Trước hết, cho phép em được cảm ơn thầy về những bài viết cực hay trên diễn đàn, điều mà chúng em luôn cho là những tài liệu, chứng cứ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tiễn.
Tuy nhiên, thưa thầy, với
Kiểm toán Nhà nước là
bắt buộc thu hồi giá trị sai lệch này nếu bị phát hiện, với bất kỳ hình thức hợp đồng nào. Kiểm toán Nhà nước khi làm việc thường cũng sẽ đi hiện trường để kiểm tra thực tế, do đó nếu hồ sơ thiết kế với khối lượng là A, thẩm tra, phê duyệt thiết kế, mời thầu, ký kết hợp đồng, nghiệm thu, thanh quyết toán là A, nhưng khi đi thực tế đã chứng minh khối lượng chỉ là B (ở đây giả định B<A về mặt số học) thì Kiểm toán buộc phải thu hồi phần khối lượng C=A-B. Đương nhiên là sẽ kèm theo là đánh giá kết luận sự không trung thực, quản lý yếu kém hoặc đánh giá có biểu hiện tiêu cực trong công tác quản lý dự án đầu tư của các bên có liên quan.
Đó là nguyên tắc làm việc của
Kiểm toán Nhà nước. Bởi họ có quyền làm điều đó, được trực tiếp Quốc hội giao nhiệm vụ (trước kia là Chính phủ nhưng giờ... quyền còn to hơn)
Tất nhiên, chúng ta bàn ở đây dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ ở một góc độ khác:
Kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán để thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với dự án có hình thức hợp đồng trọn gói sử dụng vốn nhà nước thì về nguyên tắc sẽ chỉ
đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng công việc hoàn thành, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.
Nhưng với Kiểm toán Nhà nước khi tiến hành Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình thì... không làm thế. Họ
sẽ "lột" toàn bộ tất cả các vấn đề có liên quan - nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm hợp lý - tiết kiệm.
Anh em nào quan tâm, xin dành 10 phút để đọc tài liệu đính kèm sau sẽ thấy toàn cảnh các công việc của Kiểm toán Nhà nước (lưu ý tập trung nhất ở các phụ lục đi kèm).