Cần phải có Văn bản làm rõ hơn nữa
Cám ơn Bác Thế Anh có mấy điều trao đổi với mọi người. Ở đây cũng phải phê bình Bác một chút vì là cơ quan đầu não được tham gia soạn thảo văn bản hướng dẫn Bác ko nói các ý tưởng khi soạn thảo văn bản để mọi người hiểu rõ hơn, tránh đi nhầm đường.
Ở các ý kiến của Bác ở đây, Tôi rất đồng tình quan điểm là đúng ra mọi người phải hiểu là PHẢI ĐIỀU CHỈNH HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG trước khi ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH GIÁ. Cái cốt lõi, mục đích của TT09 đó là đảm bảo quyền lợi của Nhà thầu và bảo vệ lợi ích của CĐT (kể cả NN và TN) bằng việc tính toán giá cả thực hiện cho sát với tình hình thị trường (lỗi để mọi người ko hiểu một phần nhiều cũng là do văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, quan điểm của Tôi đã là văn bản hướng dẫn là phải cụ thể và ko được nêu chung chung các vấn đề)
Để tiếp tục chủ đề này, đề nghị các Bác cao thủ nắm được đường lối chính sách có các bài viết hướng dẫn cụ thể cách thức và kinh nghiệm để cho mội người theo với chứ, không thì việc này tắc lắm rồi còn thanh tra, kiểm tra sau này nữa.
Còn về phía Tôi, thứ 7 và chủ nhật này có thời gian sẽ hầu các Bác một bài dài dài một chút để nêu vướng mắc cũng như đề xuất hướng giải quyết cụ thể.
Tiếp tục chủ đề điều chỉnh hợp đồng
Để tiếp tục chủ đề này, Ở đây Tôi sẽ nêu một số vướng mắc trong quá trình điều chỉnh mà TT 09 chưa giải quyết được.
1. Tại TT09 mới chỉ hướng dẫn đến phần lập DỰ TOÁN BỔ SUNG còn giai đoạn khó khăn nhất là thanh toán cho Nhà thầu thì chưa có. Khi điều chỉnh theo TT09 một số người đã lầm tưởng chỉ cần điều chỉnh dự toán và lấy đó làm cơ sở thanh toán, điều này là chưa đúng với tinh thần của Bộ XD khi ban hành TT09. Lặp lại ý ở bài trước Tôi muốn nói là ở TT 09 còn một ý nữa là phải chuyển hình thức hợp đồng. Vậy việc này giải quyết như thế nào? Ở đây theo ý kiến cá nhân Tôi, HĐ phải chia làm 2 việc điều chỉnh khác nhau
+ Đối với khối lượng đã thi công: Điều chỉnh HĐ bằng cách bù trừ trực tiếp theo TT 09. Việc thanh toán bù trừ bằng cách lập dự toán, giá trị này sẽ thanh toán trực tiếp cho nhà thầu.
+ Đối với khối lượng sẽ thi công (KL còn lại của HĐ): Sẽ phải áp dụng hình thức điều chỉnh giá HĐ (phần điều chỉnh này sẽ đc bàn sau).
2. Tại Thông tư 09 chỉ có thể áp dụng với hợp đồng theo đơn giá cố định có lập đơn giá chi tiết (có chiết tính giá vật liệu đến chân công trình) mà thôi, còn HĐ mà có đơn giá tổng hợp hay trọn gói và thậm chí là HĐ điều chỉnh nhưng không có công thức điều chỉnh cụ thể thì điều này là cực kỳ khó khăn vì không có chiết tính đơn giá vật liệu trong hồ sơ dự thầu hay không có cách thức điều chỉnh (nếu áp dụng công thức của TT06 thì không có cơ sở xác định các hệ số). Để giải quyết vấn đề này, Tôi đưa ra các giải pháp như sau:
- Xác định được các hệ số điều chỉnh đơn giá (đối với đơn giá cố định) và hệ số điều chỉnh đối với đơn giá trọn gói và công thức điều chỉnh trên cơ sở dự toán của Chủ đầu tư đối với HĐ điều chỉnh mà không có công thức.
+ HĐ theo Đơn giá cố định: ĐG thanh toán = ĐG dự thầu x Kđc, trong đó
Kđc = Gdt lập mới/Gdt duyệt (Gdt duyệt là đơn giá trong dự toán được duyệt của CĐT và Gdt lập mới là đơn giá trong dự toán được duyệt được cập nhật giá vật liệu tại thời điểm thanh toán).
+ HĐ trọn gói: Ghđ mới = Ghđ cũ x Tvlx (1+ Kđc)
Tvl: tỷ trọng vật liệu trong dự toán được duyệt của CĐT
Kđc = DTmới/DTcũ (DT cũ là dự toán được duyệt của CĐT và DT mới là dự toán được duyệt được cập nhật giá vật liệu tại thời điểm thanh toán
+ Công thức điều chỉnh giá trên cơ sở dự toán của Chỉ đầu tư
ĐG đc = Đg dự thầu x [ Tk + (Tvl x CPVL mới/CPVL cũ) + TncxKnc + TmxKm) , trong đó
Tk, Tvl, Tm, Tnc: Tỷ trọng của chi phí khác, chi phí vật liệu, chi phí máy và chi phí nhân công trong dự toán được duyệt của CĐT
Km, Knc: Hệ số điều chỉnh nhân công và máy do thay đổi lương cơ bản
CPVL cũ và CPVL mới: Là chi phí vật liệu trong dự toán được duyệt và chi phí vật liệu theo dự toán được duyệt đã cập nhật đơn giá vật liệu tại thời điểm thanh toán.
Trước mắt là 02 vấn đề vướng mắc lớn nhất mà một số nhà thầu và chủ đầu tư đang gặp phải. Các Bác cao thủ cho ý kiến phản biện những cái được và chưa được nhằm giúp tìm giải pháp tối ưu nhất. Các vấn đề tiếp theo sẽ được trao đổi dần dần.
cước vc tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế năm 2006
Mình đang làm công trình này rất gấp, áp dụng giá cước vận chuyển VLXD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế tại thời điểm tháng 6/2007. Bạn nào post lên giúp mình với, thanhks alot.
Cách xác định tỷ trọng P như thế nào là đúng?
Thông tư số 09 có công thức VL = Gvl x P x K. Trong đó:
- Gvl : Là chi phí vật liệu trực tiếp trong hợp đồng hoặc dự toán, cái này rõ ràng rồi.
- K : Hệ số tăng giá VLXD, cái này cũng oke, cứ lấy trong công bố của Bộ XD là được.
Cái bây giờ chúng tôi đang còn chưa thống nhất là tỷ trọng P:
- Theo tôi, P = Pi/Po , trong đó:
* Po: lấy từ bảng tổng hợp chi phí vật tư trực tiếp và bằng tổng KL của các VT trong bảng phân tích vật tư nhân với đơn giá của chính nó tại thời điểm lập dự toán
* Pi : Cũng lấy tương tự như trên nhưng loại bỏ các loại vật liệu không được điều chỉnh giá.
- Người khác lại bảo: P = Pi/Gvl ; sau đó tính như sau: VL = Gvl x Pi/Gvl x K
Vậy xin hỏi bác Thế Anh và các bác khác là trong 2 cách xác định tỷ trọng P ở trên, cách nào là đúng?
Mong các bác nhiệt tình chỉ bảo, xin trân trọng cảm ơn