Nói chung là chỉ có các chú tư vấn thiết kế đã khổ thì càng khổ thêm thôi......
Một cổ nhiều tròng.... Cuối cùng người trực tiếp thiết kế thì vẫn là Farmer.... Cố gắng kiếm hơn 100tr lên HN chạy công chức các bác nhỉ :D
hehe
Nói chung là chỉ có các chú tư vấn thiết kế đã khổ thì càng khổ thêm thôi......
Một cổ nhiều tròng.... Cuối cùng người trực tiếp thiết kế thì vẫn là Farmer.... Cố gắng kiếm hơn 100tr lên HN chạy công chức các bác nhỉ :D
hehe
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng ra đời thì công tác Quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ ngày càng chặt chẽ và ít sai sót hơn! Có sự thay thế khoản 4 Điều 13, Điều 18 và Điều 30 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nên những ai làm công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng chú ý nhe! :)
Có một số bạn lo lắng về đơn vị sự nghiệp thuộc Sở sẽ thâu tóm phần việc cảu các đơn vị tư vấn. cái lo này cũng đúng, trước đây khi chức năng kiểm soát về thiết kế dự toán còn thuộc về cơ quan có chức năng quản lý NN thì khi đó làm gì có các đơn vị sự nghiệp thuôc Sở đâu. Lác đác một số địa phương có thành lập công ty tư vấn trực thuộc UBND nhưng dạo ấy NĐ52, QĐ18 cũng chặt, cơ cấu tổ chức cũng độc lập nên không có tình trạng như các bạn lo nghĩ. Sau khi chuyển hết quyền cho các CĐT, Bộ chắc cũng lo chảy máu chất xám hoặc dự phòng đến năm 2013 ban hành NĐ15 nên cho các Sở thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Sở để "nghiêu kiú foa học" he he toàn làm tư vấn cả thôi. Nay NĐ15 ra đời, trước cái lo chung của thiên hạ về sân trước, sân sau hi vọng Bộ sẽ làm việc lại với Bộ nội vụ (để ra Thông tư thay thế TT liên tịch số 20) về việc cổ phần hóa các ông nàycho fù hợp với cơ chế thị trường. Nghĩ lại lúc NĐ16 ra đời, mõ tôi cung có nhiều bài trình lên trang GXD nay thì nguyện ước đã thành. Hy vọng nguồn lực đất nước không còn bị lãng phí bởi một số không ít các tay tư vấn gà mờ hoặc tư vấn cáo già nữa. Hai loại này phá lắm, phá còn hơn cả tham nhũng và ăn bớt của nhà thầu nữa. Các bạn đừng sợ một vài tay nhũng nhiếu của cơ quan quản lý vì rất dề biết và rất dề thay một vài tay ấy chứ cứ như trước đây thì làm sao có thể thay được nhà thầu và chủ đầu tư. Còn nữa. xin lỗi với các bạn chứ hiện nay làm gì còn đất sống cho đơn vị tư vấn độc lập nữa. tòn là gà nhà của chủ đầu tư hết!
nghĩ cũng vui, cơ chế quản lý của ta cũng giống như cái ống quần, lúc thì túm chặt, lúc thì tòe loe, chán rồi lại xuôn tuột, thả lỏng ngay cu đơ. hà hà...chả biết đến khi nào sài lại cái NĐ52/1999 kèm NĐ15/2013. cược 1 chai.
Vừa mất việc và vừa thêm việc cho các đơn vị tư vấn thôi. Mất việc vì việc thiết kế qua nhiều cửa thế, có khi các CĐT cứ thuê sân sau của các cơ quan QLNN làm cho nó nhanh gọn, dễ thông (như bác nào làm bên môi trường thì biết, hầu hết các báo cáo đều thuê san sau hoặc các đơn vị của Sở TNMT làm, ko có thì chả bao giờ thông đc). Còn thêm việc thì giờ ngoài bảo vệ với CĐT, đơn vị tư vấn thẩm tra, thì giờ còn phải qua cửa cơ quan QLNN nữa (mà mỗi lần bảo vệ là thêm chi phí). Việc thêm thế ko biết tiền có thêm ko nhỉ? Các bác cứ hay so sánh chất lượng thiết kế của mình với mấy thằng nước ngoài, chứ các bác có bao giờ so sánh chi phí của mình so với nó chưa. Tỷ lệ định mức đã thấp, lại nhiều khi phải cạnh tranh với các ông tư vấn phá (các ông này là cứ giảm giá nhiệt tình, giảm giá hết mình rồi đến khi làm ko biết chất lượng được bao nhiêu nữa).
Và thêm nữa, có quy định là chi phí thẩm tra của cơ quan QLNN tính trong TMĐT, thế cái này căn cứ vào đâu để tính nhỉ (chỉ mới có hướng dẫn tính lệ phí thẩm định DA ĐT).
NĐ này chỉ làm béo cho các ông SXD và công ty sân sau, CĐT và nhà thầu thì vất vả hơn rất nhiều. sau này bộ máy của SXD lại phình to lên. việc ngập đầu, chậm chạp và hách dịch
Bây giờ mà lập Công ty tư vấn thì bao giờ mới có năng lực để công bố và được thuê? Hay là không bào giờ???
Khi mình đọc xong nghị định này thì mình thấy xây dựng Việt Nam muốn thành công và muốn đạt được chất lượng tốt và các thói xấu trong xây dựng thì cần phải làm nhiều thứ như:
1. Thứ nhất trong giáo dục: Đòi hỏi chất lượng đào tạo phải đi đôi với thực tế một chút. Chứ cứ lý thuyết xuông mà không có thực tế thì bao giờ mới giỏi được ra trường chỉ không có gì cả! không bằng thằng công nhân.
2. Trong các cơ quan nhà nước phải có nhưng người am hiểu và có kiến thức uyên thâm về xây dựng.
3. Tránh các tình trạng chân tay trong chân tay ngoài của các sếp. Trong các công ty cũng như là nhà nước. Nhiều sinh viên không học đúng nghề cũng đi làm xây dựng, hoăc mới ra trường nhảy vào làm quản lý, rồi trưởng phòng ,.. trong khi kiến thức không có mấy.
4. Hình thức đấu thầu phải đấu thầu rộng rãi, cho tất cả các công ty xây dựng đấu thầu và từ đó lựa chọn nhà thầu có năng lực nhất để thì công. Còn khi thi công không đảm bảo tiến độ, chất lượng thì cứ trừ tiền của các sếp nhà thầu đi để cho các công ty xây dựng bắt buộc phải tạo dựng 1 nguồn kĩ sư, kiến trúc sư có năng lực làm việc. Từ đó lương của a em kĩ sư, kiến trúc sư mới tăng lên được từ đó chất lượng xây dựng đảm bảo, không còn có các tệ nạn xấu trong việc đút lót kẻ cả khi công trình k đạt được chất lượng cũng bỏ qua do các tư vấn giám sát. Các công trình xây dựng nên tăng cường các kĩ sư để giúp cho các tổ đội thi công thi công được tốt hơn sẽ tránh thiệt hại cho nhà thầu cứ xây đi rồi là phá rất tốn chi phí ... và không được cái gì chậm tiến độ!
5. Các công ty xây dựng nên cử những người có năng lực có tâm huyết với nghề! đi học hỏi các công ty có trình độ tốt tại Việt Nam và nước ngoài để nâng cao trình độ thi công và chất lượng xây dựng.
Nói chung là còn nhiều thứ mình muốn góp ý lắm nhưng mà khi nào có dịp mình sẽ nói tiếp!
Vừa mới họp xong về việc triẻn khai thực hiện NĐ15 tại cơ quan. Bác Bộ ơi kíu vơi, kíu với dạo nào Bác làm việc với Bộ nội vụ sinh ra nhiều phòng chức năng thuộc Sở quá, sãi nhiều mà chả có việc nay có việc nhưng lại lan can nhiều phòng quá chả biết giao ai. Nào là phòng quản lý chất lượng (ha hà P. này thuộc cục giám định mình nhé, các Bác phải iu tiên nhé) phòng quản lý hoạt động xây dựng; Phòng quản lý kinh tế xây dựng; phòng quản lý quy hoạch, phòng hạ tầng kỹ thuật...Ví như việc góp ý thiết kế cơ sở được giao cho phòng QLXD (em nói ở địa phương em thôi nhé) nhưng dữ liệu để góp ý thì lại ở phòng QL quy hoạch (phòng này một thời em phụ trách, nói thật làm rất chán, chủ yếu ngồi gõ lại ý kiến của ông quy hoạch) nay thì NĐ15 yêu cầu thẩm tra thiết kế thì chả biết ông QL chất lượng hay ông QL xây dựng đây hay lại cả QL quy hoạch nữa. Riêng công trình hạ tầng kỹ thuật lại còn thêm ông QL hạ tầng nữa...Các Bác Bộ ơi, việc thay đổi hình thức quản lý luôn luôn liên quan đến cơ cấu tổ chức của cấp thực hiện và để ổn định tổ chức lúc nào cũng chả nhanh được, xin các Bác chóng làm việc với Bác Nội vụ để tinh gọn lại bộ máy và đỡ cực cho các tổ chức cá nhân có liên quan đến công tác của tụi em nhé. Bọn em mà đá từ phòng này qua phòng kia thì các Anh tư vấn, các Anh Chủ đầu to có mà rạc người mất. công việc làm không xong thì sẽ lại đến lúc phải thay đổi nghị định thì buồn lắm.
bác này nói hay thật, không sai vào đâu được dù là một tí xíu đi nửa. Theo khoản 6 điều 21 thì "thời gian thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng...... và không quá 30 ngày làm việc đối với các công trình còn lại kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ". Chưa chắc thời gian trên mà xong đâu
theo điểm b khoản 2 điều 21 thì " Sở xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm tra thiết kế các công trình xây dựng trên địa bàn theo chuyên ngành quản lý,..." vậy nếu là công trình giao thông (đường bộ > cấp III) thì Sở xây dựng kết hợp Sở Giao thông thẩm tra sao?
Mong các bác chỉ giúp, em còn nhỏ dại:D