-
Thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành: LÀ thanh toán khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu theo tiến độ, theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng nhưng trong phạm vi của HSMT và không do lỗi của nhà thầu thì khối lượng phát sinh tăng hay giảm phải phù hợp với các điều kiện cụ thể quy định trong hợp đồng, có văn bản phê duyệt, được tính theo đơn giá của hợp đồng. Giá trị sau điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép..TRên cơ sở KLHT đã nghiệm thu, chủ đầu tư và nhà thầu xác định tiến độ thực hiện theo hợp đồng đề nghị thanh toán.
Quyết toán: Là sau khi công trình hoặc hạng mục công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Khi đó mới làm quyết toán giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Khối lượng quyết toán chính thuộc về chủ đầu tư.
Quyết toán có 2 loại: quyết toán hạng mục công trình (quyết toán giữa nhà thầu và chủ đầu tư) và quyết toán toàn bộ công trình (quyết toán giữa chủ đầu tư và cơ quan nhà nước chủ quản).
-
2 đính kèm
Gởi các bạn diễn đàn giá xây dựng một số mẫu hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán khối lượng hoàn thành một số công trình.
-
1 đính kèm
THẢO LUẬN CÔNG VIỆC THANH QUYẾT TOÁN
I. Các khái niệm cần nắm bắt về vấn đề này?
Kể thêm các khái niệm khác cần quan tâm:
- Phân biệt Thanh toán và Quyết toán: Toàn bộ chi phí được xác định ở lúc bàn giao sản phẩm hoàn thành theo hợp đồng gọi là Giá trị quyết toán, Giá trị thực hiện một bộ phận hay một phần của sản phẩm theo hợp đồng thì được gọi là Giá trị thanh toán. Có thể một HĐ chỉ có quyết toán mà không có thanh toán.
+ Về thời gian: Thanh toán được thực hiện ở lúc thực hiện sản phẩm, Quyết toán được thực hiện ở lúc hoàn thành sản phẩm đưa vào sử dụng.
+ Về Giá trị: GTrị Quyết toán = Tổng Gtrị các đợt thanh toán+ Gtrị còn phải trả ở đợt quyết toán.
+ Về thủ tục hồ sơ: Hồ sơ quyết toán được tổng hợp ở các đợt thanh toán và bổ sung tiếp ở đợt quyết toán.
VD: Một Hợp đồng có các đợt thanh toán là: Đợt1 = 30tỷ, đợt2 = 40tỷ, đợt3 = 50 tỷ. Tổng giá trị còn phải trả ở đợt quyết toán là 20tỷ. Vậy Giá trị quyết toán Hợp đồng là 140tỷ.
- Thứ 2 là có các khái niệm: Thanh toán hợp đồng, quyết toán hợp đồng, thanh toán Vốn ĐT và quyết toán Vốn ĐT. Thủ tục thanh, quyết toán hợp đồng thì ta xem ở Nghị định 48/2010/NĐ-CP về Hợp đồng. Thủ tục thanh, quyết toán Vốn ĐT thì ta xem ở Nghị định 112/2009/NĐ-CP về Quản lý chi phí ĐTXD công trình.
- Nếu hợp đồng tư vấn là Lập dự án, thì sau khi Tư vấn lập dự án xong và được phê duyệt thì làm Quyết toán HĐ được luôn. Nhưng đối với HĐ Thiết kế, tùy theo điều khoản trong hợp đồng, nhưng thông thường ngay cả khi Thiết kế của bạn được phê duyệt thì ta vẫn chưa được quyết toán, có chăng chỉ là tạm ứng hoặc thanh toán. tóm lại là khi nào thực hiện hết các nghĩa vụ trong hợp đồng thì tiến hành quyết toán, còn thực hiện được một phần thì chỉ là tạm ứng hoặc thanh toán.
II. Các căn cứ pháp lý (văn bản quy định của Chính phủ, của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính...)
III. Các loại hợp đồng, mỗi loại hợp đồng thì có đặc trưng thanh quyết toán thế nào? các mẫu biểu cần tìm hiểu, mối liên hệ giữa các mẫu biểu?
- Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thoả thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng;
+ Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng;
+ Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu;
+ Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng;
+ Các tài liệu khác theo thoả thuận trong hợp đồng.
- Thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng do các bên thoả thuận nhưng không được quá sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc cần thực hiện theo hợp đồng, bao gồm cả công việc phát sinh (nếu có); trường hợp hợp đồng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng nhưng không quá một trăm hai mươi (120) ngày.
IV. Người làm công thanh quyết toán cần chuẩn bị gì? các tài liệu cần thiết? sẽ phải làm việc với những đơn vị nào? với ai?
V. Thanh thanh quyết toán gắn kết với các công đoạn trước và sau trong một dự án đầu tư xây dựng công trình thế nào?
Trước đó là đấu thầu?
Sau đó là công đoạn gì? hồ sơ thanh quyết toán cần cho công việc gì phía sau – vai trò, tầm quan trọng?
VI. Quy trình thanh quyết toán công trình (các bước làm – vẽ thành sơ đồ càng tốt)
- Mục đích của việc lập hồ sơ hoàn công:
Mục đích của việc lập hồ sơ hoàn công là để cung cấp các thông tin thực tế liên quan đến mọi khía cạnh của công trình, bao gồm các bộ phận nhìn thấy được và các bộ phận ẩn dấu, cho phép thay đổi các thiết kế sau này mà không cần tới công tác đo đạc, điều tra và nghiên cứu hiện trường làm tăng thời gian và chi phí.
Hồ sơ hoàn công phải đề cập các vấn đề về chuyển giao công nghệ, quy trình quản lý và khai thác sau khi công trình hoàn thành.
- Yêu cầu chung của hồ sơ hoàn công:
Hồ sơ hoàn công được đơn vị thi công lập thành các tập, gồm:
Tập I: Hồ sơ pháp lý công trình, gồm:
- Quyết định đầu tư của dự án.
- Quyết định phê duyệt TKKT + tổng dự toán và quyết định chấp thuận
TKBVTC (với công trình thiết kế hai bước), các quyết định duyệt dự toán thành phần trong giai đoạn này.
- Quyết định duyệt TKKT-TC + tổng dự toán (với công trình thiết kế một bước)
- Các văn bản, chỉ thị, thông báo có liên quan trong cả quá trình triển khai dự án
Tập II: Hồ sơ quản lý chất lượng công trình, gồm:
- Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật tổng thể công trình
- Bản tổng hợp khối lượng xây dựng công trình
- Hồ sơ về hệ mốc toạ độ, hệ mốc cao độ.
- Hồ sơ địa chất công trình: Thuyết minh, các mặt cắt cấu tạo địa chất, tài liệu các lỗ khoan hoặc hố đào, bình đồ địa chất, hoặc bình đồ bố trí các lỗ khoan hoặc hố đào.
- Hồ sơ thuỷ văn công trình: Thuyết minh các số liệu, tài liệu tính toán và điều tra về thuỷ văn, thuỷ lực công trình
- Thuyết minh tổng kết kỹ thuật thi công, đánh giá chung về chất lượng thi công, những vấn đề còn tồn tại.
- Hồ sơ về giải phóng mặt bằng: Chính sách, phương án chung về GPMB của
dự án, tài liệu làm rỏ phạm vi đã đền bù, giải toả, văn bản sao các quyết định của các cấp liên quan về GPMB (QĐ cấp đất, QĐ đền bù, di chuyển)
- Hồ sơ về hệ mốc lộ giới, có biên bản bàn giao với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý khai thác.
- Danh sách các đơn vị thi công (chính, phụ) đối với từng hạng mục công trình.
- Danh sách TVGS thi công
- Bản vẽ tổ chức thi công tổng thể (Sơ đồ ngang và là sơ đồ mô tả thực tế diễn biến thi công theo thời gian, không dùng sơ đồ ban đầu)
- Các chứng chỉ kiểm tra kỹ thuật xác nhận chất lượng vật liệu, hỗn hợp vật liệu xây dựng công trình, các xác nhận của nhà tư vấn.
- Các chứng chỉ kiểm tra kỹ thuật xác nhận chất lượng từng hạng mục công trình trong quá trình nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công, có ý kiến chấp thuận của đơn vị tư vấn.
- Các kết quả kiểm tra, kiểm định chất lượng các cấp, kiểm định thử tài công trình (nếu có).
- Sổ nhật kí ghi chép quá trình chép quá trình thi công, nhận xét chất lượng công trình, các chứng từ và biên bản có liên quan đến công trình trong quá trình thi công.
- Các biên bản nghiệm thu bộ phận công trình đối với từng hạng mục, bộ phận ấn dấu.
- Biên bản nghiệm thu xong công trình đưa vào sử dụng.
Tập III: Bản vẽ hoàn công:
- Thiết kế hai bước mà bước TKBVTC do đơn vị tư vấn thiết kế được chủ công trình giao nhiệm vụ lập thì hồ sơ hoàn công lập là TKBVTC
- Thiết kế hai bước mà TKBVTC do đơn vị lập thông thông qua nhà tư vấn chấp thuận thì hồ sơ hoàn công bao gồm:
+ Bản vẽ TKKT
+ Bản vẽ TKBCTC
- Thiết kế một bước TKBVTC làm hồ sơ hoàn công
- Nếu thi công đúng với đồ án thiết kế (tức các sai số về kích thước, cao độ trong phạm vi cho phép đã được nghiệm thu) thì dùng ngay văn bản thiết kế lập được duyệt ban đầu làm hồ sơ hoàn công. Bản vẽ được nhà tư vấn và Chủ đầu tư ký đóng dấu xác nhận: "Tài liệu này là hồ sơ hoàn công".
- Nếu thi công khác so với thiết kế về một số chi tiết, kích thước cấu tạo phụ, đơn giản, mức độ nhỏ: có thể dùng bản vẽ thiết kế lập, chữa lại bằng mực đỏ (bền mầu) các hình dáng, kích thước, cao độ thay đổi và ghi rõ các chú dẫn cần thiết, có xác nhận của nhà tư vấn, làm bản vẽ hoàn công. Nhà tư vấn xem xét các trường hợp cụ thể cho làm hình thức này hoặc theo hình thức khác.
- Nếu thi công khác với đồ án thiết kế duyệt ban đầu nhiều điểm cơ bản, quan trọng hoặc nhiều chi tiết cấu tạo (thiết kế một bước: KTTC hoặc thiết kế hai bước như nêu ở mục trên) phải có bản vẽ bổ sung sửa đổi của cơ quan tư vấn thiết kế kèm theo quyết định bổ sung chấp thuận của cấp có thẩm quyền, kèm theo bản vẽ thiết kế cũ để đối chiếu.
- Đĩa CD-Rom bản vẽ hoàn công.
IX. Ví dụ có số liệu, hoặc file Excel thanh quyết toán một trong các loại công trình: dân dụng, công nghiệp:
DOWNLOAD
-
1. THANH QUYẾT TOÁN KHỐI LƯỢNG, HỢP ĐỒNG
I. Các khái niệm cần nắm bắt về vấn đề này?
Thanh toán: Trong lĩnh vực xây dựng thanh toán có nghĩa là Giá trị dựa trên khối lượng mà đơn vị thi công xây dựng công trình hoàn thành một phần việc hay một hạng mục công trình được chủ đầu tư hay đơn vị sử dụng nghiệm thu đạt chất lượng về mặt chất lượng, kỹ, mỹ thuật. và đồng ý thanh toán cho đơn vị thi công căn cứ theo khối lượng hoàn thành. Để đơn vị thi công chi trả tiền vật liệu và nhân công thi công phần việc đó.
Tổng thanh toán: Là tổng số tiền đã thanh toán qua các lần thanh toán được luỹ kế.
Quyết toán: Là giá trị công trình khi đơn vị thi công đã hoàn thành và công trình được đưa vào sử dụng.
-
II. Các căn cứ pháp lý (văn bản quy định của Chính phủ, của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính...)
-Nghị định số 124/2007/NÐ-CP ngày 31-7-2007 quản lý VLXD
-Nghị định số 99/2007/NÐ-CP ngày 13-6-2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
- Quyết định số 952009/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 33/2007/TT- BTC ngày 9/9/2007 về kinh phí quyết tóan, kiểm toán.
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
-
III. Các loại hợp đồng, mỗi loại hợp đồng thì có đặc trưng thanh quyết toán thế nào? các mẫu biểu cần tìm hiểu, mối liên hệ giữa các mẫu biểu?
-Hợp đồng xây dựng là văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ký kết, là căn cứ để thanh toán và phần xử các tranh chấp (nếu có) trong quan hệ hợp đồng. Theo Thông tư số 02/2005/TT- BXD (25/2/2005) của Bộ Xây dựng: tuỳ theo từng quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau, cụ thể:
-Hợp đồng tư vấn: được ký kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện các công việc tư vấn như: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến xây dựng công trình.
-Hợp đồng thi công được xây dựng: được ký kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Hợp đồng tổng thầu xây dựng: được ký kết giữa chủ đầu tư với một nhà thầu hoặc một liên danh nhà thầu (gọi chung là tổng thầu) để thực hiện một loại công việc, một số loại công việc hoặc toàn bộ các công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình như: thiết kế, thi công; thiết kế và thi công xây dựng công trình; thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (hợp đồng tổng thầu EPC), lập dự án, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (hợp đồng tổng thầu chìa khoá trao tay).
-Đối với từng loại hợp đồng nêu trên, bên giao thầu và bên nhận thầu có thể thoả thuận về giá hợp đồng và phương thức thanh toán theo một trong các hình thức sau đây: hợp đồng theo giá trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo giá điều chỉnh, hợp đồng kết hợp các loại giá trên.
-
IV. Người làm công thanh quyết toán cần chuẩn bị gì? các tài liệu cần thiết? sẽ phải làm việc với những đơn vị nào? với ai?
- Người làm thanh quyết toán cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý công trình, hồ sơ chất lượng công trình, hồ sơ tài chính công trình.
- Các tài liệu cần thiết:
+Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành (khối lượng thực tế thi công) có xác nhận của tư vấn giám sát;
+ Bản vẽ hoàn công;
+ Hợp đồng thi công;
+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc Quyết định chỉ định thầu thi công;
+ Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, có kèm theo phiếu yêu cầu nghiệm thu, biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công.
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng;
+ Biên bản kiểm tra cao độ, các kết quả thí nghiệm...
+ Nhật ký thi công;
+ Quyết định phê duyệt dự toán phát sinh (nếu có);
+ Biên bản xử lý kỹ thuật phần phát sinh (nếu có)
+ Phụ lục hợp đồng giá trị phát sinh; (nếu có);
+ Phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thi công (nếu công trình bị chậm tiến độ phải lập phụ lục này thì sau này khỏi sợ thanh tra, kiểm tra);
+ Hồ sơ dự thầu (nếu là công trình đấu thầu);
+ Quyết toán phần xây dựng;
- Phải làm việc với đơn vị tư vấn giám sát (nếu chủ đầu tư thuê đơn vị giám sát), với Chủ đầu tư.
- Làm việc với người cán bộ trực tiếp giám sát gói thầu công trình và với cán bộ quản lý thanh quyết toán.
-
V. Thanh thanh quyết toán gắn kết với các công đoạn trước và sau trong một dự án đầu tư xây dựng công trình thế nào?
-Hồ sơ thanh quyết toán là cơ sở để cơ quan nhà nước hay đơn vị chủ quản sẽ quản lý được về chất lượng và mục đích sử dụng vốn có đúng hay không.
Trước đó là đấu thầu?
Sau đó là công đoạn gì? hồ sơ thanh quyết toán cần cho công việc gì phía sau – vai trò, tầm quan trọng?
- Vì vậy hồ sơ thanh quyết toán có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó sẽ là cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có đảm bảo tính sát thực, khách quan hay không. Như nói trên, hồ sơ thanh quyết toán sẽ là cơ sở để kiểm toán nhà nước tiến hành rà soát về việc sử dụng vốn và là cơ sở để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vào đầu tư xây dựng.
-
VI. Quy trình thanh quyết toán công trình (các bước làm – vẽ thành sơ đồ càng tốt)
A- Hồ sơ pháp lý: Tất cả các văn bản, công văn, hợp đồng, quyết định liên quan đến dự án, của chủ đầu tư với các bên liên quan từ đầu dự án (tiền khả thi..) đến cuối dự án (nghiệm thu đưa vào sử dụng, thanh lý hợp đồng..) ....
B- Hồ sơ chất lượng: Tất cã các tài liệu về chất lượng: biên bản nghiệm thu, hồ sơ thí nghiệm, bản vẽ hoàn công, nhật ký công trường .....
C- Hồ sơ tài chính: tạm ứng, các đợt thanh toán, quyết toán......
+ Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành (khối lượng thực tế thi công) có xác nhận của tư vấn giám sát;
+ Bản vẽ hoàn công;
+ Hợp đồng thi công;
+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc Quyết định chỉ định thầu thi công;
+ Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, có kèm theo phiếu yêu cầu nghiệm thu, biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công.
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng;
+ Biên bản kiểm tra cao độ, các kết quả thí nghiệm...
+ Nhật ký thi công;
+ Quyết định phê duyệt dự toán phát sinh (nếu có);
+ Biên bản xử lý kỹ thuật phần phát sinh (nếu có)
+ Phụ lục hợp đồng giá trị phát sinh; (nếu có);
+ Phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thi công (nếu công trình bị chậm tiến độ phải lập phụ lục này thì sau này khỏi sợ thanh tra, kiểm tra);
+ Hồ sơ dự thầu (nếu là công trình đấu thầu);
+ Quyết toán phần xây dựng;
Báo cáo của nhà thầu thi công về chất lượng thi công xây dưng công trình (theo mẫu của Nghị định 49/2008/NĐ-CP về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình)
+ Bảng tổng hợp quyết toán
-
VII. Những việc cần làm khi thanh quyết toán công trình
- Trong thanh quyết toán vốn xây dựng cơ bản, người làm thanh quyết toán cần nắm rõ các quy định, thủ tục về thanh quyết toán vốn xây dựng cơ bản của các cấp có thẩm quyền. Nó phải thể hiện được tính trung thực, chính xác. Hồ sơ phải chuẩn bị đầy đủ
VIII. Một số vấn đề cần chú ý khi làm thanh quyết toán
IX. Ví dụ có số liệu, hoặc file Excel thanh quyết toán một trong các loại công trình: dân dụng, công nghiệp; công trình giao thông (cầu, đường), công trình thủy lợi; công trình hạ tầng kỹ thuật
XIII. Các tình huống, các vấn đề khác? Các bổ sung thêm của bạn?
-Quy trình thanh quyết toán mỗi một dự án lại co quy trình chi tiết khác nhau
- Hồ sơ thanh quyết toán còn qua nhiều giấy tờ liên quan
XIV. Bạn mong muốn phần mềm Quyết toán giúp bạn giải quyết những vấn đề gì?
-Tôi mong muốn phần mềm quyết toán giúp tôi làm công việc quyết toán nhanh chóng, thuận tiện, đơn giản và dễ sử dụng
V. Nếu bạn lập trình được, bạn sẽ làm phần mềm Quyết toán có những tính năng gì?
Nếu tôi lập trình được, tôi sẽ làm phần mềm quyết toán có những tính năng
-Tính năng chuyên việt về công việc làm quyết toán
- Tính năng cập nhật thông báo giá vật liệu xây dựng theo quý và theo tháng
-và còn nhiều nữa….