Dear PVN and Dahuong.
Tình huống ở đây là hợp đồng XD giữa chủ đầu tư và nhà thầu, giả thiết vốn nhà nước. Vốn tư nhân thì bàn sau nhé. Bây giờ cần phải làm rõ hợp đồng này có chịu sự điều tiết của luật TM không hay chỉ luật XD là đủ. Mình tóm tắt lại các vấn đề đang tranh luận ở đây:
1. Hợp đồng này có phải là hoạt động thương mại không?
2. Nếu hợp đồng cũng là HĐ TM thì áp dụng theo luật XD hay luật TM?
3. Thứ tự ưu tiên của luật XD và luật TM nếu HĐ XD cũng là HĐ TM?
1.
Bạn PVN viết ở trên tất cả các hoạt động sinh ra lợi nhuận đều là hoạt động TM, ban đầu chỉ có 14 hành vi sau đó được mở rộng ra cho các hoạt động khác. Tớ thì tớ cho mặc dù được mở rộng cho các hoạt động khác nhưng không thể bao gồm tất cả hoạt động sinh lợi mà chỉ bao tất cả hành vị nằm trong phạm vi thương mại (mua bán). Ví dụ tất cả hành vị sinh lợi có khoảng 1 triệu hành vi thì không có luật nào có thể bao gồm 1 triệu hành vi được mà phải chia nhỏ số hành vi đó cho các luật tương ứng. VD 500 nghìn hành vi cho luật TM, 100 nghìn hành vi cho luật XD và 400 nghìn hành vi cho luật khác chẳng hạn. Chỉ có mỗi anh hiến pháp là bao quát được cả triệu hành vi trên.
Điều này cũng phù hợp về mặt ngữ nghĩa mà tớ tra từ điển tiếng Việt ở trên. Không biết ra tòa có sử dụng từ điển tiếng Việt để giải thích từ ngữ không nhưng tớ thấy ở Anh hay Mỹ chẳng hạn vẫn dùng từ điển Anh – Anh để giải thích từ ngữ khi tranh chấp. Thương nghĩa là mua (VD thương lái), mại nghĩa là bán (khuyến mại). Năm 1997 luật TM chỉ bao gồm chuyện mua bán nhưng sau này “đi tắt đón đầu” nhưng không biết đằng trước nó có cái gì nên cứ điền mấy chứ v…v và v…v cho yên tâm. :((:((:((
Trên đấy là những luận điểm của tớ để không coi hợp đồng giữa CĐT và NT là hoạt động TM. Tớ cũng không học ngành luật nên đấy chỉ là ý kiến của người ngoại đạo bàn về luật.
2.
Giờ giả thiết HĐ trên cũng là HĐ TM thì giải quyết thế nào?
Trích lại điều 4
Khoản 1 "Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan".
Khoản 2 : Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
Kết hợp cả khoản 1 và khoản 2 thì mình hiểu là nếu thưởng phạt HĐ XD không được quy định trong luật XD thì phải theo điều 1 của luật TM, còn nếu không thì theo luật XD.
3.
Bạn dahuong viết “Luật dân sự là bộ luật nội dung các luật khác như luật xây dựng, thương mại, đấu thầu.... đều là luật hình thức, các luật hình thức không được trái với luật nội dung”. Như vậy cả luật TM và luật XD đều là luật hình thức phải không bạn? Nếu cùng là luật hình thức cả thì giá trị pháp lý có ngang nhau không? Hồi học triết thì biết nội dung quyết định hình thức. Giờ ngoài thực tế có hình thức quyết định hình thức không? PVN vào “uýnh” dahuong tiếp nhé =D>=D> vì PVN bảo luật TM là luật nội dung còn luật XD là hình thức.
Quan điểm cá nhân của mình là cả 3 luật trên đều là luật hình thức. Luật DS hướng tới quan hệ/đối tượng dân sự. Luật TM cho hoạt động mua bán. Luật XD cho hoạt động XD. Chí có mỗi hiến pháp là luật nội dung kiểu như 1 nước chỉ có 1 vua vậy.
4.
Còn vụ HĐ XD nhưng nguồn vốn tư nhân thì sao nhỉ? Bạn nào mở bài trước đi.=D>