Điều 4: Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng công trình
Nội dung TMĐT vẫn bao gồm 7 thành phần chi phí như trong NĐ 99 nhưng NĐ 112 đã không còn dùng khái niệm Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng mà thay vào đó là Chi phí bồi thường, hỗ trợ và nội dung cụ thể của chi phí này rõ ràng hơn, bao trùm hơn. Ngoài ra, chi phí quản lý dự án có thêm chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư.
Trích dẫn:
Điều 4. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng công trình
.............................
2. Tổng mức đầu tư bao gồm : chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
3. Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau:
.............................
c) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất theo quy định được bồi thường và chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có);
d) Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chứcthực hiện công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến đến khi hoàn thành , nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
..............................
cởi trói quản lý định mức
việc quản lý định mức theo nghị định mới đã cởi trói cho nhà thầu rất nhiều. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho anh em thêm bận rộn cho việc lập, thẩm định định mức. đã lâu lắm anh em không có thói quen tự lập định mức mà toàn sử dụng định mức chung của nhà nước để làm thầu, quản lý chi phí.:D
hiện nay có rất nhiều loại vật liệu mới, đồng thời vật liệu có thêm các quy cách mới (VD: gạch chỉ bây giờ không còn sản xuất loại 6,5x10,5x22), rồi nhiều loại công việc khác chưa có định mức. sắp tới anh em làm công tác quản lý chi phí lại ít thời gian chơi bời rồi:D
Điều 6: Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư
Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư theo điều 6 trong NĐ112 được lấy từ ND99, chỉ bỏ đi nội dung : Các tính toán về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, phương án hoàn trả vốn, nếu có;
Theo NĐ 99:
Trích dẫn:
Điều 6. Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư
1. Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư bao gồm :
a) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
c) Các tính toán về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, phương án hoàn trả vốn, nếu có;
d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Vậy từ nay thẩm định TMĐT không thẩm định các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn,.... nữa à ? :confused:
Cơ chế quản lý về giá như thế nào?
Cơ chế quản lý về giá thanh toán của ND đã phù hợp với Luật đấu thầu - các NĐ hướng dẫn của Luật đấu thầu chưa? Mặc dù đã quy định về các hình thức hợp đồng xong khi thanh toán đối với các nguồn vốn từ ngân sách các nhà thầu không hề bị thiệt hại gì, mặc dù có nhiều nguyên nhân đều do lỗi của các nhà thầu gây ra: như thi công chậm, (viện dẫn nhiều nguyên nhân khách quan ). Trong khi năng lực thực sự của nhà thầu mặc dù rất kém về kinh nghiêm, nhân lực, thiết bị phương tiện.
Điều 9. Lập dự toán công trình
* Theo NĐ 99:
- Không nêu các phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng
- Đối với công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công thì chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán hoặc bằng định mức tỷ lệ.
- Chi phí quản lý dự án được xác định bằng định mức tỷ lệ.
* Đến NĐ 112 thì:
- Nêu ra cácphương pháp lập dự toán chi phí xây dựng
- Công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công thì chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán.
Còn nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công thì chi phí xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ.
- Chi phí quản lý dự án ngoài cách được xác định bằng định mức chi phí tỷ lệ còn có thể được xác định bằng cách lập dự toán.
=> Cùng xem Điều 9 - NĐ 112:
Trích dẫn:
Điều 9. Lập dự toán công trình
1. Dự toán công trình được lập như sau :
a) Chi phí xây dựng được lập cho công trình, hạng mục công trình chính, các công việc của công trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự toán (dự toán chi phí xây dựng). Đối với công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, chi phí xây dựng được xác định bằng bằng định mức tỷ lệ;
...............................
Dự toán chi phí xây dựng được lập theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp khối lượng và đơn giá xây dựng công trình đầy đủ;
- Phương pháp tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá tương ứng;
- Phương pháp suất chi phí xây dựng công trình có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện;
- Các phương pháp khác phù hợp với tính chất, đặc điểm xây dựng công trình.
.......................................
c) Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được xác định bằng định mức chi phí tỷ lệ hoặc lập dự toán;
.........................................
Công trình và hạng mục công trình
đối với công trình nhỏ VD : công trình trường học thì nhựng cái được xem như hạng mục công trình vẫn thường nghĩ là các cấu kiện của công trình đó hoặc các hạng mục phụ trợ như bể nước, nhà vệ sinh... còn đối với công trình lớn như công trình khu liên hợp thể dục thể thao đông nam á chẳng hạn (dự kiến XD sau khi thành lập liên bang ĐNA) thì khái niệm về công trình như NĐ112 e rằng sẽ lỗi thời vì khi ấy có thể một sân vận động chỉ là một hạng mục của công trình này.
Quay trờ lại NĐ112 vấn đề mình muốn đưa ra là việc quản lý 30% vốn nhà nước áp dụng cho công trình hay là cho cả hạng mục công trình. Tai địa phương mình có công trình Bệnh viện được đầu tư bởi nguồn vốn ODA, theo thỏa ước thì địa phương phải có nguồn vốn đối ứng, để đáp ứng theo hiệp định, địa phương chon cách sẽ đầu tư một "công trình" nhỏ trong công tình bệnh viện ấy (có giá trị tương ứng vốn đối ứng) và được bên cho vay chấp thuận. Vậy vấn đề là riêng "hạng mục" này được xem là hạng mục hay công trình?. nếu xét riêng thì nó chiếm 100% vốn NN; xét chung thì chỉ chiếm 25% chúng ta sẽ quản lý nó như thế nào?