. Theo định mức AD26... thì vật liệu chính để SX bê tông lhoong có chỉ là VL phụ thôi, Còn phần NC và M đã có trong định mức rồi.. Nếu mà tranh cãi nhiều thì tốt nhất là tính cho BT thương phẩm (ai cấp mà chẵng được)
Xem bảng in
. Theo định mức AD26... thì vật liệu chính để SX bê tông lhoong có chỉ là VL phụ thôi, Còn phần NC và M đã có trong định mức rồi.. Nếu mà tranh cãi nhiều thì tốt nhất là tính cho BT thương phẩm (ai cấp mà chẵng được)
Mình xin cảm ơn và hậu tạ (thực sự) bạn nào chứng minh được cách lập giá rải thảm bêtông nhựa sau là không sai:
1. Bước 1: Chiết tính đơn giá sản xuất bêtông nhựa bằng dây truyền trạm trộn tại hiện trường bao gồm các thành phần chi phí: VL, NC, M, TTPK, CPC, TNCTTT, VAT, nhà tạm;
2. Bước 2: Tính chi phí vận chuyển bêtông nhựa bằng ôtô tự đổ đến công trình;
3. Bước 3: Cộng giá trị chiết tính vật liệu bêtông nhựa ở bước 1 với chi phí vận chuyển ở bước 2, bỏ thuế VAT rồi đưa vào phần vật liệu trong công tác rải thảm bêtông nhựa để tính đơn giá rải thảm bêtông nhựa (bao gồm: VL, NC, M, TTPK, CPC, TNCTTT, VAT, nhà tạm).
Rất mong các bạn thông cảm chia sẻ giúp đỡ (đây là vấn đề rất lớn mà chưa có lời giải đáp, có thể văn bản pháp luật về quản lý chi phí đầu tư XDCT hiện nay chưa đủ để khẳng định chỉ có một cách làm duy nhất tính chi phí rải thảm bêtông nhựa?)
Nếu cách làm trên là sai thì sai ở điểm nào, đi ngược với văn bản pháp luật nào, lý luận thế nào?
Rất mong thầy Thế Anh và anh Lê Vinh cho ý kiến giúp.
File dự toán đường giao thông có rãi bê tông nhựa đây, bạn tham khảo xem có hợp lý không nhé! Bê tông nhựa được mua từ trạm trộn ở xa về, nhưng khi lập DT cũng phải chiết tính đơn giá cụ thể.
Thực sự là mình không hiểu í bạn muốn thế nào nữa cả. Bạn muốn nhà thầu không bị thiệt hay muốn chủ đầu tư không bị thiệt?
Nhà thầu đi mua bê tông nhựa của một đơn vị chuyên sản xuất bê tông nhựa nào đó thì nhà thầu làm gì đòi được "ăn" thêm phần nhân công và máy sản xuất ra bê tông nhựa nữa.
Nếu nhà thầu tự sản xuất bê tông nhựa thì cứ định mức quy định 1776 mà áp dụng.
Còn những chi phí "đuôi" đi kèm thì vẫn được tính bình thường trên cơ sở giá bê tông nhựa của nhà sản xuất (nếu nhà thầu mua hoặc bên A cung cấp) hoặc trên chi phí sản xuất bê tông nhựa nếu nhà thầu tự sản xuất (theo định mức).
Mình ví dụ thế này nhé, (tính cái giá trị cuối cùng mà nhà thầu được bên A thanh toán về BT nhựa nhé):
Nếu nhà thầu tự sản xuất bê tông nhựa thì: Giá bê tông nhựa = (VL(đá, nhựa,...)+NC (sản xuất BT nhựa)+Máy (sản xuất BT nhựa))+ (VL(đá, nhựa,...)+NC (sản xuất BT nhựa)+Máy (sản xuất BT nhựa))xnhân (tỷ lệ % từng chi phí đuôi đi kèm theo quy định).
Nếu nhà thầu đi mua thì: Giá BT nhựa = (giá BT nhà thầu mua của nhà sản xuất) + (giá BT nhà thầu mua của nhà sản xuất)x nhân (tỷ lệ % từng chi phí đuôi đi kèm theo quy định).
Nếu bên A cung cấp BT nhựa thì nhà thầu được hưởng chi phí bằng = (giá BT nhựa bên A mua của nhà sản xuất)*(tỷ lệ % từng chi phí đuôi đi kèm.
Bạn xem rõ công thức trên nhé.
Sai là sai cái bạn đang tính TTPK, CPC, TNCTTT, VAT, nhà tạm cho công tác sản xuất BT nhựa 2 lần. Vì những chi phí này bạn đã tính ở bước 1 nhưng đến bước 3 bạn lại tính tiếp.
Còn nếu bạn muốn hình dung rõ thì bạn hình dung cái công tác sản xuất bê tông nhựa, vận chuyển, rải thảm cũng giống như công tác sản xuất, đổ bê tông xi măng dầm sàn,... í.
- Bản chất là thế này: Bên mình là Nhà đầu tư công trình BT, theo luật phải làm rất nhiều việc của một Chủ dầu tư trong đó có quản lý chi phí, về mặt chi phí thì bên mình sẽ được thanh toán với Nhà nước một khoản chi phí (về xây lắp) bằng với chi phí đã phải thanh toán cho Nhà thầu thi công, như vậy trong vấn đề này mình muốn tăng chi phí xây lắp hợp lý chính đáng của Nhà thầu thi công cho bên mình (và bên mình được hưởng cái lợi là: khi Nhà thầu được hưởng giá cao hợp lý thì sẽ có nhiều khả năng đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình mà bên mình là Chủ đầu tư)
- Mình đồng ý với bạn các công thức tính đối với bêtông nhựa đi mua hay A cấp (đây là vấn đề đã khá rõ ràng vì bêtông nhựa đi mua hay A cấp được coi là vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong công tác rải thảm bêtông nhựa - trong đó vật liệu bêtông nhựa đã bao gồm chi phí vận chuyển đến công trường)
- Tuy nhiến "Nếu nhà thầu tự sản xuất bê tông nhựa thì: Giá bê tông nhựa = (VL(đá, nhựa,...)+NC (sản xuất BT nhựa)+Máy (sản xuất BT nhựa))+ (VL(đá, nhựa,...)+NC (sản xuất BT nhựa)+Máy (sản xuất BT nhựa))xnhân (tỷ lệ % từng chi phí đuôi đi kèm theo quy định)" thì mình "lăn tăn" ở các điểm sau:
+ Bạn đã không đề cập tới công tác rải thảm bêtông nhựa tại hiện trường trong đó vật liệu bêtông nhựa (đã được sản xuất ở trạm trộn và vận chuyển đến hiện trường) phải được coi là một loại vật liệu để tính vào chi phí trực tiếp (đương nhiên vật liệu bêtông nhựa là giá không thuế VAT - tức là đã phải bao gồm: VL, NC, M, TTP khác, CPC, TNCT, Nhà tạm) và như vậy vật liệu bêtông nhựa này sẽ phải được tính phần đuôi (TTPK, CPC, TNCTTT, nhà tạm). Vấn đề này hiểu nôm na là: chi phí sản xuất vật liệu bêtông nhựa của Nhà thầu tại trạm trộn cũng coi như tương đương với chi phí của Nhà cung cấp bêtông nhựa (nếu Nhà thầu mua bêtông nhựa hoặc Chủ đầu tư mua bêtông nhựa cấp cho Nhà thầu thi công), sau đó công tác rải thảm bêtông nhựa ngoài hiện trường lại là một dây truyền khác đòi hỏi một chi phí trực tiếp khác, chi phí chung khác kéo theo thu nhập chịu thuế tính trước khác và chi phí nhà tạm khác (có thể chi phí tự sản xuất bêtông nhựa khác chi phí đi mua của Nhà cung cấp ở chỗ: Nhà cung cấp phải bỏ thêm chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí bán hàng; Nhà thầu phải bỏ chi phí huy động và giải thể trạm trộn ... tuy nhiên vấn đề này khá "vô cùng");
+ Như mình đã đề cập ở các ý trước đây: nếu Chủ đầu tư thống nhất với Nhà thầu về cách lập dự toán theo hướng: Nhà thầu đi mua bêtông nhựa hoặc Chủ đầu tư cấp bêtông nhựa cho Nhà thầu thì vật liệu bêtông nhựa đó chắc chắn sẽ được tính phần đuôi khi tiến hành công tác rải thảm (và đương nhiên vật liệu bêtông nhựa Nhà thầu mua hoặc Chủ đầu tư cấp không thể chỉ có: VL (đá, cát, nhựa ...); NC; M (trạm trộn, máy ủi ...) mà đã phải bao gồm: phần đuôi để làm ra bêtông nhựa đó và chi phí vận chuyển đến chân công trình). Như vậy phải chăng đã xuất hiện khe hở của pháp luật?
- Đúng là vấn đề này cũng same same công tác sản xuất và đổ bêtông ximăng (sản xuất bằng dây chuyền trạm trộn hoặc mua bêtông thương phẩm, đổ bằng cần cẩu hoặc bằng máy bơm);
- Hiểu nôm na đúng là tính 02 lần đấy. Nhưng bạn chưa đưa ra là: tại sao tính 02 lần là sai? Vậy: bêtông nhựa Nhà thầu đi mua có thể coi là đã được Nhà cung cấp (sản xuất ra bêtông nhựa) tính đuôi một lần, khi Nhà thầu thi công rải thảm được tính một lần thứ 2 thì sao? Các vật liệu khác như đá 1x2 chẳng hạn cũng đã trải qua một quá trình sản xuất tới khi Nhà thầu mua và đương nhiên cũng đã được tính một lần đuôi rồi đấy bạn!
Đại cao thủ nào giúp cho tôi với. Hương Ly giúp anh với. Mong thầy Thế Anh và anh Lê Vinh giúp em với.
Vấn đề bêtông nhựa này cũng same same như các vấn đề sau: bêtông ximăng sản xuất tại trạm trộn đổ bằng cần cẩu hoặc máy bơm; dầm cầu < 25m đúc sẵn khi lắp dựng; đúc sẵn cấu kiện hào kỹ thuật tại bãi đúc rồi lắp đặt tại hiện trường ... Nếu không thể tính giá theo 3 bước mình đã nêu thì có lẽ Nhà thầu nên đi mua các loại vật liệu hay cấu kiện bán thành phẩm trên rồi mang về lắp đặt (hay rải thảm hoặc đổ bêtông) để được tính phần đuôi thôi.
Nếu cái bạn đang muốn là phải được tính 2 lần thì mình nghĩ chắc giá xây dựng công trình ở VN sẽ phải đội giá lên gấp 2 lần. Vì công tác nào cũng có thể sản xuất ở "nhà xưởng, trạm trộn..." (gia công cốt thép, ván khuôn,... ở nhà xưởng tính đuôi lần 1) rồi ra lắp đặt cốt thép, ván khuôn...ngoài hiện trường lại tính (tiếp tục tính đuôi lần 2).
Còn câu mà bạn hỏi "Nhưng bạn chưa đưa ra là: tại sao tính 02 lần là sai?" thì câu trả lời ở ngay chính câu hỏi của bạn rồi đó. Làm gì có cái nào làm 1 lần lại tính tiền làm 2 lần?
Còn câu "Vấn đề này hiểu nôm na là: chi phí sản xuất vật liệu bêtông nhựa của Nhà thầu tại trạm trộn cũng coi như tương đương với chi phí của Nhà cung cấp bêtông nhựa" thì mình đã trả lời bạn ở mục trước nữa rồi. Đó là đơn giá BT nhựa của nhà cung cấp (nhà sản xuất chuyên nghiệp) bán ra ngoài thị trường nó được tính trên những chi phí khác so với chi phí cấu thành đơn giá BT nhựa nếu là nhà thầu tự sản xuất theo dự toán. Nghĩa là nó có thể gồm: Chi phí thiết bị, vật liệu, nhân công, lãi vay, quản lý hành chính, thuế thu nhập doanh nghiệp, quảng cáo, tiếp thị,...chứ không đơn thuần là chi phí khác, TTCTTT, CPC, nhà tạm như trong dự toán XD.
Còn nếu bạn muốn bên bạn và bên nhà thầu cùng có lợi thì bạn có thể đi mua cái hoá đơn BT của nhà sản xuất với giá cao so với ra thị trường, mà phần chênh lệch giá đó tương ứng với phần tính "đuôi" cho giá BT ở phần rải thảm bê tông.
1. Mình cho rằng chi phí sẽ tăng lên khoảng 13% trên giá trị của các loại vật liệu (đã bao gồm chi phí vận chuyển đến chân công trình) như: bêtông nhựa, bêtông ximăng sản xuất bằng dây truyền trạm trộn của Nhà thầu và đổ bằng cần cẩu hoặc bơm; các cấu kiện bêtông đúc sẵn khi lắp đặt (trong đó có ống cống, hào kỹ thuật, dầm cầu < 25m ...); cấu kiện thép <15 tấn...
Ví dụ bạn đưa ra là cốt thép gia công sản xuất ở trong xưởng để rồi tính phần đuôi tiếp khi lắp dựng khác với vật liệu bêtông nhựa sản xuất ở trạm trộn rồi mang ra rải thảm như sau:
Thành phần công việc gia công lắp dựng cốt thép:
- Chuẩn bị, kéo, nắn, cắt uốn, hàn, nối, đặt buộc hoặc hàn cốt thép
- Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m, bốc xếp, vận chuyển lên cao bằng máy
Thành phần công việc rải thảm bêtông nhựa:
Chuẩn bị mặt bằng, làm vệ sinh, rải vật liệu bằng máy rải, lu lèn mặt đường theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Đồng thời xét tới các thành phần hao phí trong 2 mã hiệu định mức AF60000 và AD23000 bạn có thể thấy sự khác nhau là:
Trong công tác rải thảm chỉ có nhân công và máy phục vụ rải thảm bêtông nhựa mà không có nhân công và máy cho việc sản xuất ra vật liệu bêtông nhựa. Nhưng trong công tác gia công lắp dựng cốt thép thì hao phí nhân công và máy bao gồm cả gia công và lắp dựng cốt thép.
Ngoài ra theo định mức thì thép chưa gia công mới được coi là vật liệu để tính vào chi phí trực tiếp khi lập đơn giá, đồng thời bêtông nhựa được coi là vật liệu để tính vào chi phí trực tiếp khi lập đơn giá.
2. Trong cách tính giá bêtông nhựa đã nêu không có việc làm một lần tính chi phí hai lần. Vấn đề là chúng ta hiểu việc sản xuất bêtông nhựa là một dây chuyền đòi hỏi một chuỗi chi phí (VL, NC, M, TTPK, CPC, TNCTT, NT), sau đó công tác rải thảm bêtông nhựa cũng đòi hỏi một chuỗi chi phí khác (VL đã sản xuất ở trạm trộn, NC, M, TTPK, CPC, TNCTT, NT)
3. "Còn nếu bạn muốn bên bạn và bên nhà thầu cùng có lợi thì bạn có thể đi mua cái hoá đơn BT của nhà sản xuất với giá cao so với ra thị trường, mà phần chênh lệch giá đó tương ứng với phần tính "đuôi" cho giá BT ở phần rải thảm bê tông". Như vậy bạn cũng công nhận là pháp luật về xây dựng đã có kẽ hở ở điểm này khi mà Chủ đầu tư có thể nâng giá hợp lý bằng cách mua bêtông nhựa để rải thảm thay vì tự sản xuất?