Vậy thì tại một dự án, giá trị gói thầu tư vấn đối với thiết kế 2 bước nhiều CĐT có thể tách giá trị tư vấn ra để dưới 500 triệu rồi chỉ định thầu .
Xem bảng in
Vậy thì tại một dự án, giá trị gói thầu tư vấn đối với thiết kế 2 bước nhiều CĐT có thể tách giá trị tư vấn ra để dưới 500 triệu rồi chỉ định thầu .
Tất nhiên thiết kế 2 bước thì phải có 2 hợp đồng rõ ràng, và có thể là 2 nhà thầu chứ chắc gì đã là 1 nhà thầu.
Quay lại vấn đề: Điều 56 đã nói khá rõ, vì vậy lựa chọn hình thức chỉ định thầu rút gọn hay chỉ định thầu thông thường hình thức nào cũng OK, miễn là gói thầu nằm trong hạn mức Chỉ định thầu Điều 54.
Theo Điều 54, Điều 56 Nghị định 63, ta có thể chia nhóm gói thầu áp dụng hình thức Chỉ định thầu rút gọn và Thông thường theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu như sau:
1. Các gói thầu áp dụng Chỉ định thầu Rút gọn
Nhóm 1 - Các gói thầu không quy định hạn mức
Gói thấu thuộc Điểm a Khoản 1 Điều 22 - Luật ĐT "Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;" trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước.
- Nhóm 2. Các gói thầu có quy định hạn mức
Gói thầu thuộc Điểm e Khoản 1 Điều 22 Luật ĐT có hạn mức:
+ Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
+ Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên."
2. Các gói thầu áp dụng Chỉ định thầu Thông thường
Nhóm 1 - Các gói thầu không quy định hạn mứcGói thầu thuộc Điểm b, c, d, đ Khoản 1 Điều 22 - Luật Đấu thầu, cụ thể:
b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
3. Các gói thầu phải thực hiện đấu thầu
Gói thầu thuộc Điểm e Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu có hạn mức:
+ Lớn hơn 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; Gói thầu lớn hơn 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
+ Lớn hơn 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
(Em tổng hợp sưu tầm các bác tham khảo)
Theo điều 22 luật ĐT thì có 06 trường hợp chỉ định thầu a,b,c,d,đ,e. Đối với chỉ thầu rút gọn theo ND63 thì chỉ có 2 trường hơp a và e của điều 22 luật đấu thầu cụ thể:
1. Đối với gói thầu quyđịnh tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiệnđể bảo đảm bí mật nhà nước.
2. Đối với gói thầutrong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này.
Như vậy sẽ có 4 trường hợp còn lại sẽ áp dụng chỉ định thầu thông thường.
Các bác nghiên cứu văn bản này của Cục QLĐT_ Bộ KHĐT sẽ rõ nhé:
http://baodientu.chinhphu.vn/Tra-loi...gon/206292.vgp
Chuẩn rồi bác ạ. Cám ơn bác đã có sự tổng hợp rất mạch lạc, dễ hiểu!
Theo Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu 2013 có nêu 06 điểm (a, b, c, d, đ, e) thuộc trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu, trong đó có Điểm e quy định về gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Trên cơ sở quy định này, Điều 54 của Nghị định 63/CP có nêu rõ các gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu bao gồm: không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công.
Trường hợp người có thẩm quyền phê duyệt áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu là chỉ định thầu, chủ đầu tư cần nghiên cứu để lựa chọn áp dụng quy trình chỉ định thầu cho phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu. Cụ thể, Khoản 2 Điều 56 của Nghị định 63/CP quy định chỉ áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với:
(1) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng, gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề, gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách (theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu 2013);
(2) Gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định 63/CP (đã nêu cụ thể hạn mức ở trên).
Theo đó, đối với trường hợp các gói thầu còn lại quy định tại Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu 2013 (là các gói thầu căn cứ theo tính chất, phạm vi công việc mà không căn cứ theo hạn mức) phải áp dụng quy trình chỉ định thầu thông thường theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 của Nghị định 63/CP.
Trong thực tế, nhiều chủ đầu tư vẫn bị nhầm lẫn với quy định của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP nên băn khoăn về việc vậy gói thầu có giá trị trong hạn mức bao nhiêu sẽ được áp dụng theo quy trình chỉ định thầu thông thường?
Theo quy định của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, do hạn mức gói thầu được áp dụng chỉ định thầu lớn (gấp 02 đến 06 lần so với hạn mức quy định trong Nghị định 63/CP) nên Nghị định chia thành 2 loại hạn mức khác nhau để quy định về việc áp dụng quy trình chỉ định thầu cho phù hợp. Cụ thể đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn, hàng hóa, xây lắp có giá trị không quá 500 triệu đồng được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn (Khoản 2 Điều 41 của Nghị định 85/2009/NĐ-CP); các gói thầu còn lại có giá trị từ 500 triệu đồng đến không quá 02 tỷ đồng đối với hàng hóa, không quá 03 tỷ đồng đối với dịch vụ tư vấn hoặc không quá 05 tỷ đồng đối với xây lắp phải áp dụng quy trình chỉ định thầu thông thường.
Cơ bản gói thầu nào thực hiện chỉ định thầu rút gọn thì qua các bài thảo luận dưới đã rõ ràng. Mình gửi văn bản trả lời của Cơ quan nhà nước để mọi người cùng tham khảo.
Theo khoản 2. Điều 56: Đối với gói thầu nằm trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này -> chủ đầu tư tự quyết định quy trình lựa chọn nhà thầu (theo quy trình thông thường hoặc theo quy trình rút gọn) tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu.
Nếu bác này làm ở BKHĐT và tham mưu một văn bản nêu nội dung giống vậy thì hay biết mấy.
- Ai cũng hiểu như bạn là thì tốt rồi, vấn đề khi mấy cụ đi thanh tra thì hỏi sao không lập HSYC, mà cứ rút gọn, rút gọn, rút gọn không vậy.
- Luật VN mình qui định cụ thể còn bị thực hiện theo kiểu mạnh ai nấy hiểu huống chi qui định thoáng thoáng . . .