Xử lý tình huống trong đấu thầu

phamvancam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/9/10
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Các bạn tư vấn cho mình cái này nhé:
1. Hiện bên mình đã đến giai đoạn chuẩn bị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu xây dựng, hình thức hợp đồng là trọn gói. Tuy nhiên, vào thời điểm này thì hiệu lực của thông tư 01/2015/TT-BXD đã có hiệu lực (mở thầu sau ngày 15/5/215). Hiện nay Chủ đầu tư đang tiến hành điều chỉnh dự toán gói thầu theo thông tư 01. Nếu điều chỉnh thì giá trị gói thầu giảm rất nhiều. Vậy, các bạn cho mình hỏi: Trong thương thảo hợp đồng này, nhà thầu phải chấp nhhận giá dự toán điều chỉnh hay theo giá thương thảo?
2. Giá gói thầu khi mời thầu là > 5 tỷ (được áp dụng với tất cả các nhà thầu), sau khi điều chỉnh theo thông tư 01 (đã mở thầu) thì lại < 5 tỷ. Trường hợp này nhà thầu không phải là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì xử lý như thế nào?

Cám ơn các bạn trước nhé!
 

deco

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/3/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
theo mình thì chủ đầu tư phải điều chỉnh giá gói thầu trước khi mở thầu.
Mở thầu rồi điều chỉnh giá gói thầu là chưa đúng quy định của Nghị định 63.
 

phamvancam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/9/10
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
theo mình thì chủ đầu tư phải điều chỉnh giá gói thầu trước khi mở thầu.
Mở thầu rồi điều chỉnh giá gói thầu là chưa đúng quy định của Nghị định 63.
Cảm ơn bạn. Văn bản hướng dẫn của tỉnh mình ghi rỏ ở phần xử lý chuyễn tiếp: "Đối với các DA, CT đã tổ chức lựa chọn nhà thầu nhưng chưa thương thảo ký kết hợp đồng thì thiến hành điều chỉnh dự toán làm cơ sở thương thảo ký kết hợp đồng. Những KL còn lại của DA, gói thầu thực hiện từ ngày 15/5/2015 trở về sau thì điều chỉnh dự toán theo quy định" Văn bản như thế có gì trái với tinh thần của thông tư 01 hay không?
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Trước hết, bạn cần xem xét dự án của bạn có thuộc phạm vi buộc áp dụng tại điều 2 thuộc TT01 này không. Vì nếu là công trình vốn ngoài ngân sách, thì sẽ không cần điều chỉnh nếu người quyết định đầu tư cho phép.

Văn bản hướng dẫn của tỉnh mình ghi rỏ ở phần xử lý chuyễn tiếp: "Đối với các DA, CT đã tổ chức lựa chọn nhà thầu nhưng chưa thương thảo ký kết hợp đồng thì thiến hành điều chỉnh dự toán làm cơ sở thương thảo ký kết hợp đồng. Những KL còn lại của DA, gói thầu thực hiện từ ngày 15/5/2015 trở về sau thì điều chỉnh dự toán theo quy định

Hướng dẫn như vậy của tỉnh bạn là phù hợp với thông tư 01 rồi, vì theo khoảng 1 Điều 6 TT01:

"Đơn giá nhân công trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng đã được phê duyệt trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư thì người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng quy định của Thông tư này. Các gói thầu đã ký hợp đồng xây dựng trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết."

Trong khi thông tư cho phép nếu đã duyệt dự toán rồi thì có thể không cần điều chỉnh - tùy theo quyết định của người quyết định đầu tư. Nhưng tỉnh bản đã đi 1 bước nhằm kiểm soát tốt hơn chi phí bằng cách: nếu gói thầu nào mà chưa ký hợp đồng, thì phải điều chỉnh dự toán và thương thảo lại hợp đồng.
 

phamvancam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/9/10
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Trước hết, bạn cần xem xét dự án của bạn có thuộc phạm vi buộc áp dụng tại điều 2 thuộc TT01 này không. Vì nếu là công trình vốn ngoài ngân sách, thì sẽ không cần điều chỉnh nếu người quyết định đầu tư cho phép.



Hướng dẫn như vậy của tỉnh bạn là phù hợp với thông tư 01 rồi, vì theo khoảng 1 Điều 6 TT01:

"Đơn giá nhân công trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng đã được phê duyệt trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư thì người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng quy định của Thông tư này. Các gói thầu đã ký hợp đồng xây dựng trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết."

Trong khi thông tư cho phép nếu đã duyệt dự toán rồi thì có thể không cần điều chỉnh - tùy theo quyết định của người quyết định đầu tư. Nhưng tỉnh bản đã đi 1 bước nhằm kiểm soát tốt hơn chi phí bằng cách: nếu gói thầu nào mà chưa ký hợp đồng, thì phải điều chỉnh dự toán và thương thảo lại hợp đồng.
Cảm ơn bạn. Trong văn bản hướng dẫn của tỉnh mình thì câu:"...Những KL còn lại của DA, gói thầu thực hiện từ ngày 15/5/2015 trở về sau thì điều chỉnh dự toán theo quy định." theo bạn, ghi như thế thì có áp dụng với hợp đồng trọn gói hay không, vì văn bản không nói cụ thể.
Bạn có thể trả lời cho mình ý thứ 2 là gói thầu trước và sau khi điều chỉnh > và < 5 tỷ được không?
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Cảm ơn bạn. Trong văn bản hướng dẫn của tỉnh mình thì câu:"...Những KL còn lại của DA, gói thầu thực hiện từ ngày 15/5/2015 trở về sau thì điều chỉnh dự toán theo quy định." theo bạn, ghi như thế thì có áp dụng với hợp đồng trọn gói hay không, vì văn bản không nói cụ thể.
Bạn có thể trả lời cho mình ý thứ 2 là gói thầu trước và sau khi điều chỉnh > và < 5 tỷ được không?

Nếu hợp đồng đó đã ký rồi, thì cứ theo hợp đồng đã ký (trọn gói, đơn giá, ...).
Nếu đã lựa chọn nhà thầu nhưng chưa ký hợp đồng, thì phải điều chỉnh lại dự toán để thương thảo lại.
Còn nếu chưa lựa chọn nhà thầu, thì phải điều chỉnh dự toán, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (ít nhất là phải điều chỉnh giá gói thầu trong KHĐT) để tiến hành lựa chọn nhà thầu.
 

phamvancam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/9/10
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Nếu hợp đồng đó đã ký rồi, thì cứ theo hợp đồng đã ký (trọn gói, đơn giá, ...).
Nếu đã lựa chọn nhà thầu nhưng chưa ký hợp đồng, thì phải điều chỉnh lại dự toán để thương thảo lại.
Còn nếu chưa lựa chọn nhà thầu, thì phải điều chỉnh dự toán, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (ít nhất là phải điều chỉnh giá gói thầu trong KHĐT) để tiến hành lựa chọn nhà thầu.
Rất cảm ơn bạn. Mình muốn hỏi là: Giá gói thầu khi mời thầu là > 5 tỷ (được áp dụng với tất cả các nhà thầu), sau khi điều chỉnh theo thông tư 01 (đã mở thầu) thì lại < 5 tỷ. Trường hợp này nhà thầu tham dự thầu không phải là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì xử lý như thế nào? Nhà thầu này sẻ bị loại?
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Rất cảm ơn bạn. Mình muốn hỏi là: Giá gói thầu khi mời thầu là > 5 tỷ (được áp dụng với tất cả các nhà thầu), sau khi điều chỉnh theo thông tư 01 (đã mở thầu) thì lại < 5 tỷ. Trường hợp này nhà thầu tham dự thầu không phải là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì xử lý như thế nào? Nhà thầu này sẻ bị loại?

Theo ý kiến cá nhân của mình thì:

1. Nếu đã thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhưng chưa ký hợp đồng thì điều chỉnh dự toán để thương thảo lại. Khi đó, có thể giá gói thầu xuống dưới 5 tỷ, nhưng không cần điều chỉnh kế hoạch đấu thầu để loại bỏ nhà thầu cũ (không thỏa mãn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ).
2. Nếu chưa lựa chọn nhà thầu, thì phải điều chỉnh dự toán, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu và khi đó, nếu giá gói thầu dưới 5 tỷ mà bạn dự thầu thì bạn sẽ bị loại - vì bạn không siêu nhỏ hoặc nhỏ.
Và ở trên, tình huống của bạn là trường hợp 1.

Ý kiến cá nhân thôi nhé, vì không có văn bản viện dẫn.
 

phamvancam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/9/10
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Theo ý kiến cá nhân của mình thì:

1. Nếu đã thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhưng chưa ký hợp đồng thì điều chỉnh dự toán để thương thảo lại. Khi đó, có thể giá gói thầu xuống dưới 5 tỷ, nhưng không cần điều chỉnh kế hoạch đấu thầu để loại bỏ nhà thầu cũ (không thỏa mãn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ).
2. Nếu chưa lựa chọn nhà thầu, thì phải điều chỉnh dự toán, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu và khi đó, nếu giá gói thầu dưới 5 tỷ mà bạn dự thầu thì bạn sẽ bị loại - vì bạn không siêu nhỏ hoặc nhỏ.
Và ở trên, tình huống của bạn là trường hợp 1.

Ý kiến cá nhân thôi nhé, vì không có văn bản viện dẫn.
Đồng tình với ý kiến của bạn. Cho mình hỏi thêm, tại một số tỉnh thành (trong đó có tỉnh mình) đến nay khi phê duyệt giá gói thầu thì cấp quyết định đầu tư vẫn chưa cho phép đưa phần dự phòng vào giá gói thầu, vì thế rất thiệt thòi cho nhà thầu khi ký hợp đồng trọn gói. Tại sao không áp dụng theo điểm b khoản 1, điều 62 của luật đấu thầu khi luật đã có hiệu lực? Tại sao khi luật, nghị định có hiệu lực mà lại phải chờ văn bản hướng dẫn của tỉnh mới được áp dụng, như thế đúng hay sai?
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Đồng tình với ý kiến của bạn. Cho mình hỏi thêm, tại một số tỉnh thành (trong đó có tỉnh mình) đến nay khi phê duyệt giá gói thầu thì cấp quyết định đầu tư vẫn chưa cho phép đưa phần dự phòng vào giá gói thầu, vì thế rất thiệt thòi cho nhà thầu khi ký hợp đồng trọn gói. Tại sao không áp dụng theo điểm b khoản 1, điều 62 của luật đấu thầu khi luật đã có hiệu lực? Tại sao khi luật, nghị định có hiệu lực mà lại phải chờ văn bản hướng dẫn của tỉnh mới được áp dụng, như thế đúng hay sai?

Là do người lập dự toán, khi tính toán giá gói thầu không có khả năng tính đúng phần dự phòng theo chỉ số giá, hoặc người thẩm tra phê duyệt không có khả năng hiểu và thẩm tra được dự toán có cả dự phòng trong từng gói thầu, hoặc do cấp trên của người đó chưa dám làm, do .... Nói chung là Không dám làm, sợ trách nhiệm, sợ giải thích trình bày. Đây là cơ chế.
Còn việc luật, nghị định có hiệu lực rồi, nhưng cán bộ tỉnh mình vẫn không dám áp dụng mà chờ cơ quan thuộc UBND ra hướng dẫn, thì vẫn là cơ chế thôi bạn. Khi chưa có hướng dẫn, tốt nhất là đừng cầm đèn chạy trước ô tô. Không ai muốn làm con tốt mang ra thí cho một cuộc thử nghiệm, mà lại tự mình thử nghiệm mình. Nếu đặt mình vào vị trí của các cán bộ, có lẽ cũng nên như vậy.
 

phamvancam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/9/10
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Là do người lập dự toán, khi tính toán giá gói thầu không có khả năng tính đúng phần dự phòng theo chỉ số giá, hoặc người thẩm tra phê duyệt không có khả năng hiểu và thẩm tra được dự toán có cả dự phòng trong từng gói thầu, hoặc do cấp trên của người đó chưa dám làm, do .... Nói chung là Không dám làm, sợ trách nhiệm, sợ giải thích trình bày. Đây là cơ chế.
Còn việc luật, nghị định có hiệu lực rồi, nhưng cán bộ tỉnh mình vẫn không dám áp dụng mà chờ cơ quan thuộc UBND ra hướng dẫn, thì vẫn là cơ chế thôi bạn. Khi chưa có hướng dẫn, tốt nhất là đừng cầm đèn chạy trước ô tô. Không ai muốn làm con tốt mang ra thí cho một cuộc thử nghiệm, mà lại tự mình thử nghiệm mình. Nếu đặt mình vào vị trí của các cán bộ, có lẽ cũng nên như vậy.
Có lẻ là như thế. làm phiền bạn một chút, cho mình hỏi (trích dẫn văn bản của tỉnh mình) : "Đối với các dự án đã tổ chức lựa chọ nhà thầu nhưng chưa thương thảo ký kết hợp đồng thì tiến hành điều chỉnh dự toán làm cơ sở thương thảo hợp đồng". Việc tiến hành điều chỉnh dự toán là do Chủ đầu tư tự điều chỉnh hay phải tiến hành điều chỉnh, thẩm tra phê duyệt lại từ đầu?
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Có lẻ là như thế. làm phiền bạn một chút, cho mình hỏi (trích dẫn văn bản của tỉnh mình) : "Đối với các dự án đã tổ chức lựa chọ nhà thầu nhưng chưa thương thảo ký kết hợp đồng thì tiến hành điều chỉnh dự toán làm cơ sở thương thảo hợp đồng". Việc tiến hành điều chỉnh dự toán là do Chủ đầu tư tự điều chỉnh hay phải tiến hành điều chỉnh, thẩm tra phê duyệt lại từ đầu?

Phải làm lại cho đầy đủ thủ tục, trình tự, phải qua các cấp kiểm soát thì chủ đầu tư mới phê duyệt được.
 

DaicaPMU

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
25/2/08
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Trường hợp của bạn việc lựa chọn nhà thầu đến bước thương thảo hợp đồng rồi. Những bước trước đã xong, dù việc điều chỉnh giá gói thầu cũng không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá HSDT.
Giá gói thầu điều chỉnh ở đây dùng để thương thảo và xác định giá trúng thầu thôi. Như vậy, theo công văn hướng dẫn của tỉnh thì việc thương thảo theo giá gói thầu điều chỉnh
 

0nickname0

:):):):):)
Tham gia
25/5/11
Bài viết
103
Điểm thành tích
28
Đồng tình với ý kiến của bạn. Cho mình hỏi thêm, tại một số tỉnh thành (trong đó có tỉnh mình) đến nay khi phê duyệt giá gói thầu thì cấp quyết định đầu tư vẫn chưa cho phép đưa phần dự phòng vào giá gói thầu, vì thế rất thiệt thòi cho nhà thầu khi ký hợp đồng trọn gói. Tại sao không áp dụng theo điểm b khoản 1, điều 62 của luật đấu thầu khi luật đã có hiệu lực? Tại sao khi luật, nghị định có hiệu lực mà lại phải chờ văn bản hướng dẫn của tỉnh mới được áp dụng, như thế đúng hay sai?

Đối với tỉnh mình thì không tính giá dự phòng đối với gói thầu xây lắp có qui mô nhỏ hơn 01 tỷ cũng không được Sở Kế hoạch thẩm định nữa đó.
Mặc dù Chủ đầu tư và tư vấn đã tính toán đúng và đủ chi phí để thực hiện gói thầu với qui mô nhỏ như vậy và thời gian thực hiện gói thầu khoảng 1 tháng nên sẽ không có trượt giá.

Bạn thấy không? Mặc dù Luật và Nghị định đã qui định rõ ràng rồi, nhưng các bác cơ quan thẩm định (tham mưu) vẫn cứ sợ.

Cho nên, không có gì phải lăn tăn cả. Bạn cứ làm những gì Luật không cấm và tỉnh có hướng dẫn là ok :)
 

0nickname0

:):):):):)
Tham gia
25/5/11
Bài viết
103
Điểm thành tích
28
Là do người lập dự toán, khi tính toán giá gói thầu không có khả năng tính đúng phần dự phòng theo chỉ số giá, hoặc người thẩm tra phê duyệt không có khả năng hiểu và thẩm tra được dự toán có cả dự phòng trong từng gói thầu, hoặc do cấp trên của người đó chưa dám làm, do .... Nói chung là Không dám làm, sợ trách nhiệm, sợ giải thích trình bày. Đây là cơ chế

Quá chuẩn luôn!
Cho nên phải cần có những thành viên năng nổ của BQL diễn đàn giúp khai sáng cho họ dần dần.
 

rockaruouaem

Thành viên năng động
Tham gia
5/9/08
Bài viết
56
Điểm thành tích
8
Đối với tỉnh mình thì không tính giá dự phòng đối với gói thầu xây lắp có qui mô nhỏ hơn 01 tỷ cũng không được Sở Kế hoạch thẩm định nữa đó.
Mặc dù Chủ đầu tư và tư vấn đã tính toán đúng và đủ chi phí để thực hiện gói thầu với qui mô nhỏ như vậy và thời gian thực hiện gói thầu khoảng 1 tháng nên sẽ không có trượt giá.

Bạn thấy không? Mặc dù Luật và Nghị định đã qui định rõ ràng rồi, nhưng các bác cơ quan thẩm định (tham mưu) vẫn cứ sợ.

Cho nên, không có gì phải lăn tăn cả. Bạn cứ làm những gì Luật không cấm và tỉnh có hướng dẫn là ok :)
Thời gian 1 tháng mà tính thì hóa ra lạm dụng, ko cho tính theo mình là thẩm định đúng.
 

0nickname0

:):):):):)
Tham gia
25/5/11
Bài viết
103
Điểm thành tích
28
@rockaruouaem
Bạn đọc kỹ lại comment của mình nhé. Tức là CĐT đề nghị không có dự phòng trong KHLCNT nhưng cơ quan thẩm định bắt phải tính dự phòng vô :)
 

phamvancam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/9/10
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Thời gian 1 tháng mà tính thì hóa ra lạm dụng, ko cho tính theo mình là thẩm định đúng.
Ở tỉnh mình thì gói thầu 1 tỷ, 10, tỷ kéo dài 1 năm hay 2 năm cũng thế thôi, không có dự phòng. Mặc dù ai cũng biết rằng, dự phòng bao gồm dự phòng trượt giá và dự phòng phát sinh khối lượng. Ai cũng muốn bình yên cả. Nhờ các Bác ở BQL diễn đàn thôi hiểu biết nhiều thì góp tiếng nói thôi.
 

anhkktqb

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
27/8/14
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Có vấn đề này ở Thông tư 01 mà chưa thấy ai trong diễn đàn đề cập. Anh kieumanhtu và các đồng chí cho xin ý kiến: Ở Khoản 2 Điều 6 có nêu "Đối với một số dự án đầu tư xây dựng đang áp dụng mức lương và một số khoản phụ cấp có tính đặc thù riêng do cơ quan có thẩm quyền cho phép thì tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng" vậy mức lương và các khoản phụ cấp có tính đặc thù riêng là gì? Quy định tại văn bản nào?
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
"Đối với một số dự án đầu tư xây dựng đang áp dụng mức lương và một số khoản phụ cấp có tính đặc thù riêng do cơ quan có thẩm quyền cho phép thì tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng"

Về chỗ này thì thực sự là chưa va vấp tình huống bao giờ. Sau khi TT 01 có hiệu lực, cũng chưa thấy có bộ ngành nào đứng lên phản hồi rằng công trình của tôi phải như này, phải như kia.

Theo cách tính lương theo nghị định 205/2004 cũ thì ngoài 3 khoản phụ cấp (đã bao gồm trong mức lương tại TT 01 là phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, phụ cấp không ổn định sản xuất) thì còn có phụ cấp thu hút (TT số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC), phụ cấp đặc biệt (TT số 09/2005/TT-BNV), phụ cấp độc hại (TT số 04/2005/TT-BLĐTBXH).
Vậy phải chăng đối với các công trình đặc biệt thì có thể tính thêm các khoản phụ cấp đó? - chưa ai dám chắc trong bối cảnh này. Nếu dự án mình đang thực hiện mà có các khoản phụ cấp đó, Và nếu được tính thì tính thế nào? - thì cũng chưa rõ nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top