Đóng góp một số lưu ý sau khi nghiên cứu Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Mong được sự góp ý của các bạn
Đóng góp một số lưu ý sau khi nghiên cứu Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Mong được sự góp ý của các bạn
Em cũng có thắc mắc như Bác? Chắc là chẳng ai đi áp dụng Điều 55 Bác nhỉ?
các bác cho em hỏi: chủ đầu tư, bên mời thầu có phải bắt buộc đăng ký trên mạng đấu thầu quốc gia không ạ? cho em biết để em đi đăng ký cái ạ
cảm ơn mọi người
Nhân tiện các bác cho em hỏi ké với, em đang bị vướng giữa 2 quyết định:
- 50/2012/QĐ-TTg về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 và QĐ49/2007 Về các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật Xây dựng hiệu lực từ ngày 17/4/2007
Tại QĐ 50 không nêu rõ QĐ 49 đã hết hạn hay chưa, vì QĐ 49 có đề cập đến chỉ định thầu đơn vị tư vấn lập Quy hoạch, trong khi QĐ 50 không đề cập đến đơn vị này.
Và em đang mắc là, tại thời gian này khi 63 chưa có hiệu lực, thì đối với nhà thầu tư vấn lập quy hoạch (gói thầu tư vấn >8 tỷ) thì có được thực hiện chỉ định thầu đặc biệt không?
Em xin cảm ơn!
Cho mình hỏi: Tại khoản b, điểm 1, điều 62, Mục 1, Chương VIII luật đấu thầu 2013 có quy định:
"b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng";
Vậy làm cách nào có thể đưa được chi phí rủi ro vào giá gói thầu vậy các bác???
chấm thầu theo Nghị định 63/2014 thì bỏ giai đoạn đánh giá điều kiện tiên quyết ?
Chào các bạn! Mình có một tình huống thực tế nêu ra để các bạn cho ý kiến góp ý:
Công ty mình có một gói thầu Lập dự án và thiết kế cơ sở cho một dự án khu đô thị, giá trị khoảng 8 tỷ.
Theo các bạn bên mình có thể áp dụng hình thức nào? Chỉ định thầu hay Chào hàng cạnh tranh hay đấu thầu?
Và áp dụng phương thức nào? Một giai đoạn một túi hồ sơ hay một giai đoạn 2 túi hồ sơ hay hai giai đoạn?
Và tất nhiên là theo hướng áp dụng hình thức nào càng đơn giản càng tốt nhé.
Mong các bạn cho ý kiến góp ý nhé!
Em xin góp ý để bác tham khảo.
1. Dự án công ty bác thực hiện có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43? (Quy định tại điều 1 luật ĐT số 43. Tuy nhiên nếu không thuộc Cty bác vẫn có thể thực hiện theo)
2. Theo QĐ của Luật đấu thầu số 43 và NĐ 63 thì gói thầu của bác phải đấu thầu.
3. Theo e Bác nên áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
Cảm ơn bạn 841183, đương nhiên là thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43 chứ nếu không làm theo cái nào thì làm thì đơn giản quá.
uhm, trước đây thì ít khi áp dụng phương thức 1 giai đoạn hai túi hồ sơ nhỉ, nhưng sau khi luật đấu thầu mới này có hiệu lực thì có vẻ phương thức này sẽ được áp dụng nhiều, nhất là với gói thầu tư vấn. Vì gói thầu tư vấn ngoài gói thầu có giá trị thuộc hạn mức chỉ định thầu ra (dưới 500 triệu) thì đều phải áp dụng hình thức đấu thầu 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ rồi.
Điều 39. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
1. Phương pháp giá thấp nhất:
a) Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;
b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu;
c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy định tại điểm b khoản này thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
2. Phương pháp giá đánh giá:
a) Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình;
b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.
Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác;
c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:
a) Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng tương ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.
4. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy định tại khoản 3 Điều này sử dụng phương pháp chấm điểm. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.
Công ty Cổ phần phòng cháy chữa cháy Kiên Long Website: www.pccckienlong.com
Một vài thắc mắc xin hỏi các pro:
+ Đối với các gói thầu xây lắp, thiết kế nằm trong hạn mức từ 1 đến 5 tỷ đồng thì áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu như thế nào : Đấu thầu rộng rãi hay Chào hàng cạnh tranh và cơ sở nào để áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu.
+ Đối với các gói thầu xây lắp, thiết kế nằm trong hạn mức dưới 1 tỷ đồng thì áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu như thế nào : Chỉ định thầu hay Chào hàng cạnh tranh rút gọn.
Xin cảm ơn
theo điểm d mục 3 điều 14 của nghị định " Bên mời thầu phải tiếp nhận hồ sơ dự thầu của tất cả các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận hồ sơ mời thầu trực tiếp từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời thầu trước khi hồ sơ dự thầu được tiếp nhận."
trong trường hợp nhà thầu đã mua hồ sơ dự thầu từ trước nhưng không đứng đại diện liên danh (nhà thầu đứng đại diện liên danh chưa mua hồ sơ mời thầu) thì có thu tiền nhà thầu đứng đầu liên danh trước khi tiếp nhận hồ sơ dự thầu không?
Câu hỏi này của bạn phải chia ra thành 2 trường hợp: Gói thầu xây lắp riêng và gói thầu thiết kế (tư vấn)riêng.
1. Với gói thầu xây lắp:
a. Dưới 1 tỷ có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu (điều 54 của NĐ 63/2014/NĐ-CP) hoặc chào hàng cạnh tranh rút gọn (điều 57 của NĐ 63/2014/NĐ-CP).
b. Từ 1-5 tỷ thì áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh (điều 57 của NĐ 63/2014/NĐ-CP).
2. Với gói thầu thiết kế (tư vấn):
a. Dưới 500 triệu thì áp dụng hình thức chỉ định thầu (điều 54 của NĐ 63/2014/NĐ-CP).
b. Từ 500 triệu đồng trở lên là phải áp dụng hình thức đấu thầu rồi (vì hình thức chào hàng cạnh tranh không áp dụng với gói thầu tư vấn).
Cám ơn bạn đã giải thích, tuy nhiên đối với gói thầu xây lắp từ 1-5 tỷ đồng có áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo hình thức lựa chọn gói thầu theo quy mô nhỏ được không vì theo quy định tại Điều 63 về quy định hạn mức đối với gói thầu xây lắp là không quá 20 tỷ đồng không quy định hạn mức tối thiểu hay là đối với các gói thầu xây lắp đơn giản bắt buộc phải áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh mà không được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.
Xin cảm ơn.
Mình nghĩ từ trước đến giờ CĐT thường mong muốn áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu nào mà đơn giản nhất. Do đó nếu đủ điều kiện thì áp dụng hình thức chỉ định thầu, không thì áp dụng hình thức chào giá cạnh tranh, sau đó nếu không đủ điều kiện thì mới phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế. Tuy nhiên bên bạn lại muốn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi mặc dù có thể áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh.
Tuy vậy nếu theo Điều 20. Đấu thầu rộng rãi (Luật đấu thầu) tại mục 2 có ghi: Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều sau:
Điều 21: Đấu thầu hạn chế;
Điều 22: Chỉ định thầu;
Điều 23: Chào hàng cạnh tranh;
...
Như vậy có thể hiểu gói thầu của bạn thuộc phạm vi gói thầu chào hàng cạnh tranh thì không được đấu thầu rộng rãi.
Đấy là mình phân tích theo câu chữ của luật nhưng không biết có máy móc quá không!:P:P
Mình có đi nghe tập huấn của mấy bác bên Cục quản lý đấu thầu nói thế này: Bất kỳ gói thầu nào không phân biệt giá trị nếu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi thì NO COMMENT, không phải giải thích gì thêm, mà ông nào còn hỏi giải thích thì là người không hiểu gì về đấu thầu (trừ trường hợp: Luật 43 có thêm hình thức Tham gia của cộng đồng nên nếu thỏa mãn Điều 27 - Luật 43 thì phải để cộng đồng làm). Vậy chắc chắn trường hợp này của bạn là không bắt buộc phải chào hàng cạnh tranh.
Xin cảm ơn, đã hiểu vì mình đọc chưa kỹ Nghị định này, tuy nhiên còn một vấn đề nữa là Cấp quyết định đầu tư mới là người quyết định nên áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu nào và trong Luật có nêu "gói thầu xây lắp công trình đơn giản" thì áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh: thế nào là gói thầu xây lắp đơn giản đã có văn bản nào có định nghĩa không mà áp dụng, có một số công trình giá trị nhỏ nhưng về yêu cầu kỹ thuật cao thì phải làm thế nào?
Đứng trên góc độ là người quyết định đầu tư đang thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Bây giờ thích thì cứ vào chiến thôi. Nên đúng là sẽ hạn chế được những doanh nghiệp chỉ đi buôn nước bọt, quây thầu và dọa dẫm các doanh nghiệp khác.
Nhưng có vấn đề phát sinh (thực tế), là những doanh nghiệp đã theo vốn (chạy vốn), về không cẩn thận có lẽ sẽ bị người khác cướp mất miếng ăn.
Xã hội sẽ còn nhiều điều phải bàn với thực tế sau khi Nghị định này áp dụng.
Cái này không phải là Tiền mà là trên cơ sở đó bác đưa vào bản dữ liệu của của hồ cơ mời thầu về tư các hợp lệ của nhà thầu
và để đề phòng cái việc vác cái hộp hồ sơ đi vây các nhà thầu khác.
Trươngg hợp thứ 2 là giờ đóng thầu là 8h00 nhưng có một số ông kẹ 7h58' đem chục cái thùng hồ sơ dự thầu khác nhau đến yêu cầu bác phải nhận thì bác tính sao?
Tại điều 43 luật ĐT có nội dung: "Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu"
Các bác có thể giải thích giúp em câu này nghĩa là sao không?
Mặt khác, em xem trong nghị định 63/2014/NĐ-CP không đề cập đến việc loại bỏ hồ sơ dự thầu nếu có sai lệch quá 10%. Các bác cho ý kiến nhé.
Các bác cho em hỏi thêm, gói thầu mua sắm hàng hóa tầm 1-5 tỷ thì em áp dụng phương pháp giá thấp nhất được không, hay phải áp dụng PP giá đánh giá (cái này hơi phức tạp)
Cái chết là cái đó Bác à!
Trong 63 có một câu rất hay "hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu"
Bác và em cùng hiểu câu trên là thế nào? Luật và nghị định mới nhằm hạn chế bớt cái bọn Vây Thầu nhưng để lọt lưới phần này.
Điều 39-Luật ĐT số 43: "1. Phương pháp giá thấp nhất:
a) Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;"
Như vậy anh xem tính chất gói thầu của anh có đáp ứng được dòng chữ màu đỏ không nhé.
Trước đây Luật ĐT 61/2003 quy định: "Điều 45. Loại bỏ hồ sơ dự thầu: 3. Có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc nhà thầu không chấp nhận lỗi số học do bên mời thầu phát hiện;
4. Có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn."
Luật ĐT 43/2013: "Điều 43. Xét duyệt trúng thầu...: 1. Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: d) Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;"
Trước đây là loại bỏ luôn, và hiện nay dùng từ ngữ giảm nhẹ hơn nhiều, điều kiện đủ để xét trúng thầu. Sai lệch nhỏ hơn 10% thì mới đủ điều kiện xem xét đề nghị trúng thầu. Ví dụ: giá sau hiệu chỉnh sai lệch là 10 tỷ, anh chào 9 tỷ 890 triệu là không được xem xét trúng thầu, chào 10 tỷ 110 triệu vẫn được xem xét bình thường. Trước đây là chào 10 tỷ 110 triệu là bị loại.
Khoản 2, Điều 16. Làm rõ hồ sơ dự thầu:
Đúng ra thì ở ngay trên Nghị định cần có một quy định rõ về thời điểm cuối cùng được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Sẽ có tình huống chấm thầu xong rồi ông nhà thầu mới nộp đủ mấy cái giấy tờ về năng lực tài chính, cán bộ.. mà do không có giấy tờ đó nhà thầu này đã bị loại ở bước chấm kỹ thuật, giờ nộp lại bóc túi hồ sơ tài chính ra chấm lại so sánh với nhà thầu đã xét thì hơi dở.Trích dẫn:
2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
Điều này các bác bên Cục quản lý Đấu thầu có nhắc đến, có khả năng sẽ đưa vào Thông tư mẫu HSMT để hướng dẫn, hoặc các ông Bên mời thầu có lúng túng thì HSMT thể hiện ý chí của CĐT, điều này Luật không cấm nên có thể đưa thời điểm chốt để nhận tài liệu làm rõ. Hoặc cũng hiểu theo ý: quyền lợi của ông thì ông phải biết mà bổ sung vào, đến khi có KQ chấm thầu rồi ông mới mang nộp thì mất quyền lợi, lúc ý thì nhà thầu nào quên, sai sót phải chịu. Sai lầm thì phải trả giá.
Thông tư mẫu HSMT có cần thiết không bác? theo em là rất cần tuy nhiên có mẫu rồi mà được lấy tiền như điều 9 /63 là quá cao. Các bác có ý kiến như thế nào?
Em đồng ý với bác: CĐT thường mong muốn áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu nào mà đơn giản nhất. Do đó nếu đủ điều kiện thì áp dụng hình thức chỉ định thầu, không thì áp dụng hình thức chào giá cạnh tranh, sau đó nếu không đủ điều kiện thì mới phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế.
Nhưng ý kiến thứ 2: gói thầu của bạn thuộc phạm vi gói thầu chào hàng cạnh tranh thì không được đấu thầu rộng rãi. Theo em hiểu gói thầu nêu trên hoàn toàn có thể áp dụng đấu thầu rộng rãi vì tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu trong Luật đấu thầu đều nêu "được áp dụng" chứ không nêu "bắt buộc phải áp dụng".
ý kiến của em:
1. "Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu": Nghĩa là sau hiệu chỉnh các sai lệch tính tỷ lệ % giữa giá trị sai lệch thiếu và giá dự thầu không quá 10%.
2. "trong nghị định 63/2014/NĐ-CP không đề cập đến việc loại bỏ hồ sơ dự thầu nếu có sai lệch quá 10%.": Nội dung của Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Như vậy về cơ bản Nghị định 63/2014 chỉ đề cập đến nội dung mà tại các Điều trong Luật đấu thầu có thêm khoản "Chính phủ quy định chi tiết Điều này". Vì vậy khi thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu phải áp dụng đồng thời cả Luật đấu thầu và Nghị định.
Điều 43 Luật đấu thầu nêu các điều kiện xét duyệt trúng thầu cũng là căn cứ để loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng các điều kiện đó.
Xin ý kiến chỉ giáo của các bác.
Mình nghĩ là "sai lệch thiếu" sẽ như thế này: Khi nhà thầu bỏ giá 10 tỷ. Tổ chuyên gia chấm giá sau khi hiểu chỉnh sai lệch là 11 tỷ. Tức là nhà thầu đã bị sai lệch (-1) tỷ đồng (1/10 =10%) và đó là sai lệch thiếu ! Và nhà thầu được xét là ĐẠT.
Khi nhà thầu bỏ giá 10 tỷ mà sau khi chấm tổ chuyên gia xác định giá là 9 tỷ. Như vậy nhà thầu đã"sai lệch thừa" 10% và đc xét là KHÔNG ĐẠT.
Theo Luật đấu thầu mới, thì để được Chỉ định thầu, nhà thầu phải có tên trong cơ sở dự liệu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu. Có bác nào đã đăng ký chưa??? Hướng dẫn cho anh em với ạ ! Cả bên mời thầu và bên nhà thầu luôn ạ !
các bác cho em hỏi. đối với các gói thầu tư vấn như khảo sát, lập dự án đầu tư; tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm tra; tư vấn giám sát mà ký hợp đồng trọn gói thì tính giá hợp đồng thế nào ạ? ví dụ bên em đang phải lập dự án cho một công trình nhưng khi chưa có quyết định phê duyệt dự án thì đã phải ký hợp đồng tư vấn lập dự án rồi. lúc này giá trị ghi trong hợp đồng sẽ là bao nhiêu vì giá trị lúc trình phê duyệt dự án chỉ là tạm tính thôi ạ.
Vậy theo NĐ 63 thì khi nào phải làm hồ sơ yêu cầu vậy các bạn?
Đối với các gói thầu phải làm hồ sơ mời thầu thi trong dự toán duyệt có phải tính lun các chi phí lập và đánh giá hồ sơ mời thầu lun k?
vantoan gxd: Mình thắc mắc chút: Trong khoảng thời gian từ 01/7/2014 đến 15/8/2014 nđ 63 có hiệu lực thì mình vẫn được phép chỉ định thầu đối với gói xây lắp có giá <5 tỷ đúng không? Vì trong luật đấu thầu 43 ko có quy định hạn mức chỉ định thầu.