Giờ làm biên bản nghiệm thu hoàn thành phải đưa thêm ông "Cơ quan quản lý". Lại chết nhà thầu.
Giờ làm biên bản nghiệm thu hoàn thành phải đưa thêm ông "Cơ quan quản lý". Lại chết nhà thầu.
Khi Nghị định số 15/CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2013 thì bãi bỏ Nghị định số 209/CP và Nghị định số 49/CP thì cũng có nghĩa các biểu mẫu Nghiệm thu theo các Nghị định trước cũng sẽ bị bãi bỏ. Điều rõ ràng là sẽ có Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/CP mới này. Như vậy mình nghĩ ở việc: Khi cơ quan quản lý nhà nước là các Sở chuyên ngành thẩm tra thiết kế thì khi Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng thì ngoài các đơn vị liên quan ký tá như Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, đơn vị thi công, đơn vị Sử dụng, đơn vị Tư vấn thiết kế thì điểm mới chắc chắn phải có mặt của Sở chuyên ngành.
Mọi người cho ý kiến thêm nhỉ?:)
1. Về biên bản nghiệm thu.
Mẫu biên bản, cái này không quan trọng lắm pro ơi. Mẫu nào cũng được, vấn đề quan trọng là nội dung nghiệm thu còn thành phần ký biên bản nghiệm thu thì căn cứ theo quy định về trách nhiệm của các ông có trong chương IV, NĐ15 mà ký (không có cơ quan QLNN)
2. Công việc của cơ quan QLNN chủ yếu là kiểm tra công tác nghiệm thu (không ký vào biên bản nghiệm thu) và có văn bản kết luận về những nội dung nghiệm thu (Đ32, NĐ15);
Ý của mình đang nói điểm mới Nghị định 15/CP phải có mặt của Sở chuyên ngành, có nghĩa là cơ quan quản lý nhà nước có văn bản kết luận về những nội dung nghiệm thu. Tại sao Sở chuyên ngành khi chịu trách nhiệm thẩm tra thiết kế rồi mà không xác nhận trực tiếp vào Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng cho ngắn gọn mà phải sinh ra thêm 1 bước là có ý kiến kết luận bằng văn bản đến Chủ đầu tư.
Lấy ví dụ ở việc khác, mọi người có chú ý đến việc khi Kiểm tra nghiệm thu Phòng cháy chữa cháy công trình khi đưa vào sử dụng thì Cơ quan quản lý về Phòng cháy chữa cháy cũng đã xác nhận cùng các bên liên quan vào biên bản cho gọn thay cho việc có Văn bản riêng về đạt điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy không? :)
Ông này (cho sở quản lý chuyên ngành) không ký vào biên bản nghiệm thu nhưng mấy ông kia muốn được ký (được nghiệm thu) thì phải có sự đồng ý của ông này. Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã giao cho sở quản lý chuyên ngành cái quyền thật sự lớn để quản lý chất lượng công trình và hy vọng rằng nó sẽ đúng với tinh thần của Nghị định chứ không phải là 1 khâu gây ách tắc và tiêu cực của dự án.
Ps : Chuyển qua sở làm đi Tân, bên ban hết thơm rồi:D
Nghị định 15/2013 thay thế cho Nghị định 209 thì các mẫu biên bản nghiệm thu khảo sát, thiết kế, thi công phải áp dụng theo biểu mẫu nào đây hỡi anh em
Các biểu mẫu hủy năm 2008 thì vẫn còn TCXDVN 371:2006. Nhưng giờ lại hủy bỏ TC 371:2006 luôn nên giờ không biết áp dụng cài nào ln.
Anh em nào biết thì tư vấn dùm. Cám ơn!
Làm công tác Quản lý dự án của Chủ đầu tư mình thấy ổn định và vững chuyên môn, đây là điều quan trọng nhất. Quản lý dự án được thì tất cả các mảng khác trong lĩnh vực Xây dựng như Tư vấn giám sát, thi công, đấu thầu ...đều có thể đảm đương được. Như vậy, không cần phải chuyển đi đâu làm gì :cool:
@ "Nước lên thì thuyền lên", và Nghị định 15/CP sẽ có Thông tư hướng dẫn cụ thể nên mọi người không cần phải lo lắng quá đâu! :)
Theo mình, Cơ quan QLNN: Bộ XD, Bộ Chuyên ngành, các sở có trách nhiệm kiểm tra để xét đủ điều kiện tiến hành nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng. Cái này có thể nói tương tự như khi công trình có Hội động Nghiệm thu Nhà nước vào kiểm tra (công trình mình vừa làm). Để có thể tiến hành nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, bên mình phải xin mãi văn bản của Hội đồng NTNN.
Vì vậy, có thể nói từ khi NĐ 15 có hiệu lực, để được nghiệm thu đưa vào sử dụng thì phải qua kiểm tra của CQ QLNN xem xét điều kiện.