Cái này có thể mình nói sai. Tuy nhiên mình nghĩ phần chi phí dự phòng sẽ được thanh toán cho phần phát sinh đó khi mà phát sinh chưa vượt dự phòng.Mong được sự đóng góp của bạn.
 
T

Tống Văn Bình

Guest
Mình có vấn đề này, các bạn xem xét cùng trao đổi:
TDT đã lập và phê duyệt tại thời điểm 2005, công trình đã hoàn thành.
Do có phát sinh 1 số hạng mục hiện không có TKKT-TDT, nên CĐT đề nghị lập lại TKKT-TDT để phê duyệt lại. Vậy khi làm lại TDT thì các chế độ chính sách được lập tại thời điểm nào cho chính xác.
Nếu lập lại TDT như thời điểm 2005 nhưng ngày phát hành tại thời điểm 2007 thì có mâu thuẫn gì không.
Hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho các nội dung không có trong TKKT và trình duyệt lại CĐT.
Các bạn có phương án nào khác để giải quyết vấn đề này không, giới thiệu cho mình với.
Xin cảm ơn.

Theo mình thì khi tổng dự toán đã được phê duyệt thì chắc chắn là không vượt tổng mức đầu tư vì nếu vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư đã không phê duyệt tổng dự toán như bạn nói.
Trong trường hợp này của bạn thì phần công việc phát sinh đã làm ảnh hưởng đến công tác thanh quyết toán vốn đầu tư của chủ đầu tư mà chủ đầu tư vẫn chưa có nguồn để chi trả cho đầu việc đó nên đã yêu cầu tư vấn lập lại tổng dự toán và đây cũng là vấn đề còn tồn tại của nhiều dự án ở Việt Nam. Theo mình thì tổng dự toán khi đã được phê duyệt rồi thì rất khó để lập lại mặc dù khi phê duyệt tổng dự toán chủ đầu tư đã không lường trước để đưa những đầu việc này vào vì vậy mình có ý kiến sau:
1.Bạn đề nghị chủ đầu tư đưa phần công việc này vào phần chi phí dự phòng phát sinh khi đó sẽ xảy ra 2 trường hợp:
+ Một là sẽ không vượt tổng dự toán khi ấy OK;
+ Hai là sẽ vượt tổng dự toán nhưng không vượt tổng mức đầu tư khi ấy chắc là bạn sẽ phải lập lại tổng dự toán rồi; Còn trường hợp mà vượt tổng mức đầu tư là bạn rắc rối to rồi đấy khi ấy còn phải điều chỉnh cả tổng mức đầu tư để trình người quyết định đầu tư cơ.
2. Nếu bạn phải lập lại tổng dự toán để phê duyệt lại thì hơi phức tạp đấy theo mình thì là không thể đâu vì tổng dự toán đã duyệt không vượt tổng mức đầu tư mà hạng mục của bạn lại thuộc dự án đó. Đây chính là do lỗi của chủ đầu tư khi phê duyệt tổng dự toán đã không đưa hạng mục công việc phát sinh vào để phê duyệt.
Tóm lại theo mình thì cả hai cách bạn đưa ra ở trên để giải quyết vấn đề đều không được đâu vì tổng mức đầu tư và tổng dự toán không quan trọng ở thời điểm lập mà chỉ quan trọng ở thời điểm phê duyệt thôi. Nếu tổng dự toán của bạn chưa phê duyệt thì bạn có thể lập tổng dự toán theo khối lượng thi công từng thời điểm một khi đó thời gian phê duyệt của tổng dự toán vẫn có thể kéo dài.
Trên đây là những ý kiến của mình các bạn xem qua rồi cho ý kiến nhe!
 
H

Huy Tuyen

Guest
Bạn vẫn phải điều chỉnh lại TKKT-TDT và DA ĐTdo
1. Điều chỉnh bổ dung về khối lượng
2. Điều chỉnh bổ sung về vốn
3. Điều chỉnh bổ sung về quy mô ( nếu có)
Phần vốn lấy trong TDT
Mình đoán là phần phát sinh chủ đầu tư đã đề nghị TVTK lập dự toán bổ sung và phê duyệt rồi, thanh toán cũng giải ngân rồi. Tuy nhiên bạn phải đề nghị điều chỉnh bổ sung ngay một lần.Còn nếu để hoàn thành xong rồi đến nay mới lập thì chưa đúng thủ tục
 

nampvbimson

Thành viên mới
Tham gia
8/9/07
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Có cần điều chỉnh dự án không

:confused: E đang làm dự án sửa chữa cải tạo lại Bệnh viện nhưng sơ suất trong quá trình làm dự án không đưa ra vấn đề di chuyển nơi làm việc và khám bệnh. Bây giờ CĐT yêu cầu biện pháp di chuyển nhưng không có trong danh mục dự án. Vậy có phải điều chỉnh dự án không?
 

Top