việc quyết toán phải dựa trên hợp đồng A-B chứ liên quan gì đến tỉnh A, Tỉnh B nhỉ?
Nếu nhà thầu chào giá như vậy, các bác gật đầu ký hợp đồng rồi thì còn ở đó ý kiến ý cò gì nữa
Xem bảng in
Nếu họ đặt trạm trộn ở tỉnh A thì không phải họ không có chi phí đó mà đương nhiên họ có chi phí đó mới đúng. Chẳng nhẽ bê tông lại có chân để tự chạy từ trạm trộn đến công trường?
Điều này là đúng rồi đó, không có cái gì là tự nhiên sinh ra cả, chắc nó phải có lý do gì đó thì mới tồn tại
- Theo mình thì mục tiêu của việc lựa chọn nhà thầu là tìm được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật nhưng có mức giá hợp lý nhất. Tại sao lại là hợp lý nhất mà không phải là thấp nhất. Tại sao giá để làm căn cứ lựa chọn nhà thầu không phải là giá chào thầu tốt nhất mà lại là giá đánh giá tốt nhất. Tức là ở đây đã tính tới các lợi ích khác mà phương án chào của nhà thầu mang lại.
- Cũng giống như trên. Khi chào giá gói thầu, thì có thể có nhiều đơn giá chào thấp hơn so với Đơn giá tính toán theo các quy định nhà nước và ngược lại. Một nhà thầu chào đơn giá nhân công bậc 3/7 có thể là 150K, có thể nhà thầu khác chào 170K..., việc chào bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào chiến lược cũng như năng lực của doanh nghiệp. Cái Chủ đầu tư quan tâm là Giá chào thầu là bao nhiêu.
- Vậy áp dụng vào trường hợp của chủ top thì mình nghĩ không ảnh hưởng gì cả. Nhiều chủ đầu tư rất củ chuối ở vấn đề này:
+ Hợp đồng đã ký đơn giá là A đồng rùi, nhưng đến lúc thanh toán hoặc quyết toán cứ hành nhà thầu bảo sao lại là A đồng cao quá. Thật lố bịch, mọi vấn đề nếu chưa đồng ý thì phải thỏa thuận ở giai đoạn thương thảo, chứ làm gì có chuyện ký xong rùi đến lúc thanh toán mới nói này nói nọ. Chủ đầu tư tham gia vào thị trường xây dựng với tư cách là người mua hàng, do đó cũng cần phải thể hiện tính chuyên nghiệp và tuân theo các quy định điều tiết của thị trường này.
+ Trong hợp đồng có thể có một đơn giá X nào đó cao, hoặc Giá chào thầu của nhà thầu A nào đó là thấp nhất trong số các nhà thầu chào nhưng chưa phải là tối ưu, thì cơ quan thanh tra kiểm tra chỉ có thể có hình phạt đối với Chủ đầu tư trong việc thực hiện công tác quản lý, chứ không thể trừ vào nhà thầu để sửa lỗi cho Chủ đầu tư.
Theo tôi, về nguyên tắc khi dự thầu 1 gói thầu nhà thầu chào "đơn giá vật liệu" là đơn giá của nhà thầu(VD: Đơn giá bê tông) là đơn giá của nhà thầu (nhà thầu mua vật liệu trộn bê tông tại tỉnh B vận chuyển đến địa điểm xây dựng công trình tại tỉnh A để đổ), "đơn giá ca máy" nhà thầu chào cũng là đơn giá của nhà thầu (VD: Nhà thầu thuê máy tại tỉnh A để thi công). Vấn đề quan trọng là nhà thầu đã thắng thầu, đã ký hợp đồng với chủ đầu tư để thi công công trình thì việc thanh, quyết toán hợp đồng là căn cứ vào hợp đồng đã ký chứ không căn cứ vào các cơ sở lập đơn giá chào thầu của nhà thầu.
Nếu họ dự thầu với trạm trộn đặt tại tỉnh A thì họ được tính đơn giá ca máy cao hơn, tuy nhiên khoảng cách vận chuyển sẽ gần hơn => Chi phí này sẽ tăng hoặc giảm nhưng áp như nhà thầu sẽ là không phù hợp.
Đôi khi thì vì một số lý do nào đó người ra chưa phát hiện ra sự không phù hợp cũng là bình thường mà bác.
Cảm ơn thầy! Em cũng nghĩ theo quan điểm của thầy. Hợp đồng là cơ sở để thanh quyết toán. Tuy nhiên, thực tế ở các địa phương bây giờ, chủ đầu tư và kể cả kiểm toán, khi làm quyết toán cứ máy móc là mọi thứ vẫn phải tuân thủ theo định mức và thông báo giá địa phương. Điều đó em cũng đã giải thích là vô lý. Vì nhà thầu nào cũng chào và làm đúng theo định mức, đơn giá và giá vật liệu tại cùng một thời điểm thì các nhà thầu sẽ có giá chào thầu giống nhau. Nhưng họ không bao giờ nghe. Quy định đó chỉ áp dụng cho bước lập dự toán của chủ đầu tư thì phù hợp. Còn nhà thầu chào giá cao hơn hay thấp hơn là việc của họ. Ví dụ: Nhà thầu chào giá xi măng là 800đ/kg thôi để trúng thầu. Trong khi giá thị trường đang là 1.300 đ/kg. Họ chào giá rẻ vì kho của họ còn tồn nhiều, cần phải xử dụng không sẽ hỏng. Giải thích đến thế họ vẫn không nghe, em cũng đành chịu! Mong thầy và các cao thủ bàn sâu hơn về vấn đề này và có biện pháp giải quyết khúc mắc như chủ đề này nêu ra (đưa ra cơ sở, văn bản nào đó để bảo vệ việc chào giá thầu là việc của nhà thầu miến là họ chứng minh được, và giá sau khi kí hợp đồng là giá để thanh quyết toán )
Trân trọng!
Không có điểm nào chắc chắn cho việc giảm cự ly ở đây cả.
Cự ly vận chuyện phụ thuộc vị trí địa lý thực tế đặt trạm chứ không phụ thuộc vào vị trí địa lý hành chính
Mặt khác, như một số ý kiến ở trên, thanh toán, quyết toán theo đơn giá trong hợp đồng đã ký. Việc đơn giá nó như thế nào là do hợp đồng A-B, không phụ thuộc tỉnh A - B
Vậy là giá cho 1 m3 bê tông đã tính luôn cả chi phí vận chuyển à, mình ko biết vật liệu chênh lệch như thế nào, nhưng thêm cả chi phí vận chuyển từ B sang A thì giá sẽ đội lên nhiều chứ nhỉ?
Mình đồng ý là phải dựa trên giá đánh giá trong nhiều trường hợp để lựa chọn nhà thầu. Nhưng chủ topic đang nói đến là áp đơn giá NC của tỉnh A cho hạng mục công việc tiến hành tại tỉnh B mà.
Việc nhà thầu áp giá như thế nào thì rõ ràng đó là quyền của nhà thầu, CĐT thấy không hợp lý thì yêu cầu giải trình. Và khi thanh toán cho nhà thầu thì phải thanh toán theo giá đã ký trong hợp đồng chứ (minh ko xét trường hợp phải điều chỉnh đơn giá). Vấn đề là khi thanh tra, kiểm toán vào mà CĐT không giải trình được thì vẫn bị cắt đi thôi.
Còn việc
Theo tôi, vấn đề này Luật Đấu thầu đã quy định rõ ở điều 50 khoản 2 rồi: " Điều 50. Hình thức theo đơn giá
1. Hình thức theo đơn giá được áp dụng cho những phần công việc chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng.
2. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế thực hiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này". Còn thực tế hành xử của chủ đầu tư và kiểm toán ở các địa phương như em nêu tôi cũng thấy nhiều người nói, tuy nhiên để giải quyết vấn đề này cũng đòi hỏi thời gian để các vị đó đọc và hiểu hơn quy định pháp luật, nếu không thì anh em mình cũng "botay.com". Cơ sở để "đấu tranh" với chủ đầu tư và kiểm toán để bảo vệ nhà thầu theo tôi là cứ nắm chắc "Hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư" và các quy định pháp luật có liên quan.