Cách tính này rất hay và dễ dàng nhưng chỉ sợ các cơ quan xét duyệt không đồng ý, vì mình thấy khác với hướng dẫn tại Thông tư 05/2007/TT-BXD.
Xem bảng in
Gửi bạn cách tính chi phí dự phòng với dự án có thời gian thực hiện >2 năm. Qua đây bạn có thể giải thích với chủ đầu tư như trong bài viết này.
Đính kèm 3261
Mình mới tham gia khóa kỹ sư định giá tại ĐH Mở, được các thầy chỉ cho phương pháp dùng hàm FORECAST trong Excel để dự đoán chỉ số giá trên cơ sở dãy số do BXD công bố đến quí 1/2008. Từ đó, ta có được chỉ số giá cho các năm tương lai làm cơ sở cho việc chọn hệ số trượt giá tương ứng. Lúc này, chỉ cần lấy số vốn phân bổ cho năm tương lai của dự án (các bạn gọi là V trong các ví dụ minh họa) nhân với hệ số trượt giá tương ứng sẽ có lượng vốn cần dự phòng cho năm. Cộng dồn lượng vốn của các năm theo chiều dài dự án ta sẽ có tổng vốn dự phòng cần thiết của dự án.
VÍ DỤ: Chỉ số giá xây dựng công trình dân dụng, loại công trình nhà ở được BXD công bố từ năm 2004 đến quí 1/2008 lần lượt là:
138 142 146 170 240 Dùng hàm FORECAST cho 3 năm gần nhất 2008, 2007, 2006 tính được chỉ số giá cho 3 năm tiếp 2009, 2010, 2011 là: 279.33 326.33 373.33 Lúc này, nếu dự án bắt đầu trong năm 2008 và kết thúc đầu tư vào năm 2011, với phân bổ vốn hằng năm tương ứng là V1, V2, V3, V4 thì cần số vốn dự phòng cho toàn dự án là:
V = V1 + V2*((279.33/240)-1) + V3*((326.33/240)-1) + V4*((373.33/240)-1)
Ở đây, V1 giữ nguyên vì năm bắt đầu dự án là năm 2008 (chọn là năm gốc nên coi như không có trượt giá).
Mọi người góp ý thêm nhé!
Hàm FORECAST tính khá ok đấy, tôi có bản tính này các bạn tham khảo về cơ bản giống như cách bạn "nas_nguyen"
Mình thấy cái vụ tính dự phòng theo trượt giá này nó cứ thế nào ấy. Chính phủ, Bộ xây dựng có hẳn một ban bệ có đầy đủ con người, thông tin, máy móc (tổng cục thống kê) mà dự tính trượt giá còn sai, không chính xác, anh em mình tính sao được. Dự đoán theo máy cái công thức của Bộ hướng dẫn mà tính được thì giá cả đã không leo thang, công trình đã không phải bổ sung điều chỉnh giá. Nếu dự án xây dựng kéo dài thì xác định trượt giá thế nào.Mình thấy cách tính của bác @nas_nguyen cũng không ổn lắm. Chỉ số mà hàm FORECAST tính cho các năm 2009, 2010, 2011 đấy cũng chỉ là dự đoán thôi, không chính xác được, nó chỉ phù hợp khi mà thị trường tuân thủ đúng như các năm mình sử dụng để tính toán, mặt khác nó cũng không có tính pháp lý. Mà theo TT05 chỉ số giá do BXD công bố mới có tính pháp lý. Theo tôi, Bộ Xây dựng nên tính toán đưa ra con số cụ thể; dự phòng với dự án thực hiện trong 1 năm là bao nhiêu?; trong 2 năm?; 3 năm?, 4 năm....để anh em mình đỡ phải đau đầu. Ý mình là vậy, các bác thấy thế nào?
Theo minh hai cách tính là gần tương đương nhau:
Ban red eyes tính Ibq theo pp bình quân giản đơn con ban tatylic tính theo bình quân nhân(theo môn thống kê thì pp này chính xác hơn một chút) minh xin bổ sung thêm phần này:
Ixd(t)=Ixd(t-1)*Ibq.vidu:Ixd2008=Ixd2007*Ibq với gốc là 2007
-->Ixd2008=Ibq,Ixd2009=Ibq^2...
Gửi các bạn trong diễn đàn
Mình xin trích dẫn một cách tính như sau:
Dự án Đường dây 220kV dự kiến hoàn thành vào năm 2012, thời gian bắt đầu thực hiện dự án là năm 2008 (lập dự án đầu tư), như vậy nếu tính theo cách của bạn vuongquochung sẽ không tính hết được đến thời điểm thi công, ví dụ dự án khởi công vào năm 2011.
Xác định chỉ số giá xây dựng theo công bố của BXD đến năm 2008
/2005/ /2006/ /2007/ /2008/
163 174 204 282
mức tăng chỉ số 03 năm gần nhất:
11 30 78
mức tăng chỉ số giá XD trung bình kể từ năm 2005 trở đi:
(11+30+78)/3 = 39,67
Chỉ số giá xây dựng cho các năm 2009:
Ixd(2009) = Ixd(2008)+39.67 = 282+39.67 = 321.67
Tương tự cho các năm 2010, 2011 lần lượt là: 361,33; 401.
Năm lập DAĐT là 2008, quy đổi về 2008 làm gốc: chọn là 100
Vậy các năm 2009 là: 321.67/282% = 114.0662
lần lượt cho các năm 2010, 2011, 2012 là: 128,1342, 142,198, 156,2634
Hệ số % dự phòng trượt giá 2009, 2010, 2011 là:
14,07%; 28,13%; 42,2%
Hệ số dự phòng trượt giá sẽ là: (14,07%+28,13%+42,02%)/3 = 28,13%
Các bạn xem và cho ý kiến góp ý nhé!
E thấy vấn đề tính dự phòng trượt giá này chưa được rõ lắm. vì E mới tham khảo được một cách tính dự phòng trượt giá của PSG. TS Trần Trịnh Tường nguyên Viện Trưởng viện KT-XD của Bộ xây dựng nhưng cách tính này cũng chỉ để tham khảo vì Nghe thầy nói là đang kiến nghị Bộ XD hướng dẫn cách tính trượt giá này bằng một văn bản chính thức. E gởi kèm lên đây các anh, chị tham khảo để hiểu rõ hơn.
Bạn ngthinhk46: cách tính của Thầy Tường cũng dựa trên kế hoạch phân bổ vốn. nhưng lúc gặp thầy thì E lại quên hỏi vấn đề này:
Đây là cách tính của thầy Tường
Tài liệu tham khảo của PGS.TS Trần Trịnh Tường – Nguyên viện trưởng viện KT-XD Bộ XDHƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH CHỈ SỐ TRƯỢT GIÁVD: Có một dự án XD dân dụng công trình nhà ở khu vực Hà Nội có tổng vốn đầu tư 450tỷ đồng. thời điểm lập dự án: 2007, kế hoạch tiến độ thực hiện dự án là 4 năm, phân bổ như sau:(NĐ99/2007 và các văn bản hướng dẫn thực hiện)
Bảng 1: Kế hoạch phân bổ vốn theo tiến độ thực hiện:
ĐVT: Tỷ đồngChỉ tiêu vốn đầu tưKế hoạch tiến độ thực hiện (năm)2008 2009 2010 201180 150 160 60
Bước 1: Dựa trên chỉ số giá XD gốc (năm 2000 là 100) do BXD công bố để xác định chỉ số giá liên hoàn (năm sau so với năm trước) cụ thể:
Bảng 2:
Chỉ tiêuChỉ số trượt giá do BXD công bố 2004 2005 2006 2007139 144 149 165Chỉ số trượt giá liên hoàn (năm sau/năm trước) 1,036 1,035 1,107
Bước 2: Xác định chỉ số trượt giá bình quân hàng năm ít nhất là 3 năm trước thời điểm lập dự án
Bước 3: Xác định chỉ số trượt giá từng năm sau khi triển khai thực hiện dự án:(1,036 + 1,035 + 1,107) /3 = 1,059
1/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ nhất = 1,095
2/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ hai = 1,121 (1,095 x 1,095)
3/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ ba = 1,187 (1,121 x 1,095)
4/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ tư = 1,258 (1,187 x 1,095)
Bước 4: Xác định đầu tư phân bổ hàng năm đã bao gồm trượt giá:
1/ Vốn đầu tư năm thứ nhất: 80tỷ x 1,095 = 84,720 tỷ
2/ Vốn đầu tư năm thứ hai: 150tỷ x 1,121 = 168,150 tỷ
3/ Vốn đầu tư năm thứ ba: 160tỷ x 1,187 = 189,920 tỷ
4/ Vốn đầu tư năm thứ tư: 60tỷ x 1,125 = 75,480 tỷ
Tổng cộng vốn đầu tư của dự án bao gồm yếu tố trượt giá:
84,720 + 168,150 + 189,920 + 75,480 = 518,270 (tỷ)
Trong đó dự phòng do trượt giá sẽ là:
518,720 – 450 = 68,270 (tỷ) (bằng 11,51% so với tổng mức đầu tư chưa có trượt giá)
Trong cách tính bạn Honda69 đưa ra thì bước 2 có vấn đề khá nghiêm trọng về mặt toán học.
Bước 2: Xác định chỉ số trượt giá bình quân hàng năm ít nhất là 3 năm trước thời điểm lập dự án
(1,036 + 1,035 + 1,107) /3 = 1,059333
Chỉ số giá là một chuỗi số nhân vì vậy khi tính bình quân công bội không thể cộng lại chia trung bình như vậy được (mặc dù sai khác giữa 2 cách tính là không nhiều)
công thức tổng quát tính bình quân cho n năm là (I1*I2*.....*In)^(1/n)
tính cho trường hợp 3 năm như trên (1,036 * 1,035 * 1,107)^ (1/3) = 1,058805
có thể thấy kết quả không khác nhau nhiều lắm trong trường hợp này nhưng bản chất toán học thì hỏng hẳn.
bước thứ 3 ngay lập tức đã tính như một chuỗi số nhân. Như vậy bước 2 và bước 3 đá nhau và bước thứ 2 chắc chắn là sai vì tính trung bình cộng thì chỉ áp dụng cho chuỗi số cộng mà thôi.
Mình thấy công thức điều chỉnh trượt giá trong TT05 là thiếu số năm. (Kỳ nhỉ, bao nhiêu người soi mà vẫn sai, hihi)
Vậy công thức đúng là: t*V*(Ixdbq+- detalIxd)
Nghĩa là bỏ qua mức biến động giá đột biết. Thì giả sử mỗi năm trượt giá khoảng 8% (trung bình)
bốn năm sẽ trượt giá 32% Nếu công trình có tổng mức đầu tư (k kể lãi vay) khoảng 10.000tỷ thì chi phí trượt giá là 3200tỷ. Có bác nào thẩm tra mà dám ký không?
Toàn ép xuống khoảng 20% thôi. (Lý luận là nếu phân đoạn thời gian xây dựng: nghĩa là phân bổ V thành V1, V2, V3, V4 theo các năm thì nó sẽ thấp hơn chỉ tầm khoảng thế)
và công thức trược giá sẽ thành: V1x1,08^1+V2x1,08^2+V3x1,08^3+V4x1,08^4
Thế thì tại sao bộ xây dựng không phẩn bổ theo công thức phân đoạn thời gian xây dựng cho rồi. Nếu để mà k dám thực hiện thì thật là vô nghĩa.
Còn nếu nói rằng khó mà phân chia được chính xác Tổng mức đầu tư cho mỗi năm xây dựng thì đừng ép kiểu tính 20% cho rồi.