các anh chị giúp em vấn đề này với, bây muốn làm rõ cũng không dám, nội dung cơ bản của hsdt là gì?
Theo tôi, về vấn đề bạn nêu NĐ85 (Điều 18, 29) quy định cũng khá rõ rồi:
" Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu."
Quy định này, theo tôi nên hiểu như sau:
1. Các tài liệu cho phép bổ sung chỉ nhằm "chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu".
2. Không được bổ sung những tài liệu liên quan đến điều kiện tiên quyết, đến đề xuất công nghệ và tài chính, thương mại của nhà thầu nêu trong HSDT đã nộp,... Ví dụ: Thiếu đơn dự thầu không được bổ sung, thiếu bản gốc HSDT không được bổ sung, thời gian có hiệu lực của HSDT không đảm bảo yêu cầu của HSMT không được thay đổi, ...
Công ty con có vốn góp của Công ty mẹ trên 50% thì có được tham gia đấu thầu các dự án của Công ty mẹ là Chủ đầu tư không nhỉ ?
Tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP có nêu rõ
Như thế trường hợp của bác thì công ty con đó không thể tham gia đấu thầu được rồi.Trích dẫn:
2. Chủ đầu tư và nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc cùng một dự án được coi là độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với nhau về tài chính quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật sửa đổi theo quy định sau đây:
a) Đối với nhà thầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp: không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau;
b) Đối với nhà thầu là đơn vị sự nghiệp: không cùng thuộc một cơ quan, đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập và phải là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính khi tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa;
c) Đối với nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thuộc diện phải chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp: không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau kể từ thời gian phải hoàn thành việc chuyển đổi theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Đối với nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực đặc thù, chuyên ngành đặc biệt mà Nhà nước cần nắm giữ phần vốn chi phối thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Mọi người tiếp tục trao đổi!
Nhờ các bác giải đáp giúp cho trường hợp này:
Công ty tôi tổ chức đấu thầu rộng rãi cung cấp hàng hóa, có 4 nhà thầu tham dự, sau khi xem xét thì loại 02 nhà thầu do vi phạm đ/k tiên quyết, 02 nhà thầu còn lại (tạm gọi là A và B) vào chung kết và đã chọn được 01 nhà thầu A, còn B bị loại vì giá vượt giá gói thầu. Tình huống phát sinh là sau khi có văn bản đề nghị công nhận A trúng thầu thì chủ đầu tư mới biết B giữ 51% vốn điều lệ của A. Vậy có được xét A trúng thầu không, thực tế khả năng quân xanh, quân đỏ trong trường hợp này rất cao nhưng nếu gọi là có bằng chứng thì rất khó? Trong các văn bản thì tôi chỉ thấy quy định về tỷ lệ vốn góp của nhau giữa chủ đầu tư và các nhà thầu chứ ko nói rõ giữa các nhà thầu như thế nào.
Trường hợp này đã vi phạm điều khoản về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (Điều 3 - Nghị định 85/2009/NĐ-CP). Nhà thầu A và cả B đều bị loại. Do đó, A không thể trúng thầu. Trong quá trình xét thầu, báo cáo kết quả đấu thầu và thẩm định kết quả đấu thầu các bên đã không nhận ra điều này. Vậy thì đây là "vô tình" hay "hữu ý". Bạn nên thay đổi quyết định để tránh bị kiện tụng về sau (nếu có). Hậu quả sẽ vô cùng tai hại đấy ạ!
Về tình huống bạn conmeo1 đưa ra, quan điểm giải quyết của tôi khác với quan điểm của nguyenhuutrinh, theo tôi:
1. A và B nếu đảm bảo tư cách nhà thầu theo điều 7 của Luật Đấu thầu thì việc tham gia đấu thầu cùng một gói thầu là hợp lệ vì các quy định hiện hành về đấu thầu không quy định các nhà thầu tham gia đấu thầu một gói thầu phải độc lập với nhau về tổ chức và tài chính.
2. Vấn đề quân xanh. quân đỏ có thể xem là "vấn nạn" trong đấu thầu nhưng nếu có đủ bằng chứng để chứng tỏ thì sẽ được xử lý theo PL.
Mong các đồng nghiệp trao đổi thêm.
Quả thực là xét về góc độ pháp lý thì không tìm thấy cơ sở để hủy thầu, điều 3 NĐ85 cũng không quy định các giữa nhà thầu phải "độc lập với nhau về tổ chức và tài chính" mà chỉ quy định giữa nhà thầu với tư vấn, nhà thầu với chủ đầu tư. Một thực tế nữa là giám đốc của doanh nghiệp B là anh họ (không phải anh ruột) của doanh nghiệp A, ai cũng hiểu là sẽ có thông thầu nhưng về bằng chứng thì không thể có được. Có lẽ đây cũng là một kẽ hở mà các văn bản nhà nước chưa bao quát được hết. Mong mọi người tiếp tục đóng góp ý kiến.
Cho em các A/C chuyên gia mấy vấn đề sau với ạ:
1. Thời gian chuẩn bị Hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu hạn chế thì có thể ít hơn 15 ngày được không ạ? Trong NĐ 85 ko ghi rõ là đấu thầu hạn chế thì thời gian chuẩn bị HSDT là bao nhiêu.
2. Thời gian từ lúc đăng thông báo mời thầu đến thời điểm bắt đầu bán HSMT đối với thầu hạn chế là bao nhiêu ngày ạ?
3. Có quy định về thời gian chấm thầu minimum không ạ? Vì em đọc trong NĐ 85 thì chỉ thấy quy định thời gian tối đa.
Cảm ơn các A/C.