Chủ đề hay quá,mong anh em tiếp tục chia sẻ,các bác cố gắng nói rõ hơn về vấn đề chỉ định thầu nhé, mình thấy cái này có nhiều khuất mắc cần giải quyết.Ai đã gặp phải có thể mổ xẻ vấn đề hcho anh em..........
Xem bảng in
Chủ đề hay quá,mong anh em tiếp tục chia sẻ,các bác cố gắng nói rõ hơn về vấn đề chỉ định thầu nhé, mình thấy cái này có nhiều khuất mắc cần giải quyết.Ai đã gặp phải có thể mổ xẻ vấn đề hcho anh em..........
Chào các bác. Về ghi sai tên bên mời thầu. Các bác tham khảo tình huống đấu thầu tại đây: http://goo.gl/j46unV
Chào các bác.
Đại diện theo pháp luật thông thường là Tổng giám đốc công ty, hợp đồng do Phó tổng giám đốc ký mà không kèm giấy ủy quyền được coi là vô hiệu. Trong đấu thầu việc thay bằng hợp đồng khác (hợp đồng thuê thiết bị thi công cho gói thầu lưu ý đây là hợp đồng chưa thực hiện) chắc là khó được chấp nhận vì đã làm thay đổi hồ sơ dự thầu mất rồi. Cồn việc bổ sung hồ sơ năng lực nhà thầu (ví dụ: đăng ký kinh doanh ...) là phù hợp với quy định hiện hành về đáu thầu.
Thât đáng tiếc
Điều này là rõ ràng rồi. Người đại diện theo Pháp luật của công ty đã được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Người này thường là Tổng giám đốc (hoặc giám đốc). Như vậy, người Phó Giám đốc ký chỉ là thay mặt đại diện, việc này phải được Tổng giám đốc ủy quyền hợp pháp. Nếu không có giấy ủy quyền kèm theo thì là vô hiệu.
Phó Giám đốc được ký "Người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu" khi có GIẤY ỦY QUYỀN hợp lệ, ở đó thể hiện nội dung Người đại diện theo pháp luật (thường là Chủ tịch HĐQT/ Tổng giám đốc/ Giám đốc thể hiện trên giấy Đăng ký kinh doanh) ủy quyền cho Phó Giám đốc để thực hiện việc ký kết văn bản và công việc cụ thể nào đó.
Hôm nọ có làm một bài nhưng nó cũng chìm nghỉm mất không ai trả lời nhiều, tôi vào đây comment cho nó rôm vậy.
Một nhà máy đang sản xuất, theo yêu câu cảu thị trường cần nâng công suất nhà máy và mở rộng quy mô đầu tư. Nhà máy mua thêm 1 thiết bị có giá trị sau thuế là hơn 2 tỷ đồng. Vậy tình huống đấu thấu là chỉ định thầu hay đấu thầu hạn chế
Các nhà thông thái cho em hỏi. Em lập hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh gói mua sách cho thư viện. Do đầu mục sách đưa ra từ đầu năm nhưng đến cuối năm mới phê duyệt. Nhà thầu chào giá có một số sách đã không còn xuất bản và kiến nghị thay bằng sách khác có nội dung tương tự nhưng tên sách khác, giá tiền khác. Vậy tình huống này xử lý thế nào?
@AAmylove: Theo tôi, bạn đã lạc đề + hiểu sai quy định, và có lẽ bạn không để ý phân biệt giữa "liên danh" và "liên doanh".
Câu hỏi đặt ra là ông A và ông B có được liên danh với nhau để tham gia đấu thấu hay không? Nghĩa là: 2 ông A, B có thể kết hợp lại thành 1 ông để dự thầu hay không?
Còn đối với viện dẫn khoản 2, điều 100 thì bạn phải hiểu là ông A và ông B nếu có "dây mơ rễ má" với nhau thì không được cùng lúc tham gia đấu thầu (mỗi ông một bộ hồ sơ dự thầu), tránh trường hợp mấy ổng không đấu với nhau mà "kẻ tung người hứng" đấy bạn ạ.
Tóm lại, tôi chưa thấy có lý do gì để 2 ông liên doanh với nhau để tham gia đấu thầu, tất nhiên là chỉ 1 bộ hồ sơ, tất nhiên phải có ông là đại diện chính để chịu trách nhiệm và ký hợp đồng (trong trường hợp trúng thầu).
CHO MÌNH HỎI.
Tháng 10 năm 2016 bên mình có tiến hành đấu thầu mua sắm hàng hóa với dự toán 1,2 tỷ và đã thực hiện xong.
Năm nay tháng 3/2017 bên mình tiến hành mua sắm tiếp loại hàng hóa như năm 2016 với kinh phí 1.9 tỷ.
Bên mình muốn chỉ định thầu cho đơn vị cung cấp năm 2016 có được không hay phải tiến hành làm thủ tục đấu thầu.
Rất mong mọi người góp ý.