Sao lại chỉ có 20 ngày vậy anh? Tôi tưởng quy định cho nhiều hơn chứ nhỉ? Hay là áp dụng Luật mới chăng?
Xem bảng in
Trường hợp này theo tôi phải điều chỉnh TMĐT vì dự phòng có 2 tỷ, trong khi đó nguyên dự toán cho phần xây lắp phát sinh đã 1,8 tỷ nếu chi phí xây lắp tăng sẽ cộng thêm các chi phí khác cũng tăng theo (QLDA, Tư vấn ĐTXD, Chi khác …) việc các chi phí tăng sẽ có thể vượt qua giá trị 2 tỷ dự phòng dẫn đến vượt TMĐT. Vậy việc phải làm là điều chỉnh TMĐT và sẽ mất thời gian hơn.
Còn về phần mở thầu thì như các bác đã nói ở trên, khối lượng thiếu không ảnh hưởng đến việc mở thầu. Chỉ có điều khi chào thầu các nhà thầu cần cần lập 1 bảng chào giá riêng cho phần khối lượng thiếu (nếu phát hiện ra ..:)), nhà thầu không được cộng phần khối lượng thiếu này vào giá dự thầu. Mục đích của việc này là để so sánh giá các nhà thầu trên cùng 1 mặt bằng.
Như vậy trong trường hợp này việc của bên mời thầu là phê duyệt kết quả đấu thầu và đồng thời phê duyệt điều chỉnh TMĐT (mất thời gian đấy ..:(). Trước khi thương thảo ký hợp đồng cần có được giá dự toán xây lắp chính xác lúc này giá DT sẽ thay thế giá gói thầu.
Các bác góp ý thêm!
Cứ tiến hành mở thầu bình thường cường à.
Phần phát sinh do dự toán tính thiếu này sẽ phải tính riêng và có dự toán bổ sung và được chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ thiết kế điều chỉnh bổ sung trước khi nhà thầu thi công phần cọc. Bình thường thì tăng tổng mức đầu tư theo, nhưng nếu không được thì điều chỉnh lại thành phần trong tổng mức bằng cách chuyển dự phòng sang xây lắp.
Nhà thầu chỉ cần có quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế bổ sung là chấp nhận làm và sẽ được quyết toán đủ.
Mình không biết nhà thầu bên bạn báo như thế nào mà thiếu 40 tấn thép mặt bích tăng 1.8 tỷ ( 1.8 tỷ / 40 tấn = 45 triệu / tấn, đơn giá quá cao rồi)
Vẫn mở thầu bình thường, yêu cầu nhà thầu chào thầu theo 2 khối lượng ( theo HSMT và theo nhà thầu tính toán lại)
Tiến hành kiểm tra khối lượng và đơn giá của các nhà thầu.
Nếu xảy ra trường hợp thiếu 1.8 tỷ --> chắc phải điều chỉnh TMĐT rồi, vì nếu bạn điều chỉnh dự toán lấy phần dự phòng khối lượng và trượt giá để bù vào 1.8 tỷ này, thì phần dự phòng trượt giá = 0 (Trừ trường hợp ký hợp đồng theo đơn giá cố định). Sau này nếu có trượt giá thì lấy đâu mà bù nữa.
Dự toán tính thiếu vì 3 đoạn cọc C2,dự toán tính cho 1 đoạn và số lượng cọc 421 cọc. Giá mặt bích khá cao, hệ số nhân công, máy thi công cũng cao....=>1.8 tỷ tăng.
- Việc điêu chỉnh TMĐT hiện tại giờ là vấn đề rất khó khăn các bạn biết đấy, và chúng tôi cũng vừa điều chỉnh xong mới phê duyệt dự toán và kế hoạch đấu thầu đó.
- Giờ phương án khả thi nhất là phê duyệt lại dự toán, và không biết cái dư phòng nó có đủ không nữa.
Không đủ thì tìm cách cố ép cho... đủ. Trường hợp ép vẫn thiếu thì tốt nhất là thương thảo với nhà thầu trúng thầu là ... tạm ký hợp đồng theo khối lượng đã mời thầu, bên mời thầu vẫn chấp nhận khối lượng thiếu kia nhưng chờ phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư để điều chỉnh lại lần nữa. Tôi tin là còn gói thiết bị thì khả năng điều chỉnh tổng mức đầu tư lần nữa là rất cao (tôi đoán thôi đấy nhé vì chưa xem tình hình cụ thể, xin đừng có ném đá).
Khi có nhà thầu thi công rồi, thì kéo hắn đi cùng để xin phê duyệt cho nhanh. Anh hiểu ý tôi chứ?
Tôi chả hiểu đang lúc đấu thầu thì tại sao lại đi tranh luận về điều chỉnh TMĐT với điều chỉnh dự toán?
Tất cả việc cần làm của bên mời thầu là mở thầu, chấm thầu. Khi nào có vấn đề, (sau khi tính hết giá dự thầu,...) thì lúc đó mới đem ra xử lý mổ xẻ. Cháy nhà không lo chữa cháy, cứ lo xây nhà mới. Chịu, không thể hiểu.
Việc bác nói trên lý thuyết thì đúng, ở đây mọi người đều đồng ý quan điểm đang mời thầu thì cứ mở thầu, chấm thầu bình thường. Vấn đề là ở chỗ bên mời thầu đã biết trước có khối lượng thiếu trong tiên lượng và khối lượng này cần phải được đề cập, bổ sung, như vậy là ngay trong quá trình chấm thầu đã cần cái bước điều chỉnh dự toán hoặc TMĐT rồi từ đó mới có giá gói thầu chính xác để thương thảo hợp đồng.