Gửi bởi
dinhdangquang
Góp thêm vài ý kiến liên quan đến thắc mắc của bạn Vinhnd83:
1. Điểm thắc mắc thứ nhất của bạn Vinhnd83: Đúng như thế nhưng phải bỏ đi 2 chữ "có thể".
2. Điểm thắc mắc thứ hai của bạn Vinhnd83: Hợp đồng BT không phải hợp đồng xây dựng (hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng) được ký kết giữa chủ đầu tư dự án xây dựng và nhà thầu xây dựng mà là hợp đồng Nhà nước ký kết với nhà đầu tư vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế Việt Nam. Trong hợp đồng BT, nhà đầu tư (DN dự án) thực chất là chủ đầu tư dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, nhà đầu tư dự án BT phải tự thu xếp nguồn vốn để thực hiện dự án BT (Dự án BT là dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo hợp đồng BT), Nhà nước có thể góp vốn tham gia thực hiện dự án BT (nhưng không quá 49%) tổng vốn đầu tư dự án . Nhà đầu tư (DN dự án ) sau khi được cấp GCN đầu tư của CQNN có thẩm quyền sẽ tiến hành triển khai thực hiện dự án (lựa chọn nhà thầu TK, thi công, ...) theo các quy định pháp luật xề xây dựng , đấu thầu,...
Những điều kể trên phần nào cho thấy sự khác nhau giữa hợp đồng BT và hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng chìa khóa trao tay nói riêng..
3. Điểm thắc mắc thứ ba của Vinhnd83: Đúng là có thể phải tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư dự án BT (chứ không phải đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng). Không thể coi nhà đầu tư là nhà thầu.
4. Điều "lăn tăn" thứ tư của Vinhnd83: Khỏi lăn tăn vì dự án BT không phải do nhà đầu tư lập mà là CQNN có thẩm quyền lập làm cơ sở lập HSMT, đàm phán hợp đồng BT với nhà đầu tư.
Tất cả những vấn đề trên đều đã được quy định trong ND108/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/10/2010. Vinhnd83 nên nghiên cứu ND108 kỹ hơn chút nữa.