Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
trong nghị định 12:
Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
2. Đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp, đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 3 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ này chỉ được dùng để thực hiện giám sát đối với công trình cấp IV.
Nghị định 16
Điều 52. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
2. Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng. Chứng chỉ này chỉ được sử dụng hành nghề trong phạm vi vùng sâu, vùng xa.
Như vậy người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình giảm từ 5 năm kinh nghiệm xuống còn 3 năm.mong anh chị đóng góp ý kiến thêm.
Khái niệm về tổng mức đầu tu chưa thống nhất
Việc nâng mức lập báo cáo đầu tư từ không quá 07 tỷ lên không quá 15 tỷ đồng thời co giải thích thêm là không tính tiền bồi hoàn giải tỏa đất việc này lại khác so với ND99. Theo định nghĩa của ND99 thì Tông mức đầu tu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện dự án bao gồm cả chi phí bồi hoàn giải tỏa đất. Việc này chắc sẽ được điều chỉnh ở lần sửa đổi ND99 sắp tới theo kế hoạch ban hành kèm theo QD132/2009 của BXD. hy vọng là thế, tiện đây cũng hy vọng được định nghĩa TMDT xay dựng công trình không bao gồm chi phí thiết bị không gắn cố định với công trình (VD thiết bị y tế...)
Về Nghị định Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Hiện nay, NĐ 12/CP chưa có nói đến Hợp đồng trong xây dựng và cho lấy TT06/2007/BXD làm thầy. Sắp đến có NĐ về HĐXD. Chả biết các cụ tính kiểu gì, dân thường chạy mệt nghỉ thôi.
Chứng chỉ hành nghề kỹ sư
Các bác cho hỏi theo điều 39 ND912 có quy định về chứng chỉ hành nghề Kỹ sư. Tôi chưa hiểu rõ về quy định này, nó là chứng chỉ hành nghề cho thiết kế, khảo sát à ?
Xin cám ơn!
V/v Chỉ huy trưởng công trường xây dựng
Điều 73. Điều kiện thi công xây dựng công trình LUẬT XÂY DỰNG
1. Nhà thầu khi hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động thi công xây dựng công trình;
b) Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình;
c) Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình phù hợp;
d) Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng công trình.
2. Cá nhân tự tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng thì phải có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường.
Điều 52. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường NGHỊ ĐỊNH 12/2009/NĐ-CP
1. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Hạng 1:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm;
- Đã là chỉ huy trư¬ởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm;
- Đã là chỉ huy trư¬ởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2
không yêu cầu chỉ huy trưởng thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề
2 đính kèm
Thẩm định thiết kế cơ sở trong Nghị định 12/2009
Thưa các Bác, em được biết, trong NĐ12/2009 thì thiết kế cơ sở không phải thẩm định và không phải nộp lệ phí thẩm định mà bao gồm trong lệ phí thẩm định dự án đầu tư và Thiết kế cơ sở bây giờ chỉ cần lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thôi, các cơ quan có liên quan chỉ cho ý kiến liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình còn tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư tự quyết định. Đây là điểm mới so với NĐ16 và 112 đấy ạ.
Trong tháng 3 Bộ xây dựng sẽ hoàn thiện thông tư hướng dẫn ND12 đấy.
Đây là một slide về một số nội dung của ND 12 so với 16 và 112 tuy hơi sơ sài nhưng các bác nếu có nhu cầu thì download về xem nhé, hy vọng lần sau có bài chi tiết hơn anh em đưa lên cho mọi người cùng tham khảo
Chức danh chủ trì KS; tỷ trọng CF thuyết minh & TKCS
Mình có một số vấn đề đang còn khúc mắc, rất mong các bạn giải đáp giúp:
1) Theo VB 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007, trong bảng 2: định mức chi phí lập dự án, định mức chi phí lập dự án nội suy từ các hệ số
Trong mục ghi chú 2: Việc xác định tỷ trọng chi phí thuyết minh và thiết kế cơ sở trong chi phí lập dự án do bên giao thầu công việc trên quyết định
Vậy căn cứ vào các nội dung nào để quyết định? Tỷ lệ phân chia thông thường là ? Các văn bản pháp lý liên quan?
2. Trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ, Chương IV: điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng:Điều kiện năng lực của
Điều 41: Chủ nhiệm lập dự án
Điều 42: Tổ chức lập dự án
Điều 43: Giám đốc tư vấn quản lý dự án
Điều 44: tổ chức tư vấn khi làm quản lý dự án
Điều 45: Chủ nhiệm KSXD
Điều 46: tổ chức KSXD
Điều 47: Chủ nhiệm thiết kế XDCT
Điều 48: Chủ trì thiết kế
Điều 49: tổ chức thiết kế XDCT
Điều 50: Tổ chức thẩm tra thiết kế
Điều 51: tổ chức TVGS
....
Như vậy, không có chức danh chủ trì khảo sát; tuy nhiên trong hồ sơ mời thầu tư vấn của một số chủ đầu tư yêu cầu chức danh này, tuy nhiên nhiệm vụ của chủ trì là nhưng công việc j? (mình nghĩ ko có quy định, mà là do chủ nhiệm KS giao nhiệm vụ triển khai chi tiết công việc)
Theo mình biết khi triển khai KSTK một dự án, nhân sự gồm:
-Giám đốc điều hành dự án
+ Chủ nhiệm dự án
* Chủ nhiệm thiết kế # Chủ trì thiết kế đường
# Chủ trì thiết kế cầu
# Chủ trì thiết kế nền mặt đường
#.......
* Chủ nhiệm khảo sát # Chủ nhiệm khảo sát địa hình
# Chủ nhiệm khảo sát địa chất
# Chủ nhiệm khảo sát thuỷ văn