Có bác nào có mẫu trình kế hoạch đấu thầu (gói thầu DVTV) và Quyết định phê duyệt để anh em tham khảo học hỏi với. Xin cám ơn nhiều
các bác cho hỏi đối với chỉ định thầu trong gói khảo sát thì giá trị bao nhiêu thì phải lập hồ sơ yêu cầu, lúc trước dự thảo hình như là 1 tỷ, bây giờ đọc hoài kô thấy
Xin các Anh Chị giúp Em với! Công ty Em vừa ký Hợp đồng EPC với Liên danh Nhà thầu ở nước ngoài, sau 35 ngày Công ty đã chuyển tiền tạm ứng 10% giá trị hợp đồng cho Nhà thầu. Nhưng về phía Nhà thầu có một thành viên trong Liên danh Nhà thầu lại có đơn xin rút khỏi Liên danh và Nhà thầu đứng đầu Liên danh đề nghị bổ sung một thành viên khác vào liên danh và cùng đứng đầu Liên danh. Vậy trong tình huống trên Công ty Em có chấp nhận cho Thành viên liên danh trên rút khỏi Liên danh không ạ? Việc bổ sung 1 thành viên liên danh mới và cùng đứng đầu như vậy có phù hợp không? và nếu được thì 2 bên phải Ký kết lại Hợp đồng đúng không ạ? Vì trong hợp đồng có đầy đủ chữ ký của các Thành viên Liên danh mà. Rất mong nhận được sự trợ giúp của Diễn đàn Giá Xây dựng- huyencisco666@yahoo.com- Thanks.
Theo tôi bạn không thể "níu giữ được người đi", vậy khi ký hợp đồng có bảo lãnh thực hiện hợp đồng không? bạn có thể (hoặc buộc phải) chấp nhận thành viên đó rút khỏi liên danh và tịch thu bảo lãnh thực hiện hợp đồng của thành viên đó. Sau khi thành viên đó rút khỏi liên danh, thành viên còn lại không còn đủ năng lực, nên việc đề nghị bổ sung một thành viên khác vào liên danh là hợp lý, việc cùng đứng đầu Liên danh do nhà thầu thoả thuận với nhau. Trong trường hợp này bạn phải thương thảo và ký kết lại hợp đồng (hoặc bổ sung phụ lục hợp đồng, trong đó có điều khoản về thành viên rút khỏi hợp đồng).
Tôi đã tìm đọc nhưng không có quy định hoặc hướng dẫn xử lý tình huống về việc có một thành viên rút khỏi liên danh sau khi ký hợp đồng (hoặc tôi chưa đọc đến), vì tình huống của bạn cũng thuộc dạng hiếm.
Nguyên lý cơ bản là, nếu pháp luật không cấm hoặc không đề cập thì ta được làm, ở trên tôi cố gắng đề xuất với bạn giải pháp tôi cho là phù hợp.
Tôi đã làm Hợp đồng bảo hiểm (từ năm 2007) theo Quy tắc bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính (nay đã quy định không còn phải bắt buộc - Bộ Tài chính đã trả lời tại công văn số 13994/BTC-BH ngày 19/11/2008).
Hợp đồng bảo hiểm gồm:
- Đơn bảo hiểm/hay Bản câu hỏi và giấy yêu cầu bảo hiểm xây dựng -> Thường được các công ty bảo hiểm cung cấp, có trong Quy tắc bảo hiểm-> Bên mua bảo hiểm điền các thông tin cầ thiết (Theo tôi nó gấn như biên bản thương thảo hợp đồng);
- Hợp đồng bảo hiểm;
- Các điều khoản bổ sung làm rõ các điều khoản tham chiếu trong hợp đồng (có thể đưa vào trong hợp đồng hoặc tách ra thanh phụ lục cũng được)
Điều quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm là các mức: Số tiền bảo hiểm, trách nhiệm với bên thứ 3, mức miễn thường ... -> tùy theo tổng giá trị công trình xây dựng được bảo hiểm/phí bảo hiểm và do hai bên thương lượng.
Những chỗ đánh dấu màu xanh em đã xóa đi vì nó là thông tin "cá nhân" của từng hợp đồng/gói thầu, các bác điền cho phù hợp với mình nhé.
Bác nào "đã đụng hàng" này rồi thì post lên cho anh em cùng tham khảo nhé.
Tình huống này, về nguyên tắc phải xin ý kiến của chủ đầu tư vì ngoài 14 tình huống hướng dẫn ở điều 70 NĐ85.
Theo ý kiến tôi: Nếu việc xin rút ra khỏi liên danh của một nhà thầu nào đó cũng như nhà thầu đứng đầu liên danh đề nghị bổ sung nhà thầu khác là có lý do chính đáng (phải đề nghị nhà thầu giải trình) thì chủ đầu tư có thể xem xét và cho ý kiến giải quyết cụ thể. Trong trường hợp không chính đáng thì có thể xem nhà thầu liên danh vi phạm hợp đồng (phải xem lại hợp đồng đã ký) và chủ đầu tư có thể quyết định đình chỉ hợp đồng và chấm dứt hợp đồng.
Xin nhờ các bậc tiền bối chỉ giáo cho em về Điều 6 NĐ 85 quy định về các chi phí trong đấu thầu. Trong điều này có nói đến các khoản chi phí sau:
1. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
2. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị nhà thầu
Vấn đề em muốn hỏi ở đây là: Việc quản lý và sử dụng hai chi phí trên được quy định như thế nào ?
Thanks.
Theo em được biết thì hiện nay:
1. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được quản lý và sử dụng theo thông tư 109/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính.
2. Cái chi phí cho hội đồng giải quyết kiến nghị nhà thầu thì em cũng chưa rõ lắm.
Mong các bác tiếp tục thảo luận thêm./.
Nhờ Linh xem lại quy định tại Điều 6 - Nghị định 85/2009/NĐ-CP nhé:
Chủ đầu tư là đơn vị được giao quản lý và sử dụng vốn. Do đó, trong quá trình lựa chọn nhà thầu, các chi phí trên sẽ do chủ đầu tư phê duyệt và chi trả cho các bộ phận có liên quan (chi phí thẩm định được chi trả cho bộ phận thẩm định và chi phí giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có) được chi trả cho Hội đồng giải quyết kiến nghị theo mức khung được quy định ở trên).Trích dẫn:
2. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng. 3. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,01% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
Việc quản lý và sử dụng các khoản chi phí nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.