Một số văn bản có thể giúp bạn hiểu rõ hơn: Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; Thông tư 117/2007/TT-BTC;..
Xem bảng in
- Khoản 5, Điều 16 NĐ16/2005: "Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình do Bộ Xây dựng hướng dẫn và được tính vào tổng mức đầu tư, tổng dự toán xây dựng công trình.
- Khoản 3, Điều 18 NĐ12/2009:Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình (Nghị định N12 không nói đến thẩm định, thẩm tra dự toán nữa)
Theo em hiểu thì chi phí này (thẩm định, thẩm tra dự toán, tổng dự toán) đã được quy định tại NĐ99/2007 và TT05/2007 - nó thuộc chi phí tư vấn, vì vậy Nghị định 12/2009 không đề cập đến nữa. Nhưng có đồng chí bên thẩm định lại lý giải rằng NĐ12 không có mục này (hoặc hiểu là không quy định rõ như NĐ16) thì có nghĩa là Chủ đầu tư có nghĩa vụ phải thực hiện, chủ đầu tư thuê tư vấn thì phải trích trong chi quản lý dự an???!
Các bác lý giải giúp em tại sao Nghị định 12/2009 lại không đưa vấn đề "thẩm định, thẩm tra dự toán, tổng dự toán" như NĐ16/2005 một cách thỏa đáng nhất để em giải thích cho đồng chí "máy móc" kia hiểu với?.
Theo tôi Việc thẩm định thiết kế cơ sở trong nghị định 12 rõ ràng giảm về thủ tục hành chính cho Chủ đầu tư rất nhiều:
1. Thay vì chủ đầu tư chạy vạy lấy ý kiến từng ngành về chỉnh sửa (mỗi ông băt chỉnh sửa một lần thì ốm) thì chỉ cần gửi Sở KH&ĐT (cơ quan đầu mối). Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến các ngành bằng văn bản tổng hợp gửi Chủ đầu tư chỉnh sửa trình phê duyệt.
2. Sau khi chỉnh sửa hồ sơ Chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm với hồ sơ chỉnh sửa theo đúng với các ý kiến của các ngành không phải xin lại ý kiến của các ngành. Nếu có ý kiến khác vẫn phải có sự thống nhất của các Sở chuyên ngành.
Theo tôi Việc thẩm định thiết kế cơ sở trong nghị định 12 rõ ràng giảm về thủ tục hành chính cho Chủ đầu tư rất nhiều:
1. Thay vì chủ đầu tư chạy vạy lấy ý kiến từng ngành về chỉnh sửa (mỗi ông băt chỉnh sửa một lần thì ốm) thì chỉ cần gửi Sở KH&ĐT (cơ quan đầu mối). Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến các ngành bằng văn bản tổng hợp gửi Chủ đầu tư chỉnh sửa trình phê duyệt.
2. Sau khi chỉnh sửa hồ sơ Chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm với hồ sơ chỉnh sửa theo đúng với các ý kiến của các ngành không phải xin lại ý kiến của các ngành. Nếu có ý kiến khác vẫn phải có sự thống nhất của các Sở chuyên ngành.
Tôi có điều chưa rõ mong các bạn giải thích giúp cho tôi:
Theo điểm b khoản 1 điều 3 của Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng: “Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá cho gói thầu đó kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.”
Theo khoản 3 điều 16 của Nghị định sô 12/2009/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình lại quy định: “Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.”
Như vậy theo tôi hiểu có phải hai điểm này là mâu thuẫn với nhau không, hay tất cả các vấn đề về quản lý về chi phí thì mới theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP, còn tất cả việc liên quan tới đấu thầu thì phải theo Nghị định 58/2008/NĐ-CP?
Cảm ơn các bạn!
Em không chắc lắm nhưng có vẻ như theo quy định tại nghị định 12/2009/NĐ-CP cho phép: Đối với những dự án yêu cầu thiết kế 3 bước thì có thể đấu thầu thi công xây lắp ngay sau khi có thiết kế kỹ thuật được duyệt còn thiết kế bản vẽ thi công thì có thế do nhà thầu tự thiết kế (tức là đề xuất phương án kỹ thuật, biện pháp thi công ...trên cơ sơ tuân thủ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt) và lấy đó làm căn cứ để tình toán giá dự thầu.
1. Tham gia đấu thầu xây lắp
2. Tham gia thiết kế bản vẽ thi công
3. Nhà thầu tư vấn thiết kế.
4. Nhà thầu thi công xây dựng.
5. Nhà thầu vừa thiết kế, vừa xây lắp.
Hiện nay, hầu hết các nhà thầu đều đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của mình, một đơn vị không chỉ chuyên về một lĩnh vực nhất định mà còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nữa. Ví dụ nhà thầu xây lắp không chỉ chuyên về xây lắp, họ còn tham gia khảo sát, thiết kế, giám sát, thí nghiệm,...và ngược lại, nhà thầu tư vấn cũng tham gia vào lĩnh vực xây lắp. Nghị định 12Cp quy định rõ năng lực của từng cá nhân và tổ chức khi tham gia vào hoạt động xây dựng. Khi có đủ năng lực yêu cầu và giấy phép hoạt động, nhà thầu đều có thể đảm nhận mọi công việc.
Nghị định 58Cp hướng dẫn lựa chọn nhà thầu quy định: “Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá cho gói thầu đó kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.”. Rất rõ ràng: Khi nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thì không được tham gia đấu thầu xây lắp. Phạm vi công việc ở đây là "thiết kế kỹ thuật, thi công" và "xây lắp công trình".
Đối với dự án thiết kế 3 bước, sau giai đoạn thiết kế kỹ là tổ chức đấu thầu xây lắp. Nhà thầu thi công đã trúng thầu xây lắp có trách nhiệm tự lập thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu của mình, lúc ấy, nếu đủ năng lực về thiết kế như quy định của Nghị định 12Cp họ được quyền tự thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu của mình. Nếu không họ phải thuê các đơn vị tư vấn khác lập thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu của mình. Có nhiều trường hợp, khi nhà thầu thi công không đủ năng lực, họ thuê chính anh nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu của mình vẫn hoàn toàn đúng luật, vì theo Nghị định 58Cp, chỉ cấm nhà thầu thiết kế kỹ thuật tham gia đấu thầu xây lắp.
các bác cho em hỏi em học trung cấp trắc địa có được cấp chúng chỉ khảo sát không ạh
Anh em nào biết cho mình hỏi:
Theo quy định thì khi nào chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án hoặc thuê Ban quản lý dự án?