Đấy là bạn nói về tình. Còn về lý nếu TVGS, Thiết kế, CĐT không đồng ý có báo cáo giời vẫn phải đập. Những công trình quan trọng không đơn giản như bạn nói đâu.
Xem bảng in
nói thật với pác. công trình to bằng trời cũng thế thôi.
giờ nhà thầu to vật, toàn cửa sau, cửa trước của các sếp
nếu mà cứ như các pác, một với một là hai... thì suốt đời chả ngóc đầu lên được.
có cầu chuyện thế này góp vui với a e tý :
Nước A có một viên tư vấn tên là Quý Cao. Ông là người chính trực, khi thăng đường xử án thì cực kỳ nghiêm minh, công bằng nhưng giàu lòng nhân ái.
Trong lần thanh tra một công trình nọ, chiểu theo tiêu chuẩn thời đó, Quý Cao đã xử nhà thầu rất nghiêm khắc, để nhà thầu nhớ đời không bao giờ tái phạm.
Bẵng đi thời gian dài, nhà thầu năm xưa nay trở thành một tổng công ty hùng mạnh. Quả đất quay tròn, một người con của Quý Cao làm nhân viên dưới quyền của vị giám đốc nọ.
Thế rồi người con của Quý Cao vi phạm một khuyết điểm, mức độ trầm trọng gấp nhiều lần so với cái lỗi năm xưa của vị giám đốc nọ.
Quý Cao đinh ninh thế nào vị giám đốc cũng xử con mình thật nặng để trả thù ông.
Trái với suy đoán của Quý Cao, sau khi phân tích thấu đáo khuyết điểm mà người con của Quý Cao mắc phải, vị giám đốc nọ không những không xử phạt, mà còn cho người con của Quý Cao đi bồi dưỡng thêm nghiệp vụ.
Vì người con của Quý Cao phạm lỗi là do thiếu kiến thức chuyên môn, chứ không phải do thói hư tật xấu.
Cảm động trước tấm lòng của kẻ có tội năm xưa, Quý Cao hỏi:
- Trước ngươi mắc tội, ta xử rất nghiêm khắc. Nay con ta phạm lỗi chính là dịp để ngươi trả thù. Thế mà ngươi lại xử sự rất nhân văn. Vậy là cớ làm sao?
Vị giám đốc trả lời:
- Hồi đó, cái tội của tôi đáng phải xử phạt như thế. Chính nhờ sự nghiêm khắc, công minh của Tiên sinh mà tôi mới có được như hôm nay. Hơn nữa, lúc Tiên sinh luận án, tôi thấy Tiên sinh cũng có ý muốn vận dụng pháp luật để nới tay. Lúc án định xong, đem thi hành, tôi thấy Tiên sinh cũng khổ tâm lắm.Nhưng vì luật pháp bất vị tình nên buộc Tiên sinh phải làm thế. Chứ đâu phải vì Tiên sinh có ý hãm hại tôi. Tôi không cám ơn Tiên sinh thì thôi, sao có thể trả thù ngài được?
Cái nghề tư vấn mà không có " tình " thì chết yểu thôi...
Bác ơi, nếu mà đổ BT xong mới nghiệm thu thì mình dễ dính đòn lắm.
VD nhé: biên pháp ghi rõ là sau khi đổ bt xong thì dưỡng hộ bt = cách ABC .... (CĐT đã duyệt)
nhưng thực tế GS yêu cầu khản cả cổ thì ĐV thi công cũng chỉ đối phó qua loa (cho nên theo em, cứ chuôi ta nắm. Ko thực hiện theo biện pháp phê duyệt, mình từ chối nt :))).
1. Nghiệm thu cốp pha
2. Nghiệm thu cốt thép
3. Nghiệm thu công tác đổ bê tông
4. Nghiệm thu chất lượng bê tông( Sau khi có kết quả thí nghiệm)=D>
Chào các bạn. Đúng là chỉ có 1 vấn đề nghiệm thu BT thôi mà chưa ra ngô khoai dì. Để biết công việc xây dựng của chúng ta phức tạp cả về pháp lý đến sức khoẻ.
1.Pháp lý cao nhất để nghiệm thu bê tông là kết quả thí nghiệm. TVGS nào có bản lĩnh hơn tớ chưa biết.
2.Tất nhiên không thể chờ sau 28 ngày mới cho bên B triển khai các công việc khác. Chúng ta vẫn có nhiều biện pháp để xử lý công việc ( R3, R7, Kinh nghiệm của chúng ta nhận thấy chất lượng bê tông ko có vấn đề dì và nằm trong sự kiểm soát Hoặc giả sử chất lượng ko đạt lỗi hoàn toàn do bên B, điều này bên B đương nhiên hiểu )
3. Xử lý nghiệm thu trên công trường chất lượng là hàng đầu những chúng ta cũng phải biết ứng biến để triển khai việc cũng không quá cứng nhắc. B nó chửi chết và tuyệt tối không lợi dung TVGS làm kjos B. TVGS là thầy mà, phải hỗ trợ B thi công
Có vài mạo muọi mong các huynh nhẹ tay
Thân chào tất cả thành viên trên diễn đàng giá xây dựng!
Mình là Lannhatquang.
Ai có giá vật liệu xây dựng mới nhất cho mình xin với.
Cảm ơn nhiều nha.=D>
theo như tôi nhận biết được thì ngày ký biên bản nghiệm thu là ngày đổ bê tông, còn nghiệm thu chất lượng bê tông thì mới sau 7 đến 28 ngày. còn kết quả thí nghiệm bê tông tất nhiên là phải có rồi (28 ngày).
Trình tự nghiệm thu chính xác và gọn mà tôi vẫn thường làm là: Tư vấn giám sát kiểm tra chất lượng đầu vào các vật liệu ở công trình và buộc nhà thầu thi công lấy mẫu mang đi thí nghiệm các loại vật liệu như: Sắt thép, cát, đá, xi măng, các chứng chỉ xuất xưởng, nguồn gốc xuất xứ vật liệu nếu có...
* Trong công tác nghiệm thu đổ bê tông:
1. Nghiệm thu cốt thép
2. Nghiệm thu cốp pha
3. Nghiệm thu công tác đổ bê tông (quá trình này phải đúc lấy mẫu để thí nghiệm)
4. Nghiệm thu chất lượng bê tông (Sau khi có kết quả thí nghiệm R28 ngày)
Ngoài ra, kết quả R7 ngày như các bạn nói chỉ là căn cứ để Tư vấn giám sát cho phép tiếp tục thi công chứ không phải là căn cứ nghiệm thu, pháp lý cuối cùng vẫn phải là R28 ngày đạt. Biên bản nghiệm thu chất lượng bê tông phải ghi sau ngày kết quả thí nghiệm R28.
Bác nào có các mẫu biên bản trong công tác nghiệm thu này không ?
Mấu biên bản bạn có thể lấy ở NDD209/2004 hoặc TCVN 371. Hoặc search và download trên diễn đàn nhé!
Chào bạn! Bạn nghiên cứu Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng nhe!
Tại Khoản, Điều 3 của Nghị định 49/2008/NĐ-CP về xử lý chuyển tiếp: Sau khi Nghị định này có hiệu lực, chủ đầu tư có thể tự soạn thảo các mẫu biên bản nghiệm thu mới hoặc sử dụng các mẫu biên bản nghiệm thu được quy định trong các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu hoặc trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhưng phải bảo đảm các nội dung được quy định tại các khoản 2, 3 , 5, 6, 7 Điều 1 Nghị định này.
@ Như vậy một số nội dung trong 209/2004/NĐ-CP đã được chỉnh sửa theo hướng phân định rõ trách nhiệm của các bên tham gia dự án, nâng cao quản lý chất lượng công trình!
Theo em như sau, khi tư vấn giám sát ra hiện trường, họ có quyền yêu cầu xuất trình toàn bộ các tài liệu kỹ thuật có liên quan đến việc thi công xây dựng, và văn bản thiết kê thành phần cấp phối bê tông cũng không nằm ngoài số này - tất nhiên phải có dấu của nhà thầu trong văn bản này. Đơn vị TVGS sẽ kiểm tra thành phần cấp phối, cũng như nguyên liệu đầu vào, khi thi công họ cũng phải trực tiếp kiểm tra quá trình đổ bê tông, và cả quá trình bảo dưỡng nữa. Vì vậy, theo em thì đổ hôm nào thì làm BB nghiệm thu hôm đó
không biết đã chốt lại được chủ đề này chưa:
1. Phân biệt kiểm tra và nghiệm thu:
quy định chỉ có biên bản nghiệm thu, còn biên bản kiểm tra thì không yêu cầu (anh nào thích thì cho vào)
- BBNT: cốt thép, ván khuôn, bê tông
- Kiểm tra: các điều kiện để đổ bê tông, quá trình đổ bê tông, lấy mẫu, bảo dưỡng, tháo dỡ ván khuôn
2. giám sát và nghiệm thu chất lượng bê tông như vậy gồm:
- kiểm tra các điều kiện để đổ bê tông, quá trình đổ bê tông, lấy mẫu, bảo dưỡng, tháo dỡ ván khuôn: có thể lập biên bản hoặc ghi nhật ký.
- nghiệm thu bê tông sau khi có tất cả các thủ tục pháp lý (theo 4453 thì nhất định phải có R28, do vậy tất cả mọi ý kiến về R3, R7 đều chỉ mang tính chất châm trước, tạm thời, không có giá trị pháp lý)
Một số bạn cho rằng ND209 không hợp lý vì nếu công trình phải thi công gấp rút, không chờ được R28 nên dùng R3, R7 để ký ngay BBNT bê tông -> như vậy rõ ràng không ổn: vì tiến độ thi công mà bỏ qua chất lượng. Ai sẽ chịu trách nhiệm khi bê tông R28 không đạt và sau đó tìm mọi cách test trên hiện trường cũng không đạt, trong khi các công tác khác đã thi công chồng lấn lên cấu kiện bê tông đó, đập ra tất à? Ai dám đảm bảo 100% rằng R3, R7 đạt thì R28 sẽ đạt.
Thêm một căn cứ nữa để không thể nghiệm thu bê tông sau khi đổ đó là công tác bảo dưỡng. Anh làm mọi việc từ khi chuẩn bị đổ bê tông đến khi đổ xong đều đúng nhưng ai đảm bảo rằng anh bảo dưỡng sẽ đạt yêu cầu.
Chính xác Biên bản nghiệm thu chất lượng bê tông phải ký sau khi có kết quả nén 28 ngày, kết quả 3, 7 ngày là căn cứ nghiệm thu sơ bộ và cho thi công tiếp, Vì khi ký nghiệm thu phải có căn cứ là kết quả thí nghiệm bê tông đã đạt mác thiết kế để ghi vào mục các chứng chỉ chất lượng, Kết quả thí nghiệm có liên quan trong phần căn cú nghiệm thu theo BBNT công việc trong phục lục 4A Nghị định 209, nếu không có kết quả thí nghiệm ai biết chất lượng bê tông vừa đổ xong thế nào mà ký. ký để mà đi tù ah. còn nếu sau khi đổ bê tông 1 hoặc 2 ngày đơn vị muốn thi công ngay thì phải cam kết chất lượng bê tông đảm bảo, nếu kết quả thí nghiệm không đạt thì phải chịu trách nhiệm và phá đi đổ lại. Còn công tác bê tông thì đó chỉ là công tác đổ bê tông và TVGS giám sát quá trình đổ, nếu quá trình đổ không đúng theo trình tự thì yêu cầu dừng đổ bê tông, và đó cũng là 1 căn cứ để đánh giá chất lượng bê tông.
cac ban khong hieu gi ca> khi nghiệm thu bê tông thì phải có kết quả thí nghiệm lấy mẫu bê tông sau{ 3 ngày , 7 ngày, 14 ngày , hoặc 28 ngày} thì mới được nghiệm thu bê tông , còn ngoài ra thì không được đâu chứ nghiệm thu sau khi đổ bê tông là không có căn cứ
:))
Chào KS. ThanhTan mình đang có công việc liên qun đến cong tác đúc cọc (mốc) bê tông bạn có thể cho mình xin các mẫu Biên bản nghiệm thu như bạn nói ở trên ko vậy! Rất mong bạn giúp đỡ! Cảm ơn!
* Trong công tác nghiệm thu đổ bê tông:
1. Nghiệm thu cốt thép
2. Nghiệm thu cốp pha
3. Nghiệm thu công tác đổ bê tông (quá trình này phải đúc lấy mẫu để thí nghiệm)
4. Nghiệm thu chất lượng bê tông (Sau khi có kết quả thí nghiệm R28 ngày)
theo tôi thấy nghiệm thu công việc xây dựng là khi hoàn thành xong công việc là nghiệm thu được luôn để triển khai công việc tiếp theo. vì những nguyên nhân sau:
1 - ta đã làm thiết kế đầu vào cho các tiêu chí vữa, bê tông, thép, ....
2 - Trong qua trình thi công là căn cứ vào vật liệu đầu vào đã thí nghiệm đạt tiêu chuẩn để thi công.
3 - Khi thi công đã có các bên như nhà thầu, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý.
4 - Nếu đúng như trên mà phải đợi thí nghiệm để nghiệm thu thì thôi anh em mình về cho ông nông dân đi làm rồi thí nghiệm để nghiệm thu. về nhà thôi tranh cãi mệt quá.
-Khi đổ bê tông ngoài công trường có công tác lấy mẫu bê tông để thí nghiệm. Theo bạn là khi đổ bê tông xong thì không cần chờ kết quả 7 ngày. Vậy cho mình hỏi nhỡ kết quả 7 ngày đó không đạt mà bạn đã cho triển khai công việc tiếp theo thì làm thế nào?
-Trước công ty mình đã từng đổ bê tông khối lớn mà kết quả R7 không đạt thế là tư vấn giám sát bắt đập bỏ cả khối đổ mấy chục khối bê tông đi đó. Mình có chút chia sẻ như thế với bạn
Theo ý kiến mình. Cơ sở pháp lý để nghiệm thu là sau 28 ngày khi đã có kết quả.
Còn ngày đổ BT chỉ giám sát qui trình, cấp phối , biện pháp. ( quản lý và đảm bảo đúng quy trình để cho triển khai các công việc tiếp theo )
Trừ khi chủ đầu tư có quy định trong hợp đồng về việc R7 không đạt thì phải đập,nếu không thì đều phải tuân theo tcvn4453-1995 hoặc tiêu chuẩn nghành về thi công-nghiệm thu,hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài.Hiện tại,tất cả các tiêu chuẩn nêu trên đều sử dụng kết quả R28 làm căn cứ để nghiệm thu,kể cả dùng hay ko dùng phụ gia tăng nhanh cường độ.
Cho nên nếu cty bác bị tvgs bắt đập mà ko có quy định liên quan đến R7 trong hợp đồng thì phải coi lại trình độ pháp lý của các bên có liên quan.
Trước khi đập bỏ cái gì thì nên hỏi xung quanh cho chắc.tốt nhất là hỏi ông BXD.
nói chung ra thì cứ lật tiêu chuẩn ra ( TCVN 4453 ) Nghị Định 15 thì ổn cả, tùy theo địa phương, công trình mà có hình thức khác nhau, mẩu thử lấy chơi thôi chứ 100 mẩu đạt 99 là xui xẻo ( lấy tào lao mới không đạt ) giờ thi khoạn mẩu hiện trường yêu cầu cường độ đạt 70% thiết kế là ok.
R3, R7 chỉ để chơi thôi, thằng nào kêu đập thì bắt nó ký biên bản thế là xong 3 ngày sau thằng đó biến mất. kaka
lat tcxdvn 239-2006 ra xem thu
vd BT mac 300
Rht >= 0,9*0,778M = 21,0 N/mm2
Rmin >= 0,75*0,778M = 17,5 N/mm2
còn R3, 7 thì tuy theo hợp đồng hay quy định thôi, biên không biên thi tùy.
Tôi chẳng cần lật cũng thấy anh nói lung tung. Lúc 70%, lúc 75%, loạn cả lên.
Anh có biết cách tính Rht, Ryc? Anh có biết người ta nén bao nhiêu mẫu hay tổ mẫu để ra kết quả?
Cho nên đừng kết luận: "Mẫu hiện trường yêu cầu cường độ đạt 70% thiết kế là ok". Nói thế, bọn trẻ trâu ở quê nó cười cho.
thôi thì cười cho vậy, chăn trâu cũng hơn chăn bò! tại con bò thi nó kêu thôi....thi bác hay hơn tc tui chịu!