Ý nghĩa cường độ chịu kéo của thép trong thực tế

thinhphatict

Thành viên năng động
Tham gia
31/10/15
Bài viết
57
Điểm thành tích
6
Tuổi
30
Website
thinhphatict.com
Đặc điểm cơ tính của một vật liệu có ý nghĩa rất lớn tới tính ứng dụng trong thực tế của loại vật liệu ấy.
Thép là một hợp kim rất phổ biến và quen thuộc trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất phục vụ đời sống (sản xuất các sản phẩm như bu lông ốc vít, thanh ty ren, ống thép,..).

Nhờ những đặc điểm cơ tính quý báu mà thép có cộng với giá thành rẻ và là vật liệu dễ kiếm mà thép đã trở thành loại vật liệu khó có thể thay thế.
Cường độ chịu kéo hay độ bền kéo là một trong những tính chất quan trọng nhất của thép mà nhà sản xuất rất quan tâm khi nghiên cứu và ứng dụng loại vật liệu này trong các sản phẩm thực tế.

1. Cường độ chịu kéo của thép là gì?
Cường độ chịu kéo của thép được hiểu là giá trị lực kéo giới hạn cho sự đứt của thép khi dùng một lực tác động tăng dần áp dụng lên vật liệu thép ở dạng trụ hoặc dạng sợi.
Cường độ chịu kéo được đặc trưng bởi đơn vị tính là kg/cm2 hoặc N/mm2.
Tham khảo chi tiết cường độ chịu kéo của thép tại bài viết:
>> https://thinhphatict.com/cuong-do-chiu-keo-cua-thep

máy đo độ bền kéo.png


2. Làm sao đo được độ bền kéo của thép?
Để đo độ bền kéo của thép, người ta sử dụng một máy kéo căng để tác dụng lực lên mẫu thử bằng thép rồi ghi lại các thông số.

3. Ý nghĩa của cường độ chịu kéo của thép
Cường độ chịu kéo của thép được quan tâm rất nhiều nhờ có mối quan hệ mật thiết tới các hoạt động như ứng dụng của vật liệu vào thiết kế chế tạo máy, ứng dụng của sản phẩm làm bằng thép lên các công trình xây dựng, trong các ngành nghiên cứu về khoa học vật liệu.

Nói một cách gần gũi và dễ hiểu nhất thì khi nắm được thông số về độ bền kéo của vật liệu nói chung, cường độ chịu kéo của thép nói tiêng sẽ giúp ta xác định được tải trọng mà vật liệu có thể chịu đựng được trước khi nó bị phá hủy để lựa chọn loại vật liệu, sản phẩm phù hợp nhất trong các công trình xây dựng, trong việc chế tạo máy móc, thiết bị.

Nhiệt luyện ảnh hưởng rất lớn tới giá trị cường độ chịu kéo của vật liệu nói chung. Tìm hiểu thêm về quy trình nhiệt luyện tại:
>> https://thinhphatict.com/quy-trinh-nhiet-luyen-thep-c45

3.1. Ý nghĩa cường độ chịu kéo của thép lên sản xuất thanh ty ren
Ty ren là một chi tiết thẳng, thông thường có chiều dài từ 1 đến 3 mét, được dùng để liên kết các kết cấu cố định của công trình với các kết cấu phụ như hệ thống điện nước, hệ thống cứu hỏa hay hệ thống thang máng cáp của công trình,.. Ty ren cũng có những ứng dụng thực tế trong hệ thống cốp pha – giàn giáo, ứng dụng nhiều trong lĩnh vực cơ khí chế tạo,..

Dựa vào cường độ chịu kéo của thép mà trong sản xuất ta có thể sản xuất ra nhiều loại ty ren với các cấp bền khác nhau. Ví dụ: trên thị trường hiện nay có các loại thanh ren với các cấp bền phổ biến như: 3.6; 4.6; 4.8; 5.6; 6.8; 8.8;..

Ta xét đến cấp bền thấp nhất của thanh ren là 3.6.
Thông thường với cấp bền 3.6 thì độ bền kéo của thanh ren sẽ khoảng 300Mpa.

Theo TCVN 1916-1996, tiết diện của thanh ren với bước ren thô ví dụ như thanh ren M6 = 20.1 mm2.
Từ đây ta tính toán được lực treo mà thanh ren M6 với cấp bền 3.6 có thể chịu được là:
Lực thanh ren M6 = (300 Mpa x 20.1mm2): 9.81 = 614.67 kgf, ta thấy thanh ren M6 có thể chịu được lực kéo tới 614.67 Kg mới có thể bị phá hủy.
Tham khảo thêm một số tiêu chuẩn về thép khác tại:
>> ASTM: https://thinhphatict.com/astm-la-gi
>> DIN: https://thinhphatict.com/tieu-chuan-din-la-gi
Tương tự, ta có thể tính toán được lực treo của các loại thanh ren khác như thanh ren M8, thanh ren M10, M12 thông qua tiết diện và cường độ chịu kéo của thép ở mức cấp bền cụ thể.
- Lực thanh ren M8 = (300 Mpa x36.6 mm2):9.81 =1119.27 kg.
- Lực thanh ren M10 = ( 300 Mpa x58mm2):9.81 =1773.70 kgf.
- Lực thanh ren M12 = ( 300 Mpa x84.3mm):9.81 = 2577.98kgf.

3.2. Ý nghĩa cường độ chịu kéo của thép lên sản xuất bu lông đai ốc
Bu lông và đai ốc là những chi tiết có những ứng dụng rất quan trọng trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng. Dựa vào cấp bền (mà đại diện quan trọng là cường độ chịu kéo) mà ta có thể xác định được khả năng chịu lực, chịu tải trọng của bu lông rồi lựa chọn trong các ứng dụng thực tế.

Có hai loại bu lông được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là bu lông thường và bu lông cường độ cao.
Bu lông thường thì thường có cường độ chịu kéo tiêu chuẩn ở mức 420 Mpa, vật liệu để sản xuất loại bu lông này thường là thép cacbon thấp.

Bulông cường độ cao: Là loại bulông được chế tạo bằng loại thép cường độ cao, thông thường bulong loại này có cường độ chịu kéo tiêu chuẩn tối thiểu ở mức 830 Mpa.
Bulông cường độ cao có thể dùng trong các liên kết chịu ma sát hoặc liên kết chịu ép mặt.
0114130dsc-1328-bulong-ren-suot-cap-ben-5-6-4-jpeg.jpg


4. Mua bu lông đai ốc, thanh ty ren chất lượng ở đâu Hà Nội?
Thanh ty ren, bu lông ốc vít Thịnh Phát là những sản phẩm luôn nằm trong top những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay bởi có chất lượng tốt, độ bền cao và giá thành luôn luôn hợp lý.
Ngoài những sản phẩm trên, Thịnh Phát còn được biết đến với vai trò là một nhà cung cấp với hơn chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật tư kim khí phụ trợ xây dựng, vật tư phụ trợ cơ điện, các loại vật liệu bảo ôn,..

Để nhận báo giá các sản phẩm nhanh nhất, cập nhật nhất quý khách vui long liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
VPGD: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 0422 403 396- 0462 927 761
Mobile: 0902 103 586- 0904 511 158
Nhà máy: Khu 5, Thôn Yên Phúc, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Email: info@thinhphatict.com
Web: https://thinhphatict.com/
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top