các bac cho mình hoi? công trình chỉ định thầu có phải lập kế hoạch đấu thầu không vậy? quy định tại văn bản nào, mình tìm mà không thấy.
Xem bảng in
các bac cho mình hoi? công trình chỉ định thầu có phải lập kế hoạch đấu thầu không vậy? quy định tại văn bản nào, mình tìm mà không thấy.
Chỉ định thầu là 1 hình thức đấu thầu, khi dự án của bạn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu thì bất cứ gói thầu thuộc hình thức lựa chọn nào (không riêng gì chỉ định hay đấu thầu rộng rãi, hạn chế đều phải lập Kế hoạch đấu thầu.
Kế hoạch đấu thầu là căn cứ pháp lý để Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu, có thể lập trước, hay cùng hoặc sau khi Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án.Trích dẫn:
Điều 6. Kế hoạch đấu thầu
1. Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu, trừ gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư. Người phê duyệt kế hoạch đấu thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án; trường hợp chưa đủ điều kiện và thật cần thiết thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước.
3. Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
a) Tên gói thầu;
b) Giá gói thầu;
c) Nguồn vốn;
d) Hình thức lựa chọn nhà thầu; phương thức đấu thầu;
đ) Thời gian lựa chọn nhà thầu;
e) Hình thức hợp đồng;
g) Thời gian thực hiện hợp đồng.
4. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.
Bạn nên tham khảo thêm trong Luật Đấu thầu, Nghị định 58CP, Luật Xây dựng và các Nghị định, Văn bản khác để nắm thêm chi tiết các trình tự và quy định cụ thể nhé.
Các bác xem thêm Luật 38/2009/QH12 nhé:
11. Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 39. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu
1. Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu trình chủ đầu tư xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định.
2. Cơ quan, tổ chức thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của bên mời thầu để trình chủ đầu tư xem xét, quyết định.”
12. Khoản 1 Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.”
Cái này có hiệu lực từ 01/08/2009 đấy các bác ợ!!
Hiện nay giữa bên mời thầu và chủ đầu tư chư rõ dàng. bên mòi thầu báo cáo chủ đầu tư phê duyệt kết đaaaaus thầu. Trong trường hợp chủ đầu tư là bên mòi thầu vạy báo cáo kết quả đấu thầu này có hợp lệ không?
- http://giaxaydung.vn/diendan/images/icons/icon15.gifLấy chi phí ở đâu để thuê bên mời thầu, tỉ lệ như thế nào? Có quy định nào không?
Mờ các ban tham gia góp ý tình huống này!
theo tôi, chủ đầu tư có trách nhiệm tiến hành các thủ tục lập dự án tiền khả thi (xin chủ trương) và lập dự án khả thi sau đó trình lên cấp có thẩm quyền quyết định dầu tư.
Tuy nhiên, tính đến trước thời điểm dự án được duyệt, trong trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực để thực hiện các công việc đó (gồm các công việc như khảo sát địa chất công trình, lập dự án hoặc báo cao kinh tế, ...) thì bắt buộc chủ đầu tư phải thuê các đơn vị tư vấn thực hiện.
Vì vậy, việc chủ đầu tư phê duyệt chỉ định thầu các gói thầu tư vấn cần thiết trước khi có kế hoạch đấu thầu được duyệt là đúng. Hơn nữa, trong luật Đấu thầu cũng có quy định về nội dung của kế hoạch đấu thầu, trong đó có các phần việc đã thực hiện (bao gồm các gói thầu tư vấn), các phần việc không áp dụng các hình thức đấu thầu (gồm các chi phí và lệ phí) và các phần việc phải đấu thầu (các gói thầu tư vấn còn lại, các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa,...).
xin trích dẫn ra đây nội dung của nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 phần phân cấp trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức trong đó có trách nhiệm là CĐT (ở dây, CĐT là các cơ quan, tổ chức nhà nước):
"Điều 54. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ 1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:
a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 Điều 40 Nghị định này);
b) Giải quyết hoặc ủy quyền giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;
c) Xử lý hoặc ủy quyền xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
2. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt gói thầu cần áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại điểm k khoản 2 Điều 40 Nghị định này.
3. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 24 của Luật Đấu thầu.
Điều 55. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư mà mình không phải là chủ đầu tư:
a) Có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch đấu thầu theo yêu cầu;
b) Thực hiện các công việc khác về đấu thầu theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:
a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 (trừ trường hợp quy định tại điểm k) Điều 40 Nghị định này);
b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.
3. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:
a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
Điều 56. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương
1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:
a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 (trừ trường hợp quy định tại điểm k) Điều 40 Nghị định này);
b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.
2. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:
a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
3. Thực hiện các công việc về đấu thầu theo ủy quyền của cấp trên.
Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau:
a) Kế hoạch đấu thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu quy định tại điểm k khoản 2 Điều 40 Nghị định này;
c) Phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau:
a) Kế hoạch đấu thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư;
b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (khi có yêu cầu), kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là chủ đầu tư.
3. Cơ quan, tổ chức được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định thực hiện thẩm định các nội dung sau:
a) Kế hoạch đấu thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp;
b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (khi có yêu cầu), kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương, doanh nghiệp là chủ đầu tư.
4. Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã.
5. Bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn, phường, xã, thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
6. Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình việc tổ chức thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu."