Tóm lại là đợi :D
Cho tôi hỏi vậy một người có thể giám sát vài gói thầu của 1 công trình được không :-w
Xem bảng in
Nếu bạn ở vị trí là cán bộ của một cơ quan quản lý nhà nước thì nói câu này mình công nhận đúng, còn ở góc độ người tư vấn hay nhà đầu tư thì e rằng không phù hợp.
Theo NĐ 12, đến giờ này mình khẳng định là được, và không có cơ quan nhà nước nào có thể phạt được. Tuy nhiên, khi thông tư hướng dẫn của BXD, nếu hướng dẫn khác(nếu có) thì bạn phải điều chỉnh lại cho đúng khi thông tư có hiệu lực.
Vậy giả sử một người được giám sát nhiều CT (thực tế đã có) vậy xin hỏi:Một người có thể làm kỹ thuật cho nhiều (2) công trình. Khi 2 CT đó có cùng một giám sát, có tính chất tương tự nhau (cũng xây nhà lớp học 8 phòng, 2 tầng, cách nhau khoảng 1,5km) nhưng khác chủ đầu tư, khác đơn vị thi công ??Em tìm mãi không thấy tài liệu hướng dẫn nào.
Ý của tôi là nếu giám sát được giám sát nhiều hơn 1 cT thì KTB có được làm nhiều hơn một CT hay không thôi. Tôi vẫn thấy ở các ban QLDA-XD ở các huyện một người có thể giám sát máy công trình của mấy chủ đầu tư? Vậy tôi có thể làm KTB cho mấy nhà thầu cùng một lúc được không?
Bạn thân mến. Vấn đề trên đúng hay không thì không phụ thuộc vào bạn là người của cơ quan QLNN hay tư vấn mà phụ thuộc bạn có thuộc đối tượng trong phạm vi điều chỉnh của qui định pháp luât hay không.
Nếu ở góc độ Tư vấn, chúng ta càng cảm thấy một cán bộ tư vấn giám sát chuyên nghiệp thì không thể giám sát một lúc nhiều công trình được, nếu đặt hết tâm huyết vào sự nghiệp giám sát chất lượng công trình xây dựng.
Có những điều có thể pháp luật không cấm và bạn có thể làm, nhưng lương tâm và tâm huyết nghề nghiệp sẽ ngăn trở bạn.
Câu hỏi của các Bác Bộ Xây dựng đã trả lời rồi đấy các Bác ạ...tại địa chỉ này: http://www.moc.gov.vn/site/moc/faq?qId=2813
Tôi copy ra đây để cùng xem xét:
"Câu hỏi của bạn Lê Hiếu Trung Tại hòm thư trungx94a2@yahoo.com.vn hỏi :
Doanh nghiệp chúng tôi là 100% vốn Nhà nước. Khi triển khai tổ chức giám sát thi công xây dựng do công trình mình làm Chủ đầu tư đã gặp phải những vướng mắc sau:
- Theo công văn 1989/BXD-VP ngày 19/9/2007, do Bộ Xây dựng ký. Tại mục số 6: có cho phép tại các khu vực thiếu người có thể cho phép Giám sát thi công được giám sát nhiều hơn một công trình.
- Do công trình của chúng tôi nằm rải rác ở địa bàn nông thôn và có giá trị nhỏ (Tổng mức đầu tư khoảng 700 triệu đồng). Nên chúng tôi có cho phép 01 giám sát thi công (có chứng chỉ hành nghề), gọi là giám sát trưởng - được đứng ra tổ chức giám sát nhiều công trình cùng một lúc.
- Sự việc xảy ra như sau: người giám sát trưởng này có tổ chức các giám sát viên giám sát trực tiếp cho từng công trường (có bằng cấp, đã học qua lớp bồi dưỡng giám sát, chưa có chứng chỉ) theo sự chỉ đạo của giám sát trưởng. Các diễn biến công việc trên công trường được thể hiện ở sổ nhật ký công trình.
Ví dụ: lúc 9h ngày 12/12/2008 tại công trình A, giám sát viên A, có đổ bê tông móng.
Cùng lúc đó tại công trình B, giám sát viên B cũng đổ bê tông móng.
+ 02 anh giám sát tên A & B cùng gửi biên bản nghiệm thu công việc cho 01 anh giám sát trưởng (có chứng chỉ hành nghề) ký biên bản nghiệm thu cùng ngày giờ như trên.
- Xin hỏi Cục giám định như sau: Tại cùng một thời điểm (cùng giờ, cùng ngày), người giám sát trưởng này có được quyền ký các biên bản nghiệm thu như trên không ? (công việc, hạng mục...).
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
Theo mục 6 công văn số 1989/BXD-VP ngày 19/09/2007 của Bộ Xây dựng về việc giải đáp các vướng mắc, kiến nghị trong quản lý đầu tư xây dựng có cho phép giám sát thi công xây dựng được thực hiện hơn một công việc trong cùng một thời gian cho một chủ đầu tư, nhưng đảm bảo nguyên tắc công việc phải được kiểm soát, nghiệm thu theo quy định, không làm gián đoạn thực hiện công việc theo tiến độ; đồng thời phải chịu trách nhịêm về chất lượng, tiến độ của công trình.
Theo điểm a mục 2 điều 24 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng có ghi “kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường”. Theo quy định của luật hành chính, biên bản được lập nếu đối tượng nghiệm thu không có mặt tại thời điểm lập biên bản thì biên bản đó là vô hiệu (lập biên bản khống).
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng."
Tóm lại là cùng ngày khác giờ là được, chú ý lúc ghi nhật ký công trình.
Thực ra văn bản 1989/BXD-VP là chữa cháy thôi, còn người ra văn bản không muôn như vậy.