Điều kiện năng lực các lĩnh vực trong hoạt động xây dựng (Bổ sung)
* Theo 10 /2008/QĐ-BXD ngày 25/6/2008:
9/ Điều kiện năng lực của nhà thầu:
Điều 5. Điều kiện năng lực của nhà thầu :-?
Nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt nêu tại Điều 4 của Quy định này phải đáp ứng các điều kiện năng lực sau đây:
1. Chỉ huy trưởng công trường hoặc người phụ trách kỹ thuật của nhà thầu phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian liên tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 7 năm và đã tham gia thi công ít nhất một công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có quy mô tương tự hoặc quy mô ở cấp thấp hơn liền kề.
2. Những cán bộ kỹ thuật của nhà thầu làm việc tại công trình phải có trình độ đại học hoặc cao đẳng thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian liên tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 2 năm đối với người có trình độ đại học, 4 năm đối với người có trình độ cao đẳng.
3. Các công nhân kỹ thuật trực tiếp thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải có chứng chỉ đào tạo nghề phù hợp. Riêng đối với công nhân vận hành, điều khiển máy móc, thiết bị thi công chính có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thì phải có thời gian kinh nghiệm ít nhất 1 năm.
4. Máy móc, thiết bị chủ yếu để thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải được kiểm định theo quy định, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công việc và an toàn vận hành.
5. Nhà thầu đã tham gia thi công ít nhất một công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có cấp thấp hơn liền kề.
6. Tuỳ theo khối lượng công việc, quy mô công trình, nhà thầu thực hiện công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải có đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và máy móc, thiết bị đảm bảo điều kiện năng lực phù hợp với từng công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo Quy định này. Nhà thầu có thể thuê thầu phụ để đảm bảo đủ các điều kiện năng lực theo yêu cầu tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
Điều 4. Công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt Những công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt theo Quy định này bao gồm:
1. Các công việc:
a. Xử lý nền móng sử dụng cọc barret và cọc khoan nhồi cho các loại công trình xây dựng.
b. Phá dỡ công trình có chiều cao từ 10 mét trở lên.
c. Lắp đặt thiết bị siêu trường, siêu trọng.
2. Các hạng mục công trình:
a. Tầng hầm của các công trình: nhà cao tầng, bãi đỗ xe ngầm, các loại công trình khác.
b. Đập có chiều cao trên 25 mét: bao gồm đập bê tông, đập đất, đá của công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
c. Bồn chứa, bể chứa, đường ống dẫn xăng, dầu, khí.
3. Các công trình:
a. Công trình nhà cao từ 20 tầng trở lên hoặc công trình có khẩu độ từ 36 mét trở lên.
b. Công trình dạng tháp có chiều cao từ 50 mét trở lên.
c. Công trình cầu có chiều dài nhịp chính từ 100 mét trở lên, cầu vòm có chiều cao từ 50 mét trở lên, cầu có trụ cao từ 30 mét trở lên.
d. Công trình ngầm: như hầm của các loại công trình khai thác mỏ, thuỷ điện, giao thông và các loại công trình khác.
e. Công trình trên biển: như các công trình đê chắn sóng biển, công trình giàn khoan trên biển, đường ống dẫn dầu, khí ngoài biển và các loại công trình khác ngoài biển.
bye bye!=D>
7/ Về quy hoạch(bổ sung thêm)
7/ Về quy hoạch(bổ sung thêm).
* Luật Xây dựng:
Điều 14. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng
1. Tổ chức thiết kế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng;
b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp;
c) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch xây dựng, chủ trì thiết kế chuyên ngành thuộc đồ án quy hoạch xây dựng phải có năng lực hành nghề xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với từng loại quy hoạch xây dựng.
2. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng;
b) Có đăng ký hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng.
Chính phủ quy định phạm vi hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
quả là những điều mà ko để ý
Đối với những cán bộ kỹ thuật ngoài hiện trừơng của những thế hệ 6x-7x thì những điều này quả là rất mới mẻ x(( ngoài công trừơng lấy đâu thời gian để coi ):((
Điều kiện năng lực các lĩnh vực trong hoạt động xây dựng (Bổ sung 1)
10/Về yêu cầu năng lực của Ban quản lý dự án.
Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007
I. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
1. Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư phải thành lập Ban quản lý dự án (sau đây viết tắt là Ban QLDA), trừ trường hợp dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng.
Ban QLDA là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng tư cách pháp nhân của chủ đầu tư để thực hiện quản lý dự án. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA do chủ đầu tư giao.
Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA do chủ đầu tư quyết định phù hợp với quy mô, tính chất, yêu cầu của dự án và nhiệm vụ, quyền hạn được chủ đầu tư giao. Ban QLDA có thể thuê tổ chức, cá nhân tư vấn để tham gia quản lý, giám sát khi không có đủ điều kiện, năng lực để tự thực hiện, nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận.
Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA gồm có giám đốc, các phó giám đốc, các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ; những người tham gia Ban QLDA có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giám đốc, các phó giám đốc và những người phụ trách về kỹ thuật, kinh tế, tài chính phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phụ trách và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì các chức danh nêu trên có thể giao cho những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc các chuyên ngành phù hợp.
2. Đối với những dự án quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không thành lập Ban QLDA mà sử dụng các đơn vị chuyên môn của mình để quản lý dự án; trường hợp cần thiết có thể thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý dự án.
3. Ban QLDA được giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
II. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
1. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án thì nhà thầu tư vấn phải thành lập một tổ chức để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Cơ cấu, thành phần của tổ chức này gồm có giám đốc tư vấn quản lý dự án, các phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn theo hợp đồng mà nhà thầu tư vấn đã ký với chủ đầu tư.
Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Nghị định 16/CP. Các phó giám đốc và những người phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ phải có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành phù hợp và có thời gian làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm.
Nhà thầu tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia một số phần việc quản lý dự án, nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức tư vấn trực tiếp thực hiện quản lý dự án tại công trường do nhà thầu tư vấn giao bằng văn bản và phải được gửi cho chủ đầu tư để thông báo tới các nhà thầu có liên quan.
Văn bản số: 1394/BXD-PC ngày 28/6/2007
6. Về yêu cầu năng lực của Ban quản lý dự án: Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án gồm có giám đốc, các phó giám đốc và các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ. Những người tham gia Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giám đốc, các phó giám đốc và những người phụ trách về kỹ thuật, kinh tế, tài chính phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phụ trách và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì các chức danh nêu trên có thể giao cho những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc các chuyên ngành phù hợp.Đối với trường hợp Chủ đầu tư không phải là đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì đơn vị quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với Chủ đầu tư để quản lý dự án. Người do đơn vị quản lý, sử dụng công trình cử tham gia vào Ban quản lý dự án được bổ nhiệm làm phó giám đốc Ban quản lý dự án và không nhất thiết phải bảo đảm những yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm nêu trên.
bye bye!
2 đính kèm
Điều kiện năng lực các lĩnh vực trong hoạt động xây dựng (Bổ sung 2)
11/Năng lực phòng thí nghiệm chuyên ngành:
Quyết định số: 11/2007/QĐ-BXD ngày 01/7/2008
Điều 3. Giải thích từ ngữ
3.Năng lực phòng thí nghiệm là khả năng hoạt động của phòng thí nghiệm, được đánh giá thông qua các tiêu chí về: không gian và môi trường làm việc của phòng thí nghiệm; trang thiết bị thí nghiệm và khả năng thực hiện của nhân viên thí nghiệm tương ứng với các tiêu chuẩn kỹ thuật của phép thử; khả năng tổ chức và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm; hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm.
4.Chứng chỉ đào tạo quản lý cho cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm, chứng chỉ đào tạo nhân viên thí nghiệm là văn bản chứng nhận năng lực quản lý phòng thí nghiệm, năng lực thực hiện các phép thí nghiệm; do các cơ quan có chức năng của Việt Nam và các tổ chức quốc tế (được Bộ Xây dựng công nhận) đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ.
Điều 8. Hồ sơ đăng ký công nhận hoặc công nhận lại phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được nêu trong tiêu chuẩn TCXDVN 297-2003 (Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Tiêu chuẩn công nhận), bao gồm:
-Đơn xin công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo mẫu của Phụ lục, TCXDVN 297-2003);
-Quyết định thành lập phòng thí nghiệm của cơ quan quản lý trực tiếp;
-Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng thí nghiệm;
-Bản sao chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm và đo lường của cơ quan có thẩm quyền;
-Bản sao chứng chỉ đào tạo của trưởng phòng thí nghiệm, thí nghiệm viên hay công nhân kỹ thuật thí nghiệm do các cơ quan có chức năng đào tạo cấp;
-Báo cáo khả năng và tình hình hoạt động của phòng thí nghiệm (theo mẫu của Phụ lục, TCXDVN 297-2003);
-Bản vẽ mặt bằng phòng thí nghiệm (mặt bằng với kích thước phòng, vị trí các thiết bị thí nghiệm, vị trí lưu mẫu…) và điều kiện môi trường làm việc.
-Hợp đồng mua, hóa đơn và biên bản bàn giao thiết bị thí nghiệm và đo lường của phòng thí nghiệm; quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các thiết bị được điều chuyển từ các cơ quan khác.
-Hợp đồng sử dụng lao động đối với cán bộ quản lý và nhân viên thí nghiệm được đăng ký trong hồ sơ.
-Đối với các phòng thí nghiệm xin công nhận lại, phải cung cấp bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của phòng thí nghiệm theo TCVN ISO 9001:2000 (Hệ thống quản lý chất lượng. Các yêu cầu).
Điều 11. Tùy theo quy mô, tính chất phức tạp và số lượng các phép thử, Bộ Xây dựng sẽ có quyết định thành lập tổ chuyên gia tư vấn để tiến hành đánh giá năng lực của phòng thí nghiệm. Tổ chuyên gia tư vấn bao gồm đại diện của cơ quan đánh giá công nhận, cơ quan quản lý chất lượng công trình xây dựng tại địa phương và chuyên gia lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành.
Điều 12. Đánh giá phòng thí nghiệm bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
-Quyết định thành lập phòng thí nghiệm, quyết định bổ nhiệm trưởng phòng thí nghiệm;
-Đối chiếu hợp đồng mua, hóa đơn và biên bản bàn giao trang thiết bị thí nghiệm/văn bản điều chuyển trang thiết bị của cấp có thẩm quyền; hợp đồng lao động của các cán bộ quản lý và nhân viên thí nghiệm được đăng ký;
-Xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn TCXDVN 297-2003, bao gồm: điều kiện môi trường làm việc của phòng thí nghiệm; chứng chỉ đào tạo cán bộ quản lý và các nhân viên thí nghiệm; tình trạng trang thiết bị và chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị; các tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật của phòng thí nghiệm đối với nội dung đăng ký của cơ sở;
-Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm, bao gồm: quy trình khảo sát, lấy mẫu tại hiện trường; hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị và quy trình thí nghiệm cho mỗi phép thử; các sổ sách ghi chép (giao nhận mẫu; kết quả quá trình thí nghiệm; lưu mẫu); phiếu kết quả thí nghiệm; chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 (đối với các cơ sở đăng ký công nhận lại).
Điều 13. Sau khi kết thúc công việc đánh giá, tổ chuyên gia đánh giá sẽ có báo cáo kết quả đánh giá (theo mẫu Phụ lục 1). Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá, nếu đảm bảo các yêu cầu theo quy định, cơ quan đánh giá công nhận sẽ đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, ra quyết định công nhận phòng thí nghiệm (theo mẫu Phụ lục 2).
Điều 26. Cơ sở quản lý phòng thí nghiệm phải lập báo cáo tình hình hoạt động trong năm của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo mẫu Phụ lục 3) và gửi về cơ quan đánh giá công nhận trước ngày 31/01 của năm sau.
Điều 29. Đối với các phòng thí nghiệm công nhận lại, yêu cầu tại Điều 8 về chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 được thực hiện kể từ ngày 01/6/2009.
bye bye!
Các bạn có thể tham khảo TCXDVN 297-2003 và TCVN ISO 9001:2000 dưới đây>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> >>>>>>>>
2 đính kèm
Điều kiện năng lực các lĩnh vực trong hoạt động xây dựng (Bổ sung 3)
12/Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007
Điều 18. Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1. Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
2. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có ít nhất 3 người có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1: có ít nhất 5 kỹ sư định giá xây dựng hạng 1;
b) Hạng 2: có ít nhất 3 kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 hoặc 1 kỹ sư định giá xây dựng hạng 1.
3. Cá nhân hoạt động độc lập về tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ là kỹ sư định giá xây dựng.
4. Tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng chỉ được thực hiện các công việc tư vấn trong phạm vi hoạt động quy định đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động tư vấn của mình.
5. Bộ Xây dựng quy định phạm vi hoạt động của cá nhân, tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hạng kỹ sư định giá xây dựng, hướng dẫn việc đào tạo, cấp, quản lý chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.
Quyết định số 06/2008/QD9-BXD ngày 18/4/2008
Điều 4. Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
1. Cá nhân hoạt động độc lập về tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng;
b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hạng 1: có ít nhất 5 kỹ sư định giá xây dựng hạng 1;
b) Tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hạng 2: có ít nhất 3 kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 hoặc 1 kỹ sư định giá xây dựng hạng 1.
Bye bye!:-w
Các bạn có thể tham khảo Nghi định 99 và Quyết định 06 tại đây>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> >>>>>>>>
1 đính kèm
Điều kiện năng lực các lĩnh vực trong hoạt động xây dựng (Bổ sung 4)
13/ Điều kiện năng lực đối với tổ chức chứng nhận chất lượng công trình xây dựng
Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004
Điều 28. Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
1. Đối với các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công trình vào khai thácsử dụng, bao gồm:
a) Các công trình xây dựng công cộng tập trung đông người như nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, trường học, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình xây dựng có chức năng tương tự;
b) Nhà chung cư, nhà làm việc, khách sạn nhiều tầng;
c) Các công trình hóa chất và hóa dầu, công trình kho chứa dầu, khí;
d) Các công trình đê, đập,cầu, hầm lớn.
2. Các công trình quan trọng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ phải kiểm tra và chứng nhận chất lượng.
3. Khuyến khích thực hiện kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn hoạt động kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng đối với công trình xây dựng.
Thông tư 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005
5. Điều kiện năng lực đối với tổ chức chứng nhận chất lượng công trình xây dựng
a) Tổ chức chứng nhận chất lượng phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động tư vấn xây dựng theo quy định của pháp luật phù hợp với loại, cấp công trình và nội dung chứng nhận chất lượng. Về kinh nghiệm tối thiểu đã từng tham gia một trong các hoạt động tư vấn xây dựng sau: quản lý dự án, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng và kiểm định chất lượng công trình xây dựng trong thời gian liên tục 5 năm gần nhất và không có vi phạm trong hoạt động xây dựng.
b) Các cá nhân trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận chất lượng phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoặc giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc được phân công thực hiện. Các cá nhân này không có vi phạm trong hoạt động xây dựng trong thời gian 3 năm gần nhất. Cán bộ đảm nhận cương vị chủ trì công việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng phải có trên 10 năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp.
bue bye!:-w
Tham khảo Thông tư 11/2005/TT-BXD tại đây>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> >>>>>>>>
Cấp giấy phép công ty tư vấn và thiết kế
Các a cho em hỏi điều kiện để được cấp giấy phép công ty tư vấn và thiết kế công trình viễn thông.