Nhất trí!
Về cơ bản cái gì không cấm thì được phép làm!
Cái gì được phép mà làm thì trái với nó là cấm!
Nguyên tắc "Phủ định của phủ định" phải không nhỉ?
- Cấp quyết định đầu tư phê duyệt KHĐT.
- Chủ đầu tư phê duyệt HSMT, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Nhưng nếu người quyết định là UBND huyện, CĐT là UBND xã bộ phận chuyên trách xã ko đủ chức năng, năng lực thẩm định HSMT, kq lựa chọn nhà thầu... Phải thuê cq tư vấn mất một khoản. Trong khi đó cấp qđịnh đầu tư lại có Phòng Tài chính - KH đủ năng lực điều kiện để thẩm định. Theo các pro TH này ai sẽ thẩm định? Trình tự sẽ như thế nảo? Hay còn phụ thuộc vào KHĐT do cấp QĐ đầu tư phê duyệt và chao những quyền gì cho CĐTư. :-w
Chào bạn!
Trong trường hợp này phải phân biệt rằng:
Thứ nhất: Đơn vị được thuê để thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng (Thường bao gồm các việc lập HSMT (HSYC), đánh giá HSDT (HSĐX)); Đối với trường hợp bạn nêu ra đối với các công trình giao cho UBND xã làm CĐT thường phải thuê đơn vị lựa chọn nhà thầu thi công;
Thứ hai: Đối với việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; Trong nghị định 85 đã nêu rất rõ tại Điều số 72:
NHư vậy, ở ngoài thực tế; Đối với các UBND xã, thị trấn việc thực hiện thẩm định kết quả đấu thầu thường do UBND xã thực hiện đối với trường hợp trong KHĐT phê duyệt Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án; Đối với trường hợp Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án thì Đơn vị tư vấn quản lý dự án làm luôn việc thẩm định kết quả đấu thầu do BMT trình cho CĐT phê duyệt.Trích dẫn:
2. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
a) Nội dung thẩm định bao gồm:
- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Kiểm tra quy trình và thời gian liên quan tới việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định: thời gian đăng tải thông tin đấu thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời điểm đóng thầu, thời điểm mở thầu, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
- Kiểm tra nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: biên bản đánh giá và ý kiến nhận xét đánh giá của từng chuyên gia, báo cáo tổng hợp của tổ chuyên gia đấu thầu, đánh giá của tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp (nếu có), sự tuân thủ của việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, mức độ chính xác của việc đánh giá;
- Phát hiện những nội dung còn chưa rõ trong hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, giữa tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp với bên mời thầu.
b) Báo cáo thẩm định bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Khái quát về dự án và gói thầu: nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Nhận xét về mặt pháp lý, về quá trình thực hiện, về đề nghị của cơ quan trình duyệt;
- Ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà thầu.
3. Báo cáo thẩm định được gửi đồng thời cho bên mời thầu.
Mọi người có ý kiến thêm về vấn đề này nhé!
Tôi đọc một số topic về đấu thầu ở đây thấy rất nhiều thắc mắc, tạm gọi là "không đáng có". Nếu khi đánh giá thầu đưa các nhà thầu về một mặt bằng thì những thắc mắc này không xảy ra hoặc giải quyết dễ dàng. Không thấy nghị định 85 quy định đánh giá trên cùng một mặt bằng là bắt buộc nhỉ?
Trích
3. Nội dung xác định giá đánh giá
Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
- Xác định giá dự thầu (Trường hợp có thư giảm giá thì thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 70 Nghị định này);
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh các sai lệch;
- Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiền chung (nếu có);
- Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:
+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; công suất, hiệu suất của máy móc thiết bị; mức tiêu hao điện năng, nguyên, nhiên vật liệu; chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng; tuổi thọ và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;
+ Điều kiện tài chính, thương mại;
+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);
+ Các yếu tố khác.
Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
Chào bạn quantukiems: xin được trả lời bạn như sau:
Bạn sẽ rõ khi căn cứ vào:
1/. Điều 35 (trình tự đánh giá HSDT)-Luật đấu thầu số 61: "khoản 1-đánh giá sơ bộ HSDT"
2/. Điều 29 (đánh giá HSDT) - NĐ85-"khoản 1-Đánh giá sơ bộ HSDT"
Vậy căn cứ đó mình xin giải thích bạn hiểu như sau:
Việc đánh giá sơ bộ HSDT theo trình tự như sau: (Kiểm tra tính hợp lệ của HSDT-có 6 nội dung cần kiểm tra) với các nội dung tại điểm a. khoản 1 điều 29-NDD85------------> sau đó xét tiếp xem HSDT có vi phạm vào các (ĐK tiên quyết-có 11 nội dung cần kiểm tra) ko?--------> sau đó đánh giá tiếp về (năng lực & KN)-----> và quan trọng là: "HSDT đạt y/c về NL&KN mới đc xem xét ở các bước tiếp"
Vì để rõ hơn bạn xem lại 2 căn cứ trên nhé: 2 điều bạn nói là khác nhau đó,không chồng chéo nhau, nó là trình tự khi đánh giá với các điều khác nhau, đọc kỹ lại nhé. :)
:) Trả lời bạn namkhanh_101089 như sau:
-Theo luật đấu thầu 61 (điều 18-điều 24) thì có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu; Nghị định 85 thì hướng dẫn cụ thể chi tiết 7 hình thức này; và mỗi hình thức có những điều kiện, quy định để được áp dụng riêng (chứ ko có hình thức nào tốt nhất, hay ko tốt nhất như bạn hỏi)
- Cũng xin nói thêm: tại khoản 16. điều 12-Luật đấu thầu 61 có ghi rõ:" áp dụng sai hình thức lựa chọn thầu" là 1 trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu đấy bạn nhé ^^
em bổ sung ý thế này.Đính kèm 49085 có cái sử đổi rồi.
nó đây Đính kèm 49085Đính kèm 49085
Chào bạn!
Cám ơn bạn đã giải thích khá rõ vấn đề tương tự mình đang quan tâm! Nhờ bạn tư vấn giúp 3 vấn đề nữa:
- Trong trường hợp này mình vừa là Qlda(thời điểm nhận làm Qlda do mình chọn) vừa làm báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất(lập Hsyc và đánh giá Hsdx) cho Ubnd xã thì có mâu thuẫn hay ko đc phép không!?
- Chủ đầu tư ở đây là Ubnd xã được tư vấn Qlda giúp thẩm định kết quả chỉ định thầu rồi thì có phải làm tờ trình xin huyện thẩm định lại nữa không!?
- Bên mình làm Qlda cho xã (đã được huyện giao cho làm chủ đầu tư) nhưng ko thẩm định mà đẩy qua phòng Tc-Kh huyện thẩm định có đc không!?