mình cũng đang rất lo về cái chi phí tối thiểu.
Trong 957 có quy định về các cp tối thiểu như bạn hung nói, nhưng theo mình biết thì tất cả các công trình đều phải lập BCKTKT, có rất nhiều công trình mà Giá trị phần XL + TB chỉ một vài mươi triệu đồng thì CĐT có chấp nhận CP tối thiểu theo 957 không? Mong các anh chị, em cho mình biết với. Cảm ơn rất nhiều.
Mình hiểu vấn đề này như sau
Trích dẫn:
Gửi bởi
capovoc
Về việc này,theo tôi:
1.Tôi đồng ý 1751 hay 957 không phải văn bản pháp quy chỉ là hướng dẫn nhưng là hương dẫn của một cơ quan chuyên môn cao nhất là Bộ Xây dựng,chưa nói Các Vụ ,trung tâm của BỘ trả lời bạn hỏi mang tính hứong dẫn nhưng được coi là hợp lệ.
2.Không đồng ý ở chỗ công bố này không phải chỉ giành cho doanh nghiệp,các cơ quan sử dụng NSNN lấy tiêu chí nào mà tham khảo và sử dụng các định mức trong hoạt động XD.
3.Nói là tham khảo nhưng bản chất và thực tế thì bất cứ ai là một tổ chức hoạt đông XD đều coi công bố mới là chuẩn mực áp dụng;tội gì mà áp dụng khác theo cái công bố cũ,chưa kể các cơ quan quản lý nhà nước "hành".
4.Đúng như vậy,có 2 cái thì phải sử dụng cái sau-cái mới nhất ,tức là trong nhận thức không ai quy định nhưng được hiểu là cái sau đã phủ định cái trước.Nếu không khi áp dụng lúc thì áp dụng 1751,lúc thì áp dụng 957-"biết đằng nào mà lần" rồi "tẩu hỏa nhập ma".Ví dụ 1751 công bố DA có TMDt nhỏ hơn 7 tỷ,957 lại công bố TMDT nhỏ hợn 15 tỷ;nếu TMDT bằng 10 tỷ thì làm sao:lập DADT hay làm Báo cáo KTKT.Lấy gì làm tiêu chí? mà gọi là thông lệ,các cơ quan nội chính có chấp nhận không vì thông lệ là chủ quan do mình muốn dùng thì dùng,không dùng thì thôi.
Theo NĐ 16 thì những CTrình <7 tỷ thì lập BCKTKT, còn trên 7 tỷ thì lập dự án. Nhưng hiện nay NĐ 12 đã thay thế NĐ 16 thì mức lập BCKTKT Ctrình đã nâng lên là < 15 tỷ,cho nên trong QĐ 957 mới có định mức theo NĐ 12. Ko biết mình nói hiểu vậy có đúng ko ? Nói chung thì sử dụng QĐ 957 hiện nay là phù hợp hơn.
Tham góp về định mức mức chi phí tối thiểu
Trích dẫn:
Gửi bởi
Huyla
Trong 957 có quy định về các cp tối thiểu như bạn hung nói, nhưng theo mình biết thì tất cả các công trình đều phải lập BCKTKT, có rất nhiều công trình mà Giá trị phần XL + TB chỉ một vài triệu thì CĐT có chấp nhận CP tối thiểu theo 957 không? Mong các anh chị, em cho mình biết với. Cảm ơn rất nhiều.
Về vấn đề bạn băn khoăn tôi xin tham góp như sau: Về nguyên tắc thì CĐT sẽ đồng ý về mức chi phí tối thiểu vì một mặt đó là định mức Nhà nước công bố, mặt khác chi phí đó được tính vào dự toán công trình trong Báo cáo KTKT.
Vấn đề còn cần bàn thảo là mức tối thiểu được định mức đã hợp lý chưa nhất là đối với các công trình mà "Giá trị phần XL + TB chỉ một vài triệu" và đặc biệt đáng lưu ý là khi bạn thấy "có rất nhiều công trình" như thế.
Chi phí tối thiểu trong 957+lúng túng trong áp dụng!
* Theo em thấy thì những công trình có giá trị xây lắp thấp ( nhỏ hơn 300tr) ở các địa phương là tương đối nhiều, trước kia trong 1751 không có quy định các mức chi phí tối thiểu nhưng thường các đơn vị tư vấn áp dụng là 500.000 đ cho chi phí thẩm tra BVTC, 500.000 đ cho chi phí thẩm tra dự toán (nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư - cụ thể là các xã, nếu không vẫn phải áp dụng theo 1751=> có công trình chỉ vài chục nghìn tiền tư vấn). Nay 957 ban hành nếu áp dụng đúng theo thì thấy cũng không hợp lý vì có trường hợp giá trị tư vấn chiếm đến một nửa giá trị xây lắp ( Ví dụ với những công trình sửa chữa, cải tạo: sân, nhà WC, tường rào...nhưng do đặc điểm nguồn vốn mà vẫn phải lập BCKTKT, tức là thông qua tư vấn!:( => Có nên quy định cụ thể hơn chi phí tối thiểu: ví dụ: nếu giá trị xây lắp =<500 tr, thì chi phi tối thiểu là:.........
* Nhiều đơn vị tư vấn sau khi đọc QD957 đã có tham khảo ý kiến của ban, sở XD địa phương thì cũng nhận được thông tin không thống nhất, người thì bảo được áp dụng ngay, người bảo chờ hướng dẫn, người bảo không áp dụng. Lý do: điêu 1: Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình kèm theo quyết định này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Trong 1751 không có từ này, bản thân sở ban các địa phương cũng không thống nhất=> các cơ quan tư vấn đang rất băn khoăn, không biết theo định mức chi phí nào cho hợp lý, cho đúng!!!
Xin cảm ơn!:((:((:((
Định mức 957 để tham khảo
Trích dẫn:
Gửi bởi
duonghung1210
* Theo em thấy thì những công trình có giá trị xây lắp thấp ( nhỏ hơn 300tr) ở các địa phương là tương đối nhiều, trước kia trong 1751 không có quy định các mức chi phí tối thiểu nhưng thường các đơn vị tư vấn áp dụng là 500.000 đ cho chi phí thẩm tra BVTC, 500.000 đ cho chi phí thẩm tra dự toán (nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư - cụ thể là các xã, nếu không vẫn phải áp dụng theo 1751=> có công trình chỉ vài chục nghìn tiền tư vấn). Nay 957 ban hành nếu áp dụng đúng theo thì thấy cũng không hợp lý vì có trường hợp giá trị tư vấn chiếm đến một nửa giá trị xây lắp ( Ví dụ với những công trình sửa chữa, cải tạo: sân, nhà WC, tường rào...nhưng do đặc điểm nguồn vốn mà vẫn phải lập BCKTKT, tức là thông qua tư vấn!:( => Có nên quy định cụ thể hơn chi phí tối thiểu: ví dụ: nếu giá trị xây lắp =<500 tr, thì chi phi tối thiểu là:.........
* Nhiều đơn vị tư vấn sau khi đọc QD957 đã có tham khảo ý kiến của ban, sở XD địa phương thì cũng nhận được thông tin không thống nhất, người thì bảo được áp dụng ngay, người bảo chờ hướng dẫn, người bảo không áp dụng. Lý do: điêu 1: Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình kèm theo quyết định này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Trong 1751 không có từ này, bản thân sở ban các địa phương cũng không thống nhất=> các cơ quan tư vấn đang rất băn khoăn, không biết theo định mức chi phí nào cho hợp lý, cho đúng!!!
Xin cảm ơn!:((:((:((
Tôi trích 1 quy định chung quan trọng trong 957 để em nghiên cứu vận dụng. Đúng là để "tham khảo" vì nếu thấy không phù hợp thì CĐT có thể quyết định điều chỉnh định mức hoặc quyết định ko sử dụng định mức mà lập dự toán để xác định chi phí.
Đoạn trích trong 957:
Trích dẫn:
1.1. Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố tại Quyết định này bao gồm các chi phí cần thiết để hoàn thành các công việc quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, của công trình, chủ đầu tư xem xét quyết định việc áp dụng định mức chi phí để xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp vận dụng định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn theo công bố tại Quyết định này không phù hợp (không đủ chi phí hoặc thừa chi phí) thì chủ đầu tư xem xét quyết định điều chỉnh định mức hoặc lập dự toán để xác định chi phí.
Tôi cũng cùng quan điểm với em về vấn đề mức quy định tối thiểu về chi phí lập Báo cáo KTKT, tôi nghĩ nếu 1 triệu đồng thì chắc hợp lý hơn là 10 triệu đồng (hay in ấn nhầm!).
hỏi về định mức 957 mới ban hành
có ai biết trả lời giúp tôi vấn đề này với:
Hiện tại tôi đang thực hiện chức năng quản lý dự án của 1 dự án được chia thành 2 Tiểu dự án. Tiểu dự án 1 đã tiến hành gần xong và các công tác cần áp dụng định mức như Tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra, ... đã áp dụng định mức 1751. Tuy nhiên Tiểu dự án 2 do chưa duyệt dự toán xây lắp nên chưa xác định được tỷ lệ TVGS, TV thẩm tra...và hiện giờ định mức mới đã ra đời (Quyết định đầu tư Tiểu dự án 2 có trước khi 957 ban hành và các thành phần trong tổng mức đầu tư đã tính toán dựa trên 1751). Như vậy tôi có thể tiếp tục áp dụng định mức 1751 để tính toán các chi phí TVGS, TV thẩm tra được hay không? Ai biết xin trả lời giúp. Thank các pác nhiều.
Theo tôi không cần đặt dấu hỏi
Trích dẫn:
Gửi bởi
nguyenhuutu81
Thưa thầy, em thấy có điểm này cũng bất cập, giả sử rằng công trình khi lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán lên khoảng vài trục triệu mà cõng thêm chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là 10 triệu thì chủ đầu tư chịu chi phí lớn quá, Cần đặt dấu hỏi ở đây. E Cảm ơn thầy
Theo tôi, cũng chẳng cần đặt dấu hỏi ở đây vì định mức theo QĐ 957 chỉ để tham khảo, nếu CĐT thấy vận dụng nó ko phù hợp thì có thể xác định chi phí lập báo cáo KTKT bằng cách dự toán.
bàn thêm về quyết định 957
Theo tôi, khi Bộ Xây dựng khi muốn công bố một bộ định mức chỉ mang tính tham khảo thì không nên đưa ra quyết định. Bởi Bộ đã "quyết" và "định" ra rồi mà lại bảo CĐT chỉ nên tham khảo và vận dụng là hơi khó. Nhất là dự án lại có phần vốn NSSNN. Bởi vì khi thấy không hợp lý lại phải giải trình rất mất thời gian với các Sở ban ngành. Chẳng thà Bộ cứ ban hành dưới dạng công văn như 1751 là được.
Thứ 2: Chi phí quản lý dự án lại bao gồm cả chi phí tổ chức giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm CĐT là không hợp lý.
VD: dự án giao thông có Chi phí GPMB là 180 tỷ, giá trị xây lắp+Thiết bị là 200 tỷ (trước thuế).
như vậy CPQLDA là 2,57 tỷ
Mặt khác theo quy định của NĐ 69/NĐ-CP thì chi phí tổ chức GPMB là khoảng 2% chi phí đền bù tức là 3,6 tỷ. CĐT được dùng là 60% tức là chi phí tổ chức GPMB của CĐT là 2,16 tỷ đồng.
Như vậy chi phí còn lại của QLDA chỉ còn có 410 triệu
Dự án lại kéo dài khoảng 3 năm thì trả lương cho Ban QLDA cũng chẳng đủ chứ chưa nói để tổ chức các việc khác. Mong các bác cho ý kiến thêm
QĐ957 + TT33/2009 = Bánh mì kẹp pa-tê!
Quyết định 957 về CP tư vấn rồi sẽ thay thế VB1751 cũng như TT33/2009 sẽ thay thế về việc phân cấp công trình của NĐ209/2004. TT33/2009 áp dụng từ quý 2/2010.
Về cơ bản QĐ957 có TĂNG CP tư vấn so với trước, có mức tối thiểu về thẩm tra là 2 tr, lập BCKTKT là 10tr; như vậy các công trình nhỏ trước đây không buồn làm giờ thì cũng cháy hàng. Chi phí lập BCKTKT công trình dân dụng tăng từ 2,58 lên 3,6%, Chi phí lập BCKTKT công trình giao thông tăng gấp đôi so với 1751.
NĐ209/2004 trước đây quy định công trình <1000m² là cấp 4 thì theo TT33 công trình có độ cao >6m là cấp 3 v.v... các quy định mới gián tiếp làm tăng chi phí thiết kế...
Cán bộ của các chủ đầu tư hiện đã ... rục rịch đi học các lớp tập huấn thực hiện QLDA theo NĐ12, QĐ957, TT33/2009 v.v... cho nên anh em tư vấn cứ yên tâm thưởng thức bánh mì... kèm pa-tê, buổi sáng càfê + 1 điếu vina thì nay tự "thưởng" cho mình thêm điếu vina nữa (chi phí thiết kế tăng mà!http://giaxaydung.vn/diendan/images/...big%20grin.gif).
Chi phí lập BCKTKT tron QĐ 957
Xin lỗi cho tôi hỏi trong quyết định 957 định mức chi phí thiết kế không bao gồm chi phí khảo sát thiết kế, nhưng định mức lập báo cáo kinh tế kỹ thuật có bao gồm chi phí khảo sát thiết kế không ? Nếu chưa bao gồm bác nào có văn bản trả lời về việc này cho tôi xin dùm với, xin cám ơn nhiếu!
xin hoi mot van de ve QD 957
QD 957 la do BXD ban hanh co muc toi thieu cho cong tac thiet ke, tham tra. Nhung khi so XD ra cong van lai khong cho huong muc toi thieu. Xin hoi viec lam cua SXD co dung khong. Buon qua cac ban a!:((
BQL: Đề nghị bác lần sau viết bài có dấu
Xin hỏi về chi phí thiết kế BVTC khi áp dụng quyết định 957/QĐ-BXD
Xin chào anh Thế Anh.
Cho mình hỏi về áp dụng quyết định 957/QĐ-BXD trong việc tính chi phí thiết kế bản vẽ thi công. Cụ thế:
Trong tổng mức đầu tư có:
CP XD =2.794 (tr đồng)
CP TB = 4.608 (tr đồng)
Là công trình khai thác quặng lộ thiên (nên khi áp dụng theo Nghị định 209/2004 thì thuộc công trình cấp II)
Nhưng khi áp dụng 957/QĐ-BXD thì mình vấp phải tranh luận với chủ đầu tư vì công trình của mình thuộc mục 7 ở trong một số điều lưu ý của quyết định này là CP XD >= CP XD+CPTB. Thì:
* Theo quan điểm của nhà thầu thì:
CP thiết kế BVTC = 2.794*3.07%*1.2+4.608*0.95%*1.2=138 (tr đồng)
* Theo quan điểm của chủ đầu tư thì:
CP thiết kế BVTC = 4.608*0.95%=43,778 (tr đồng)
Vậy mình xin Thế Anh chỉ bảo giùm.
1, Quan điểm của ai đúng?
2, Ở mục 7 này thì có ghi "trừ các công trình công nghiệp đã có hướng dẫn riêng" thì công trình công nghiệp có hướng dẫn riêng là công trình như thế nào? Có phải là các công trình quy định ngoài quyết địnhh 957 này không?
3, "Cặp trị số định mức tỷ lệ % theo chi phí xây dựng và chi phí thiết bị" được hiểu như thế nào? và trong trường hợp của mình thì tính như thế nào?
Thanks.
Phạm Mai Hiền
Phone: 0904127408
Email: hienpm37@gmail.com
tìm hiểu thêm về chi phí lập dự án đầu tư, thẩm tra dự án đầu tư
Khi lập dự án điều chỉnh bổ sung thì chi phí lập dự án điều chỉnh bổ sung và chi phí thẩm tra dự án điều chỉnh bổ sung tính thế nào? (dự án đã được duyệt)
VD: Tổng mức đầu tư ban đầu 61 tỷ
Điều chỉnh bổ sung lên 81 tỷ
hoangtam43xdkt@yahoo.com.vn
Xin trao đổi thêm với Thế Anh
Trích dẫn:
Gửi bởi
nguyentheanh
Theo thông tin chị cung cấp thì cách tính:CP thiết kế BVTC = 2.794*3.07%*1.2+4.608*0.95%*1.2=138 (tr đồng) là đúng.
Bởi vì thiết kế tính trên chi phí xây dựng. Khi chi phí thiết bị lớn, nhà thầu tư vấn phải thiết kế cả phần này, nên nhà nước muốn bổ sung thêm chi phí tư vấn trên giá trị thiết bị này.
Công trình công nghiệp đã có hướng dẫn riêng: Chị chuyển sang ngay mục 5) ví dụ trang 19 sẽ thấy Công trình nhà máy xi măng, công trình hoá chất, công trình kho chứa khi hoá lỏng... đã hướng dẫn riêng ra ngay trong 957.
Cặp trị số định mức tỷ lệ % theo chi phí xây dựng và chi phí thiết bị: Tức là như cách tính nói trên của chị, vừa tính trên chi phí xây dựng, vừa tính trên chi phí thiết bị.
Hi vọng thông tin trên giúp ích được cho chị.
Chúc chị thành công.
1. Tôi nhất trí với TA đoạn bôi đỏ.
2. Đoạn bôi xanh tôi nghĩ hơi khác:
+ Mục 5 là hướng dẫn các hệ số điều chỉnh thiết kế đối với một số loại công trình công nghiệp chứ không phải là "các công trình công nghiệp đã có hướng dẫn riêng" nêu ở mục 7.
+ Theo tôi, "các công trình công nghiệp đã có hướng dẫn riêng" nêu ở mục 7 có lẽ phải là các công trình công nghiệp nêu ở mục 6, 8 và mục 9.
Thế Anh nghiên cứu và trao đổi thêm nhé.
Các bậc tiền bối giúp em với!
Chào các anh!
Em có nhận Thiết kế toàn bộ khu chợ khuôn viên khu đất , Tổng DT :2376 m2. Các anh chỉ dùm em cách tính Phí thiết kế toàn bộ: 1 nha long, nha giu xe, nha ban quan ly, nha ve cong cong , nha tu tieu tu san , duong noi bo, nha kios, trong nha long ( bao gom cac kiot nho). thiet ke phuong an kien truc, trien khai chi tiet, thiet ke ket cau, dien nuoc , cong, duong , lap du toan. Hồi giờ em chưa tính suất đầu tư và áp dụng quyết định 957 BXD bao giờ. Nhờ các bậc tiền bối đi trước chỉ giáo dùm em!
Cảm ơn nhiều !