Bạn nhầm lẫn to rồi, nguy hiểm thật !
Bạn mà làm thế thì Nhà thầu "không sống nổi" khi các loại vật liệu bạn nêu không được tính "đuôi" khi lắp đặt hoặc thi công
Bạn đọc kỹ TT17/2000 thì hiểu rõ tại sao không tách được !
Xem bảng in
Tôi đọc TT 17/2000 mãi, chả thấy dòng nào nói là không cho tách, bạn giải thích thêm được không,
làm gì có chuyện vật liệu không được tính đuôi? vẫn được tính đấy chứ, có điều nếu là đơn giá tổng hợp đầy đủ thì đã có rồi, còn không đầy đủ thì ở bảng tổng hợp ngoài cùng theo bảng 3.1 phụ lục 3 TT 04/2010, do vậy cũng chả có thiết hại nào diễn ra ở đây.
P/s: nếu không cho tách thì sẽ không cần có mã SX+VC nữa làm gì, cộng thẳng giá VL vào trong đơn giá thi công, lắp đặt, đỡ cãi nhau
Vấn đề là ở chỗ: trong công tác rải thảm bêtông nhựa thì bêtông nhựa là vật liệu (theo TT17/2000) để tính vào chi phí trực tiếp chứ không phải vật liệu cấu thành nên bêtông nhựa (đá, cát vàng, nhựa đường, bột đá) là vật liệu. Mà chi phí trực tiếp thì được tính phần đuôi khi lập đơn giá. Như vậy nếu bạn tách ra thì vật liệu bêtông nhựa không được tính phần đuôi. Không được tính phần đuôi thì không gọi là chi phí trực tiếp => trái với lý luận ban đầu => sai => bạn không được tách !
Tôi xin phát biểu cái nhở?
Chủ đề này chưa ngã ngũ sao?
Tôi cứ đơn giải hóa vấn đề này như sau nhá:
A: Là ông chủ đầu tư
B: Là nhà thầu cho công tác rải thảm ở ngoài hiện trường
C: Là ông cung cấp bê tông nhựa đến tận công trình luôn
Vậy
- Ông A ký với ông C cung cấp thảm đến tận chân công trình thì giá của nó đã bao gồm tất cả "các đuôi" rồi đúng không? => Vật liệu (bê tông nhựa thành phẩm) là của ông A đúng không?
- Ông A ký với ông B chỉ mỗi việc rải thảm thì vật liệu (bê tông nhựa đó) có phải của ông B đâu mà tính đuôi?
Trường hợp ông A ký với ông B bao gồm cả sản xuất và vận chuyển thì vật liệu đó mới được tính có "đuôi" và chỉ một lần tính và xét trên cách lý giải ở trên./.
Vài điều trao đổi :D
Trường hợp bạn nêu là vấn đề "vật tư A cấp" đó
Theo TT04/2010 thì: vật liệu (bao gồm cả vật tư A cấp) thuộc chi phí trực tiếp. Như vậy Nhà thầu không chỉ được hưởng mỗi phần đuôi cho phần rải thảm đâu mà được hưởng phần đuôi cho cả phần vật liệu A cấp nữa đó bạn.
Có không ít bạn lập dự toán như bạn và cũng không ít Nhà thầu "dại dột" khi không tính phần đuôi cho phần vật tư A cấp.
Vấn đề của thép A cấp hay bêtông tươi A cấp cũng tương tự vậy.
Việc nhà thầu được hưởng đuôi trên vật tư do A cấp hay không đã có quy định cụ thể rồi. Vì dù có là vật tư A cấp thì B vẫn phải quản lý, trong quá trình thao tác đôi khi vẫn cần chi phí với vật liệu. VD: A cấp XM, chất đống trên công trường, B muốn sử dụng vẫn phải mất công bảo quản, vận chuyển nội bộ,... chứ không lẽ người của A hàng ngày bóc từng bao XM, vận chuyển đến máy trộn BT cho B? Rồi thủ kho nữa, chẳng nhẽ A thuê thủ kho để canh? đó chính là các đuôi tính trên VL A cấp
Nếu bạn khoán gọn cho ông cai thầu (coi như Nhà thầu thi công) theo đơn giá của 1m3 tường xây, 1m3 đá xây, 1m2 vữa trát ... trong đó vật tư do bạn (Chủ đầu tư) mua về thì trong đơn giá không chỉ tính đuôi cho phần máy và phần nhân công đâu, mà vẫn phải tính phần đuôi cho phần vật liệu nữa.
Ví dụ đơn giá 1m3 tường xây bao gồm:
VL: gạch, cát, ximăng, nước
NC: công thợ, phu hồ
Máy: không có
Đuôi (TTPK, CPC, TNCT, NT) trên chi phí trực tiếp (VL + NC + M + TTPK) (tức là tính đuôi cả trên phần gạch, cát, ximăng mà bạn mua về đấy).
Nguyên tắc tính giá là vậy.
Trường hợp xây nhà dân như nhà bạn thì thường giá khoán cho cai thầu rẻ hơn vì không phải mất các chi phí như: thí nghiệm, vệ sinh môi trường, vận chuyển trong nội bộ công trình giảm, thuế doanh nghiệp không có ...
Trường hợp bạn thuê thợ thì đương nhiên chỉ mất tiền công thợ thôi nhưng bạn sẽ phải rất vất vả đấy vì phải: lo mua và bảo quản vật tư, hướng dẫn và quản lý kỹ thuật, lo điện nước, lo tiết kiệm vật liệu, an toàn cho người lao động ...
Và giải thích như bạn Naat ở trên nữa.
Bạn không sợ phải đi tù đâu nhưng nên xem xét lại vấn đề này.
chúng ta cãi nhau loanh quanh thế này lại xoay sang vấn đề khác mất, có lẽ bạn binhlong76 nên gửi 1 bản dự toán và ghi chú các vấn đề cần tranh luận vào đó để cụ thể hơn chăng
Vấn đề bạn đưa ra thì có thể rất nhiều người đã biết.
Nhưng tại sao cho đến giờ vẫn ít người dám làm? Phải có lý do đúng không ạ?
Thôi tranh luận làm gì nhiều bạn cứ làm đi, được thì cho anh em xin cái quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt để anh em có cái cơ sở.
Còn không thì ....:D " Em sợ toi lắm vì ở nhà còn vợ dại con thơ ạ"
Bạn Naat đúng đấy, haophuong 80 nên xem lại đi. Thực tế thì giá trị sẽ tăng lên khoảng 13% trên giá trị vật tư.
Kết quả là cố gắng tranh luận với nhau rất lâu mà chủ topic vẫn không dám duyệt để CĐT và nhà thầu ăn chia à. Thế trong việc tranh luận điều đó là đúng nhưng thâm tâm lại thấy sai kìa.
- Đôi khi mọi việc làm đâu chỉ là lý thuyết ấy đâu?
- Đôi lời vì mình cũng có bài trả lời bạn
Chúc bạn công việc tốt
Mình thấy bạn có thiên hướng về lãnh đạo đấy, vì các vấn đề bạn góp ý mang nhiều tính định hướng, quan tâm đến mục tiêu chính.
Tuy nhiên ở đây có 2 vấn đề:
1. Trường hợp vật tư bêtông nhựa Nhà thầu đi mua hoặc Chủ đầu tư cấp thì khi rải thảm được tính đuôi cho phần vật liệu này. Đây là điều mà mình khẳng định là đúng và cũng là điều bạn haophuong80 chưa nắm rõ.
2. Trường hợp Nhà thầu tự sản xuất bêtông nhựa bằng dây chuyền trạm trộn của mình chi phí hết X đồng thì khi rải thảm (bằng dây chuyền rải thảm: máy rải, lu, nhân công bù phụ) thì có được tính phần đuôi cho phần X không thì đây mới là điều mình đang hỏi ý kiến anh chị em diễn đàn.
Dù sao cũng cảm ơn bạn nhiều.
Theo thực tế tôi thấy
- Nếu làm con đường kể từ nền móng cho đến rải thảm mặt đường thì không ông chủ nào lại chia ra thành gói rải thảm riêng để thuê thằng khác thi công. Mà cũng chẳng chia được vì vi phạm luật đấu thầu ngay.
- Kể cả là gói thầu chỉ làm mỗi thảm lại mặt đường thì cũng chẳng có ông Nhà nước nào lại đi mua bê tông nhựa riêng để cho ông khác rải xong lại bị bù thêm tiền vào cho ông làm công tác rải thảm. => làm thất thoát tiền Nhà nước => Cần xử lý nghiêm.
- Chỉ có trường hợp Nhà nước mua vật liệu để giảm tối đa chi phí thôi.
- Chỉ có những người đầu tư ra và muốn tăng giá trị để trừ vào tiền thuê đất hoặc ý định khác thì mới thế!
Với phần 2. của bạn tôi rất đồng tình với chú naat luôn.
Còn lâu tôi mới duyệt cho trường hợp này nhá!
Tôi xin chân thành cám ơn tất cả các bạn đã tham gia thảo luận góp ý về chủ đề "Lập đơn giá rải thảm bêtông nhựa". Tôi xin tổng hợp kết quả và đưa ra vấn đề để cùng thảo luận tiếp như sau:
1. Chúng ta đều đã thống nhất rằng: khi bêtông nhựa đi mua hoặc bêtông nhựa do Chủ đầu tư cấp thì Nhà thầu sẽ được hưởng phần đuôi của dự toán cho phần vật liệu bêtông nhựa ấy (ngoài phần được hưởng của công tác rải thảm ở hiện trường).
2. Vấn đề cần thảo luận thêm cũng chính là vấn đề mình đã nêu từ đầu của topic cũng như cách đặt vấn đề sau này (Trường hợp Nhà thầu tự sản xuất bêtông nhựa bằng dây chuyền trạm trộn của mình chi phí hết X đồng thì khi rải thảm (bằng dây chuyền rải thảm: máy rải, lu, nhân công bù phụ) thì có được tính phần đuôi cho phần X không thì đây mới là điều mình đang hỏi ý kiến anh chị em diễn đàn) thì chúng ta mới đưa ra ý kiến là đúng hay sai mà chưa đưa ra các lý luận cũng như văn bản pháp luật mang tính thuyết phục.
Tôi xin lý luận tiếp như sau:
- Khi Nhà thầu tự sản xuất ra bêtông nhựa (ở trạm trộn) thì cũng là việc Nhà thầu phải bỏ ra tất cả các khoản chi phí theo dự toán (VL, NC, M, TTPK, CPC, TNCTTT, NT). Đó là một chuỗi chi phí.
- Khi vật liệu bêtông nhựa đó mang ra rải thảm (ở hiện trường) thì lại đòi hỏi một chuỗi chi phí khác giống như ở mục 1. mà chúng ta đã thống nhất. Đây là chuỗi chi phí thứ hai.
=> cách lập dự toán cho công tác rải thảm như mình đã nêu:
1. Bước 1: Chiết tính đơn giá sản xuất bêtông nhựa bằng dây truyền trạm trộn tại hiện trường bao gồm các thành phần chi phí: VL, NC, M, TTPK, CPC, TNCTTT, VAT, nhà tạm.
2. Bước 2: Tính chi phí vận chuyển bêtông nhựa bằng ôtô tự đổ đến công trình
3. Bước 3: Cộng giá trị chiết tính vật liệu bêtông nhựa ở bước 1 với chi phí vận chuyển ở bước 2 (bỏ thuế VAT) rồi đưa vào phần vật liệu trong công tác rải thảm bêtông nhựa để tính đơn giá rải thảm bêtông nhựa (bao gồm: VL, NC, M, TTPK, CPC, TNCTTT, VAT, nhà tạm);
Mong các bạn nghiên cứu để cho thêm ý kiến trong đó nêu rõ lý luận tán thành hay phản biện.
Ý của mình:
- Ngày trước có những quy định là bắt buộc nên cách làm là theo công thức, biểu mẫu. Nên không phải chỉ mỗi vẫn đề của bạn gây tranh cãi nhiều. Mà nhiều vẫn đề khác nữa. Công văn để hỏi các viện các sở ban hành thì chắc chắn một điều sẽ nhận được câu trả lời chung chung như: Quy định văn bản là như thế, quý công ty dựa vào những quy định để thực hiện. Nhưng các quy định của các văn bản ở nước mình đâu thống nhất hoàn toàn.
- Cho đến nay như một số quy định đã được mở hơn, sẽ có những cách làm khác hơn và phù hợp hơn mà. Và cái đúng nhất sẽ là kết quả mà các bên thống nhất cuối cùng thôi bạn ạ. Mình chỉ muốn nói (đúng sai là tương đối).
- Bạn cứ làm văn bản hỏi các cơ quan xem, bên mình cũng từng nhờ đến các cơ quan trả lời các vấn đề tương tự rồi đấy, Nhưng việc quyết cuối cùng là người cao nhất có thẩm quyền.
Chúc các bạn thành công!
PS: như các bạn đều biết vật liệu chủ đầu tư cấp (theo văn bản quy định của BXD là có tính đuôi cho nhà thầu). Nhưng chủ đầu tư lạ là EVN hay Bộ Công thương, nếu đuôi ấy là hàng trăm tỷ thì việc ấy CĐT cũng sẽ cân nhắc và có khi lại phải nhờ đến các cơ quan cấp trên.
ý anh Binhlong76 là muốn tính cái đuôi trên giá thành vật liệu BT nhựa 2 lần. Nghĩa là nhà thầu được hưởng cái "đuôi" trên giá thành vật liệu lần thứ thứ nhất là ở công tác sản xuất, lần thứ 2 là công tác rải thảm.
Và mình đã nói là không ai tính cái "đuôi" đó 2 lần cả. Anh í bảo là tại sao lại không được tính 2 lần như thế, quy định ở đâu?
Nhờ bạn giải thích rùm cái.
Mình xin ghi lại một số lý luận để thấy cách làm trên có các vấn đề sau:
1. Vật liệu bêtông nhựa (bao gồm chi phí sản xuất và vận chuyển đến chân công trình) không được coi được coi là vật liệu bán thành phẩm để tính vào chi phí trực tiếp Tức là với cách làm của bạn Ly thì vật liệu trực tiếp là: cát vàng, đá, nhựa đường, bột khoáng chứ không phải là bêtông nhựa (thông tư 17/2000/TT-BXD quy định chi phí vật liệu BTN đến hiện trường là chi phí trực tiếp)
2. Nếu không làm được theo cách mình đã nêu thì các bên có thể thực hiện theo cách: Chủ đầu tư mua vật liệu BTN chuyến đến hiện trường cấp cho Nhà thầu rồi vận dụng thông tư 04/2010/TT-BXD để tính phần đuôi cho phần vật liệu này (vật tư A cấp được tính phần đuôi). Như vậy chi phí sẽ đội lên và đã xuất hiện khe hở của pháp luật.
Vậy pháp luật về xây dựng hiện nay "thủng" ở vấn đề này sao?
3. Phải chăng chúng ta làm theo một cách làm quen rồi, nay gặp khó khăn khi phải tư duy lại?
Tôi xin khẳng định 1 điều: nếu hiểu vật liệu bê tộng nhựa không được coi là vật tư bán thành phẩm để tính vào chi phí trực tiếp là sai, bởi vì:
Tại điểm 3 mục I Những quy định chung của thông tư 17/2000/TT-BXD có quy định
Những loại vật liệu được quy định trong thông tư này và những loại vật liệu đã quy định trong các tập ĐMXDCB hiện hành, ĐMDTchuyên ngành được Bộ XD thỏa thuận đều được coi là vật liệu và được tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình.
Bê tông nhựa nằm trong ĐMDT 1776 do chính Bộ XD ban hành nên được coi là vật liệu
Tôi có 1 công tác thế này:
Bê tông dầm đá 1x2 M300 với BT trộn tại trạm trôn hiện trường và vận chuyển tới vị trí thi công.
1. Công tác bê tông M300 với đơn giá như sau:
a. Vật liệu BT M300
b. Nhân công
c. máy thi công
d. chi phí khác
2. Công tác sản xuất bê tông tại trạm trộn
b. Nhân công
c. Máy thi công
d. Chi phí khác
3. Vận chuyển BT
c. Máy thi công
d. Chi phí khác
4. Giá Cấp phối BT M300
a. Giá đá 1x2
b. Giá cát
c. Giá XM
d. Giá nước
e. Giá phụ gia
Xin hỏi bạn binhlong76 nếu làm theo cách trên có tránh được 2 dòng tư tưởng kia không?
Tôi đồng ý với naat là BTN được coi là vật tư bán thành phẩm.
Việc tính trùng chi phí là hoàn toàn không được.
Thứ 1. Nếu thống nhất về biện pháp thi công: chủ đầu tư cung cấp vật tư BTN thì BTN dc coi là vật liệu bán thành phẩm để cấu thành nên sản phẩm. Đương nhiên sẽ tính chi phí khác trên giá VL bán thành phẩm này vì được coi là vật liệu trực tiếp. Phần chênh của BTN do mua từ nhà sản xuất phải được chấp nhận vì họ là tổ chức, có chức năng sản xuất, cung cấp .v...v.
Thứ 2. Nếu đồng ý BTN được sản xuất tại hiện trường thì phần chi phí quản lý chỉ được tính 1 lần vì đó là biện pháp thi công của nhà thầu, nhà thầu không có chức năng sản xuất, cung cấp vl trên. Nhà thầu chỉ là tổ chức để thực hiện các công việc trong hợp đồng.
Tôi hiểu ý của KS.Hai là: KS đã tách công tác đổ bêtông dầm thành 4 hạng mục chi phí là:
1. Chi phí đổ bêtông (máy bơm hoặc cần cẩu, đầm, nhân công)
2. Chi phí sản xuất bêtông tại trạm (trạm trộn, máy xúc lật, máy ủi, nhân công)
3. Chi phí vận chuyển bêtông từ trạm trộn đến công trình (ôtô chuyển trộn)
4. Chi phí vật liệu để sản xuất ra bêtông (Đá 1x2, cát, XM, nước, phụ gia)
Tôi xin có ý kiến là:
1. Trường hợp 1: Khi 03 chi phí đầu tiên được tính theo đơn giá đầy đủ (tức là có đủ phần đuôi: CPC, TNCTTT, NT), riêng chi phí thứ 4 chỉ là giá mua vật liệu đến trạm trộn:
- Với cách làm như vậy thì không tránh được hai luồng tư tưởng đã nêu;
- Cách làm trên thậm chí còn nghiêm trọng hơn ở chỗ: chi phí vật liệu mua (cát đá ximăng nước phụ gia) không được tính vào chi phí trực tiếp để được tính phần đuôi dự toán (TTPK, CPC, TNCTTT, NT)
Đây là cách tính mà tôi cho là sai và rất ít người làm theo cách này.
2. Trường hợp 2: khi cả 04 hạng mục chi phí mà KS.Hai nêu đều là chưa bao gồm phần đuôi, coi là chi phí trực tiếp, rồi sau đó tính đuôi ở phần tổng hợp.
Đây chính là bài toán giống như phần bêtông nhựa mà tôi đã đặt vấn đề (đang thảo luận đúng sai) và tất nhiên không tránh được hai dòng tư tưởng như tôi đã nêu.
3. Trường hợp 3 (mở rộng): nếu bêtông là đi mua (bêtông thương phẩm - cũng được trộn ở trạm trộn của nhà cung cấp) thì bêtông đó phải được tính phần đuôi khi mang đến hiện trường đổ bêtông dầm (đương nhiên giá bêtông thương phẩm sẽ không thể chỉ gồm: VL, NC, M).
Tôi xin đưa ra lý luận sau để KS.Hai nghiên cứu:
- Khi Nhà thầu tự sản xuất ra bêtông (ở trạm trộn) thì cũng là việc Nhà thầu phải bỏ ra tất cả các khoản chi phí theo dự toán (VL, NC, M, TTPK, CPC, TNCTTT, NT). Đó là một chuỗi chi phí.
- Khi vật liệu bêtông đó mang ra đổ bêtông dầm (ở hiện trường) thì lại đòi hỏi một chuỗi chi phí khác (giống như khi bêtông đó được Chủ đầu tư cấp hoặc Nhà thầu đi mua thì được tính phần đuôi). Đây là chuỗi chi phí thứ hai.
Tôi hiểu ý anh nói. Nhưng nhà thầu không phải là tổ chức có chức năng theo luật pháp thực hiện sản xuất, cung cấp BTN nên nhà thầu không được hưởng chi phí như gạch đầu dòng thứ 1.
Nếu nhà thầu có chức năng ( Ví dụ như công ty BT Lê Phan chẳng hạn ) thì muốn được tính chi phí đó bạn phải là nhà cung cấp VL bán thành phẩm cho chủ đầu tư.
nhà thầu, theo quy định vật tư A cấp thì được tính các chi phí khác trên giá vật liệu đầu vào chưa thuế. Giá mua này không cần biết có đuôi hay chưa. Điều này cũng tương tự như trường hợp nhà thầu đi mua BT thương phẩm.
Nhà thầu tự sx, miễn có đủ máy móc nhân lực SX, chứ mình không hiểu chức năng theo pháp luật là gì, phần đuôi này đã tính trong công tác SX+VC.
Như vậy, trong mọi trường hợp, nhà thầu sẽ nhận được cái "đuôi", giá trị này có thể khác nhau do chi phí khác biệt giữa tự SX và đi mua chứ không phải do tính trùng lặp.
Chỉ có khác biệt:
Nếu tự SX, nhà thầu nhận chi phí "đuôi" 1 lần cho vật liệu trong SX+VC
Nếu đi mua: người bán có được hưởng đuôi SX+VC, nhà thầu nhận đuôi trong thi công (có cả VL)
Như vậy, trong trường hợp đi mua BT, có vẻ như CĐT bị tính 2 lần,tuy nhiên, điều nầy lý giải ở khía cạnh khác: phải so sánh về mặt giải pháp công nghệ, đảm bảo chất lượng, giá thành thi công.
Trong trường hợp CĐT yêu cầu dùng BT thương phẩm, CĐT phải chấp nhận việc này.
Tôi nghĩ là Nhà thầu thi công hay Nhà cung cấp nào khi thực hiện sản xuất bêtông đều phải bỏ ra các loại chi phí bao gồm: VL, NC, M và phần đuôi (TTPH, CPC, TNCT, NT ...), chỉ có điều mức độ chi phí khác nhau mà thôi (ví dụ: mức chiết khấu giá vật liệu của Nhà cung cấp cao hơn do họ sản xuất nhiều hơn, Nhà cung cấp phải bỏ thêm chi phí tiếp thị bán hàng, lợi nhuận của Nhà cung cấp ít hơn do bán nhiều hàng hơn nhưng cũng có thể nhiều hơn do muốn "nhanh giàu" hơn). Lý luận thế để hiểu là: khi sản xuất ra vật liệu bêtông thì Nhà thầu cũng phải bỏ đủ: VL, NC, M, TTPK, CPC, TNCT, NT).
Khi nào BTN do nhà cung cấp cấp cho bên A thì đó là coi vật liệu bán thành phẩm và dc chịu các chi phí liên quan.
Khi nhà thầu tổ chức sản xuất thì cốt liệu của BTN là vật liệu trực triếp và tính chi phí liên quan.
Ví dụ:
Tôi có công tác coppa vách thang máy. Tôi mua ván phim và xà gồ 40x40; 50x100 về để gia công thành các tấm ván mặt khác với cũng công tác ván khuôn đó tôi đặt người ta gia công sẵn tấm ván mặt.
Tất cả các yếu tố cấu thành nên sản phẩm của công tác đều chịu chi phí như quy định. Riêng vật liệu bán thành phẩm do một đơn vị khác cung cấp thì phải chịu phần chênh do chi phí quản lý của đơn vị cung cấp đã tính vào giá thành VL bán thành phẩm.
Thêm một ví dụ khác:
Bạn mua đá 1x2 coi đó là vật liệu chính, vậy hỏi giá đá đó có đội giá không?
Tôi có công tác làm đường cất hạ cánh yêu cầu dùng cát nghiền. Cát nghiền = đá cấp phối xay ra. Khi thi công nhà thầu mua đá cấp phối để xay ra cát nghiền. vậy giá cát nghiền đó có cộng chi phí khác không? Giá cát nghiền đó chỉ = giá đá cấp phối ( đã đội chi phí do nhà cung cấp ) + giá vận chuyển + giá nhân công ca máy nghiền. Không có Chi phí liên quan. chi phí liên quan chỉ tính 1 lần trong công tác có dùng đá đó.
Tôi xin đưa ra một số nội dung trong Điều 7, mục 1 trong TT04-2010 như sau:
- "Trường hợp cần thiết phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu cát, đá để phục vụ thi công xây dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước tính trong giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực tiếp và chi phí chung".
- "Trường hợp cần thiết nhà thầu thi công công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu cát, đá để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung tính trong giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và máy thi công".
Như vậy có thể thấy rằng: ngay cả đến cát, đá khi Nhà thầu tự sản xuất cũng được tính các chi phí trong phần đuôi của dự toán (thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí chung), chỉ có điều các hệ số tỉ lệ này giảm đi khoảng 1/2 so với bình thường. Sau đó khi đổ bêtông lại được tính đuôi một lần nữa (nếu là bêtông trộn bằng máy trộn đổ bằng thủ công) - vật liệu trực tiếp khi đó là đá, cát, XM ...
(Còn nếu là trộn bằng trạm trộn vận chuyển đến công trình đổ bằng máy thì việc sản xuất ra bêtông được tính đuôi 01 lần, khi đổ bêtông lại tính đuôi 01 lần nữa - như vậy là 03 lần đuôi - vấn đề đang gây tranh cãi)
Thế thì có thể nôm na suy ra: bêtông nhựa nếu tự sản xuất thì cũng phải được tính ít nhất các hệ số thu nhập chịu thuế và chi phí chung lần lượt là 3% và 2,5%. Sau đó khi rải thảm lại được tính đuôi một lần nữa - vật liệu trực tiếp khi đó là bêtông nhựa.
Chi phí sản xuất ra cát nghiền đòi hỏi một chuỗi chi phí (VL, NC, M, TTPK, CPC, TNCTTT, NT)
Chi phí làm đường cất hạ cánh dùng cát nghiền đòi hỏi một chuỗi chi phí khác (VL - trong đó có chi phí cát nghiền ở trên; NC, M, TTPK, CPC, TNCTTT, NT). Ngoài ra có thể hiểu: hai chuỗi chi phí trên nằm ở 02 thời điểm khác nhau, và ở 02 nơi khác nhau.
Rất mong Ban quản lý Giaxaydung và thầy Thế Anh cho ý kiến kết luận vấn đề này.