Phục hồi các bài thảo luận đã xóa nhầm
Trích dẫn:
Gửi bởi
minhtuong
Mình lập chủ đề này để mọi người đóng góp thảo luận các điểm mới của Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Chủ đề này được mình lập vào tối ngày 18/2/2009 và đang được mọi người thảo luận rất sôi nổi. Rất tiếc, do sơ xuất trong lúc dọn dẹp, tất cả các bài thảo luận đã bị mất. Trong lúc chờ bộ phận kỹ thuật của diễn đàn tìm cách khôi phục, nếu có thể, các bạn vui lòng đưa lại các bài viết của mình.
Thành thật xin lỗi và mong các bạn thông cảm.
Cảm ơn anh minhtuong đã sớm lập ra chuyên mục thảo luận rất bổ ích này. Tuy anh đã xóa nhầm nhưng các thông tin vẫn còn lưu ở máy chủ google, em đã khôi phục nội dung các bài đã thảo luận dưới đây để mọi người cùng tham khảo:
Chủ đề của anh minhtuong nêu ra là:
Trích dẫn:
Điều 5. Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và xin phép đầu tư
Điều 6. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)
Các bạn hiểu chữ trong dấu ngoặc () được sử dụng như thế nào theo Nghịđịnh 12?
Trả lời của hongngan99:
Trích dẫn:
Theo tôi trong ngoặc được hiểu là hoặc, có thể được gọi là :
Ví dụ: Lập dự án đầu tư có thể được gọi là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cũng được.
Theo tôi hiểu là vậy, các bạn cho ý kiến thêm.
Trả lời của capovoc:
Trích dẫn:
hongngan99 hiểu không đúng.Đây được hiểu là tên gọi phân loại dự án ở mức độ khác nhau trước khi luật XD ra đời và nó có í nghĩa tương tư.Thực ra đó là tên gọi cũ được sử dụng trong ND 52.
Trả lời của chuyengiadauthau:
Trích dẫn:
Trước đây chưa có sự thống nhất giữa hai khái niệm Dự án đầu tư và Nghiên cứu khả thi trong Nghị định 16 + 112 về Quản lý dự án (do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo) và Nghị định 58 về Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu (do Bộ KHĐT chủ trì soạn thảo) thì nay Nghị định 12 đã đóng mở ngoặc thêm hai khái niệm. Theo thông lệ quốc tế họ cũng gọi là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (prefeasibility study) và Báo cáo nghiên cứu khả thi (feasibility study). Việc bổ sung thêm hai khái niệm này cũng dễ phân biệt hơn trong quá trình áp dụng.
Trích dẫn:
- Quy định về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (Mục 3, Nghị định 16 + 112) được quy định lại trong Nghị định 12: "
Trích dẫn:
Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng".
- Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình (Mục 6, Nghị định 16 + 112) được quy định lại trong Nghị định 12: " Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình".
Xem thêm Điều 57. Tổ chức thực hiện- Nghị định 12.
Trích dẫn:
Như ở bài trên, về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng trong Nghị định 12 quy định thực hiện theo Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008. Nhưng vấn đề về thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng quy định tại điều 26 (thuộc mục 3, nghị định 16) được giữ lại trong Nghị định 12 thể hiện ở Điều 15. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
Quy định cũng mềm dẻo hơn:
1. Khuyến khích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với công trình xây dựng có yêu cầu về kiến trúc.
2. Đối với công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù thì người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc tối ưu đáp ứng yêu cầu mỹ quan, cảnh quan đô thị
Trước đó Điều 26 Nghị định 16 yêu cầu phải thi tuyển kiến trúc với: Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên, các công trình văn hoá, thể thao và các công trình công cộng khác có quy mô cấp I, cấp đặc biệt; Các công trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị lớn như tượng đài, cầu vượt sông, cầu cạn có quy mô lớn, trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà ga đường sắt trung tâm, nhà ga cảng hàng không quốc tế, các công trình là biểu tượng về truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương.
Trả lời của hongngan99:
Trích dẫn:
Nghị định này có qui định mới hơn đối với việc cấp chứng chỉ kỹ sư tư vần giám sát. "Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
2. Đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp, đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 3 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ này chỉ được dùng để thực hiện giám sát đối với công trình cấp IV". Các bác cho ý kiến thêm
Trách nhiệm rồi đây.... (?)
-Ừh đứng là luật Việt mà. Mình thấy tại Đ 10.6 "Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng." Hay nhỉ, hóa ra TKCS không thuộc hồ sơ dự án????
Các bộ, sở chuyên ngành trước kia Thẩm định TKCS thì nay chỉ là trả lời ý kiến về TKCS của cơ quan đầu mối thẩm định dự án. Như vậy, cấp tỉnh, các sở KHĐT phải tăng cường năng lực chuyên ngành để đáp ứng nhiệm vụ thẩm định cả TKCS và thuyết minh dự án (dự án) phải không các pro?
- Các trường hợp được điề chỉnh DA lần này có thêm trường hợp thư 4 nữa do giá cả thị trường vừa qua. Đây là đưa cuộc sống vào Luật đây!
Điều chỉnh dự án đầu tư tại điều 14 khoản d Nghị định 12
Nghị định 12/2009/NĐ-CP:
Trích dẫn:
Điều 14. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;
d) Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình.
Như vậy NĐ 12 cho phép điều chỉnh dự án do biến động giá.
Cũng theo Nghị định 12 về điều khoản thi hành:
Trích dẫn:
Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Điều 7, Nghị định 99 về điều chỉnh tổng mức đầu tư
Trích dẫn:
1. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng;
b) Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c) Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
Các bạn có thấy có vấn đề gì đó chưa rõ giữa các Nghị định 12 và 99 trong vấn đề điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư khi có biến động giá hay không?
Nghị định 12 cho phép điều chỉnh dự án do biến động giá, nhưng ở phần thi hành thì nói thực hiện việc quản lý chi phí theo Nghị định 99, rồi ở Nghị định 99 thì lại không điều chỉnh tổng mức đầu tư do biến động giá,...
Vậy điều chỉnh dự án trong trường hợp "Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái" tại điều 14 khoản d Nghị định 12 không phải là điều chỉnh tổng mức đầu tư???:D
Hay mình hiểu chỗ nào chưa đúng chăng?