Kiểm tra chi tiết của đơn giá chào thầu
Trích dẫn:
Gửi bởi
Capcon
Muốn xác định đơn giá đúng hay sai thì mình phải kiểm tra chi tiết của đơn giá đó, kiểm tra vật liệu, nhân công, máy móc, các hệ số nhân trong đơn giá, các phép tính cụ thể trong đơn giá đó. Còn phần giá vật liệu mình thấy bất hợp lý thì cần làm rỏ với nhà thầu để xem giá đó căn cứ ở đâu.
Từ đó mình có thể thấy được đơn giá đó đúng hay sai.
Vấn đề này còn cần thảo luận thêm. Tuy nhiên theo tôi trong HSDT có phải nhà thầu thuyết minh cụ thể việc chiết tính tất cả các đơn giá chào thầu đâu mà có thể "kiểm tra chi tiết của đơn giá đó"! Về nguyên tắc BMT chỉ có thể đánh giá đơn giá của nhà thầu chào là hợp lý hay ko hợp lý (đơn giá bất thường), trong trường hợp thấy nhà thầu chào đơn giá bất hợp lý thì BMT có thể đề nghị nhà thầu làm rõ. Nếu giải trình của nhà thầu BMT thấy ko đủ rõ thì xem như sai lệch và hiệu chỉnh sai lệch chứ sao có thể xác định lại đơn giá bằng cách lấy thành tiền chia cho khối lượng? Hơn nữa lấy gì đảm bảo rằng thành tiền là đúng để lấy mà chia?
Rất mong bạn tham luận thêm để mọi người cùng rõ nhé.
Quy định về sơ tuyển nhà thầu
1. Thay đổi quy định về sơ tuyển nhà thầu:
* khoản 2, điều 14, NĐ58: TBMST (theo mẫu hướng dẫn của Bộ KH&ĐT) phải được đăng tải trên báo đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu; đối với đấu thầu quốc tế còn phải đăng tải đồng thời trên 1 tờ báo bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Sau khi đăng tải theo Quy định trên, có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện đại chúng khác
* khoản 2, điều 14, NĐ85: TBMST (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu Quốc tế) phải được đăng tải trên báo đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo Quy định trên, có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện đại chúng khác
* Mục đích: : - Tập trung thông tin về một mối, tạo sự giám sát thông tin chặt chẽ hơn đối với việc thực hiện đấu thầu rộng rãi quốc tế và tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đấu thầu
- Việc đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác giúp tăng tính cạnh tranh cho gói thầu
2. Thay đổi về thời gian sơ tuyển: (mốc thời gian phát hành HSMST và thời gian chuẩn bị HSDST)
* khoản 2, điều 14, NĐ58: TBMST được cung cấp miễn phí cho các nhà thầu sau 10 ngày, kể từ ngày đăng tải đầu tiên TBMST và được kéo dài đến thời điểm hết hạn nộp HSDST (đóng sơ tuyển)
* khoản 2, điều 14, NĐ85: TBMST được cung cấp miễn phí cho các nhà thầu kể từ ngày đầu tiên đăng tải TBMST và được kéo dài đến thời điểm hết hạn nộp HSDST (đóng sơ tuyển)
* Mục đích: Báo đấu thầu đã được phát hành rộng rãi trên phạm vi toàn quốc đã cho phép tăng mạnh và mở rộng khả năng tiếp cận thông tin của nhà thầu. Do đó quy định là sự thay đổi phù hợp với hoàn cảnh, vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch thông tin, vừa rút ngắn thời gian trong đấu thầu và đẩy nhanh tiến độ dự án
3. Nâng thời gian chuẩn bị HSDST:
* khoản 3, điều 14, NĐ58 Thời gian chuẩn bị HSDST tối thiểu là 7 ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành HSMST
* khoản 3, điều 14, NĐ85: Thời gian chuẩn bị HSDST tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành HSMST
việc thương thảo HĐ có cần lập thành biên bản không?
theo quy định thì sau khi lựa chọn được nhà thầu thì 2 bên tiến hành thương thảo HĐ. tuy nhiên việc thương thảo có nhất thiết phải lập thành biên bản không? bên em thường sau khi xem xét HĐ thấy ok là trình sếp ký luôn, nếu có thỏa thuận chủ yếu bằng miệng với nhau vạy thì có vấn đề gì không?
Kết quả đàm phán hợp đồng phải được lập thành biên bản
Trích dẫn:
Gửi bởi
naat
theo quy định thì sau khi lựa chọn được nhà thầu thì 2 bên tiến hành thương thảo HĐ. tuy nhiên việc thương thảo có nhất thiết phải lập thành biên bản không? bên em thường sau khi xem xét HĐ thấy ok là trình sếp ký luôn, nếu có thỏa thuận chủ yếu bằng miệng với nhau vạy thì có vấn đề gì không?
Theo quy định hiện hành tại TT06/2007/TT-BXD thì kết quả đàm phán hợp đồng phải lập thành biên bản. Biên bản này là một cơ sở quan trọng để CĐT và nhà thầu ký kết hợp đồng (Điều 42 - Luật Đấu thầu).
Bàn thêm về vấn đề sửa đơn giá sai quy định trong NĐ85/2009
Trích dẫn:
Gửi bởi
quantukiems
Bác đọc kỹ phần tích của em chưa? Thế này nhé, trong HSDT có một phép tính không đúng như thế này: Khối lượng (số lượng) x Đơn giá # Thành tiên (*). (= thì không có gì để bàn cãi cả)
Em giả thiết Khối lượng (số lượng) = Const = tiên lượng mời thầu, chỉ có thể xảy ra 2 tình huống (tình huống cả đơn giá và thành tiền đều sai thì nếu xảy ra cũng không xác định được, đó là bài toàn NP, không có lời giải trong miền thời gian đa thức).
(1) Nếu đơn giá sai (giả thiết nêu trong nghị định) thì đơn giá = Thành tiền/khối lượng.
(2) Nếu thành tiền sai (khả năng này hoàn toàn có thể xảy rả nhưng nghị định không đề cập tới) thì Thành tiền = khối lượng x đơn giá.
Vấn đề là đứng trước một phép tính sai (*) thì căn cứ vào đâu để Tổ CGĐT xác định theo (1) or (2). Theo 85/2009/NĐ-CP khi có (*), nếu đơn giá sai thì (1), Vấn đề là căn cứ vào đâu để xác định đơn giá đúng hay sai?.
==> Trái Nghị định!
Theo tôi, vấn đề cần bàn là việc quy định tại điểm a khoản 1 điều 30 NĐ85: "Trường hợp ko nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiến đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá" có hợp lý ko? và vận dụng trong thực tế như thế nào? làm sao BMT khi xét thầu có thể biết là thành tiền đúng, đơn giá sai mà có thể "lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá"?
Về vấn đề tôi đã đặt ra mà bạn đã in đậm và gạch chân tôi muốn thảo luận về quy định (đoạn tôi bôi đỏ) của NĐ 85 chưa rõ ràng chứ ko muốn nói rằng nếu ko làm như thế là trái Nghị định (vì trên thực tế có những điểm trong các NĐ Chính phủ là chưa hợp lý).
Hỏi chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu
chào các bác. cho em hỏi chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
thảo luận về các quy định trong kế hoạch đấu thầu
em có mấy điều thắc mắc mong mọi người giải đáp dùm
Điều 10. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
Việc phân chia dự án thành các gói thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu, bảo đảm quy mô gói thầu không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
1. Tên gói thầu
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án. Trường hợp đủ điều kiện và căn cứ đặc thù của dự án, gói thầu có thể bao gồm các nội dung công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt (nhiều lô), trong kế hoạch đấu thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
2. Giá gói thầu
a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan. b) Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của các dự án thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư.
c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều lô thì nêu rõ giá trị ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
3. Nguồn vốn
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ vốn và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước).
4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu
Nêu hình thức lựa chọn nhà thầu (nêu rõ trong nước, quốc tế, sơ tuyển, mời quan tâm, lựa chọn tư vấn cá nhân, nếu có) theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng; phương thức đấu thầu theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu.
5. Thời gian lựa chọn nhà thầu
Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu. Thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến ngày ký kết hợp đồng.
6. Hình thức hợp đồng
Tùy theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng áp dụng đối với hợp đồng cho gói thầu theo quy định từ Điều 49 đến Điều 53 của Luật Đấu thầu và Điều 107 của Luật Xây dựng. Trường hợp trong một gói thầu có nhiều công việc tương ứng với nhiều hình thức hợp đồng thì hợp đồng đối với gói thầu đó có thể bao gồm nhiều hình thức hợp đồng.
7. Thời gian thực hiện hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.
thứ nhất: giá gói thầu được xác định trên TMĐT hoặc dự toán được duyệt (nếu có). nếu giá gói thầu được xác định từ TMĐT thì có bao gồm dự phòng phí không? nếu có thì dự phòng phí là bao nhiêu (bởi dự phòng phí gồm 02 bộ phận cấu thành: dự phòng cho KL phát sinh và dự phòng do lạm phát trượt giá)
Thứ 2: thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu: theo quy định thì thời gian được quy định kể từ ngày phát hành HS mời đến khi ký HĐ, vậy thời gian này là tổng thời gian thực hiện theo ngày cho công việc lựa chọn nhà thầu hay thời gian theo thứ tự ngày, tháng năm?thực tế thì khi QLDA có 1 vấn đề rất khó là quản lý tiến độ, có nhiều gói thầu phải theo trình tự trước sau. khi gói thầu trước chưa xong thì không thể triển khai gói sau được.
THứ 3: nguồn vốn thực hiện: khi dự án có nhiều nguồn vốn khác nhau (vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn huy động) thì ghi như thế nào?
Thứ 4: thời gian thực hiện hợp đồng: như em đã nói ở trên, quản lý thời gian rất khó nên có lẽ thời gian này chỉ mang tính tương đối
Tư vấn về 4 điều thắc mắc của naat
Trích dẫn:
Gửi bởi
naat
em có mấy điều thắc mắc mong mọi người giải đáp dùm
thứ nhất: giá gói thầu được xác định trên TMĐT hoặc dự toán được duyệt (nếu có). nếu giá gói thầu được xác định từ TMĐT thì có bao gồm dự phòng phí không? nếu có thì dự phòng phí là bao nhiêu (bởi dự phòng phí gồm 02 bộ phận cấu thành: dự phòng cho KL phát sinh và dự phòng do lạm phát trượt giá)
Thứ 2: thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu: theo quy định thì thời gian được quy định kể từ ngày phát hành HS mời đến khi ký HĐ, vậy thời gian này là tổng thời gian thực hiện theo ngày cho công việc lựa chọn nhà thầu hay thời gian theo thứ tự ngày, tháng năm?thực tế thì khi QLDA có 1 vấn đề rất khó là quản lý tiến độ, có nhiều gói thầu phải theo trình tự trước sau. khi gói thầu trước chưa xong thì không thể triển khai gói sau được.
THứ 3: nguồn vốn thực hiện: khi dự án có nhiều nguồn vốn khác nhau (vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn huy động) thì ghi như thế nào?
Thứ 4: thời gian thực hiện hợp đồng: như em đã nói ở trên, quản lý thời gian rất khó nên có lẽ thời gian này chỉ mang tính tương đối
Tham luận vài ý nhé:
1. Vấn đề thứ 1 em tham khảo đoạn tôi trích sau đây từ TT02/2009/TT-BKH:"b) Giá gói thầu Giá gói thầu là toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu (bao gồm cả chi phí dự phòng) được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định hiện hành.
Đối với dự án sử dụng vốn ODA, giá gói thầu còn phải được xác định trên cơ sở của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế đã được cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết với nhà tài trợ.
Trong trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì giá gói thầu trong KHĐT cần nêu rõ giá ước tính cho từng phần.
Đối với những gói thầu lớn, phức tạp, thời gian thực hiện kéo dài, tại thời điểm lập KHĐT chưa lường trước các công việc, chi phí phát sinh thì trong giá gói thầu cần bao gồm cả dự phòng. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa thông thường, áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu không cần thiết có dự phòng.
Trường hợp giá gói thầu có dự phòng thì trong KHĐT cần phải thể hiện rõ chi phí dự phòng trong giá gói thầu. Việc xác định chi phí dự phòng và nội dung công việc cần có dự phòng căn cứ vào các quy định pháp luật có liên quan. Đối với gói thầu xây lắp cần căn cứ vào quy định của pháp luật về xây dựng.
Khi tham dự thầu, nhà thầu tính giá dự thầu dựa trên khối lượng công việc cần thực hiện của gói thầu. Vì vậy trường hợp giá gói thầu có dự phòng, việc đánh giá và xác định giá đề nghị trúng thầu cần căn cứ vào giá gói thầu không kể phần dự phòng.
Dự phòng trong giá gói thầu để giải quyết đối với những công việc phát sinh, trượt giá trong quá trình thực hiện hợp đồng và tạo thuận lợi khi điều chỉnh hợp đồng (nếu có)."
2. Vấn đề thứ 2, TT02/2009/TT-BKH nêu như sau: "đ) Thời gian lựa chọn nhà thầu:Thời gian lựa chọn nhà thầu là khoảng thời gian để thực hiện các công việc như sơ tuyển nhà thầu (nếu có), lập hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, chuẩn bị hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, trình thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Thời gian lựa chọn nhà thầu phải tiến hành trước thời điểm thực hiện hợp đồng một khoảng thời gian vừa đủ để thực hiện các công việc trên."
3. Vấn đề thứ 3: Ghi nguồn vốn được sử dụng để thanh toán cho nhà thầu. Trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ vốn và cơ cấu nguồn vốn (trong nước, ngoài nước).
4. Vấn đề thứ 4: "g) Thời gian thực hiện hợp đồng:Thời gian thực hiện hợp đồng đối với từng gói thầu được xác định cụ thể, phù hợp với tiến độ thực hiện toàn bộ dự án." (TT02/2009/TT-BKH).
1 đính kèm
Cùng lập kế hoạch đấu thầu cho các gói thầu của dự án
Việc giá gói thầu tại Nghị định 85 thì chắc chắn có dự phòng rồi, nhưng việc lập vào dự án cụ thể (tách phần xây dựng chưa có dự phòng và phần dự phòng đối với mỗi gói thầu); ví dụ tổng dự phòng cho dự án là A tỷ nhưng nó sẽ được phân bổ vào các gói thầu thiết kế, xây lắp, giám sát, thẩm tra theo tỷ lệ như thế nào? Nếu đi vào dự án cụ thể (số liệu ví dụ ở bảng dưới dùng nguồn Ngân sách nhà nước) giả sử Tổng mức đầu tư khi phê duyệt dự án như số liệu dưới thì các anh chị trên diễn đàn sẽ mô tả tóm tắt nội dung quan trọng nhất kế hoạch vào bảng Excel cho các gói thầu như các gói thầu tư vấn thiết kế, gói thầu xây lắp, gói thầu giám sát thi công, gói thầu thẩm tra quyết toán...) như thế nào để mọi người tham khảo (đặc biệt là thể hiện về mặt thời gian và giá mỗi gói thầu).
Chủ đầu tư phê duyệt KH đấu thầu!
Trích dẫn:
Gửi bởi
sonnn
Xin các bác cho biết việc CĐT đã phê duyệt giá gói thầu trong KH thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu. Phần kế hoạch thầu do 1 đơn vị tư vấn lập nằm trong dự án đầu tư và CĐT đã phê duyệt.
Quá trình đấu thầu, trước khi thông báo thầu CĐT tự duyệt lại giá gói thầu (thấp hơn giá đã duyệt cũ) để tổ chức đấu thầu, lý do là phê duyệt giá gói thầu do tư vấn đưa ra không phù hợp nữa (ngay sau khi quyết định đầu tư CĐT tổ chức đấu thầu luôn).
Việc tự duyệt giá gói thầu như thế có phù hợp với Luật đấu thầu hay không?
Nếu dự án bạn nêu thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước theo Luật Đấu thầu thì sao lại có chuyện CĐT phê duyệt kế hoạch đấu thầu? (Thẩm quyền này thuộc người QĐĐT cơ mà), sao lại có chuyện CĐT duyệt lại giá gói thầu? (Thẩm quyền này cũng thuộc người QĐĐT). Nếu là dự án sử dụng vốn Nhà nước mà CĐT làm những việc như bạn nêu là không đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Đấu thầu.
Người QĐĐT có quyền điều chỉnh giá gói thầu
Trích dẫn:
Gửi bởi
sonnn
Ở đây, trong trường hợp tôi thì người QĐĐT đồng thời là CĐT bạn à.
Như vậy là người QĐĐT điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt. Theo tôi việc làm này là được phép, tuy nhiên người QĐĐT phải ra văn bản điều chỉnh giá gói thầu và phải gửi kế hoạch đấu thầu điều chỉnh đến cơ quan tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu để thẩm định. Trên cơ sở đó ký phê duyệt giá gói thầu điều chỉnh. Ngoài ra, người QĐĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định này.
Xử lý tình huống trong đấu thấu?
Theo Đ70- NĐ85
3. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu, đóng sơ tuyển, hết hạn nộp hồ sơ quan tâm, hết hạn nộp hồ sơ đề xuất đối với chào hàng cạnh tranh có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu phải báo cáo ngay (trực tiếp, bằng điện thoại, thư điện tử, fax hoặc bằng văn bản) đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 4 giờ theo một trong hai cách sau đây:
a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu, đóng sơ tuyển, thời hạn nộp hồ sơ quan tâm và nộp hồ sơ đề xuất nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ;
b) Cho phép mở ngay hồ sơ để tiến hành đánh giá.
Trường hợp CĐT xử lý cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu thì bên mời thầu có phải thông báo lên thông tin đại chúng về thời gian gia hạn o?và được phép gia hạn thêm bao lâu?
Thẩm quyền của chủ đầu tư
Chủ đầu tư có quyền duyệt lại giá gói thầu nếu thấy cần thiết có thể thấp hơn hoặc cao hơn trong kế hoạch đấu thầu do người QĐĐT đã duyệt nhưng phải đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư (cái này NĐ58 có nói rồi, NĐ85 nói lại tại khoản 2 Điều 70.
Giá gói thầu chính là giá dự toán khi chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh dự toán công trình.
Còn một quyền nữa rất to đó là: Cho phép Chủ đầu tư xem xét, quyết định chuyển đổi hình thức lựa chọn nhà thầu khi dự toán gói thầu do chủ đầu tư duyệt cao hơn giá gói thầu được người QĐĐT phê duyệt dẫn đến thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu.
Cái này rất hay vì với NĐ85 với gói thầu xây lắp đấu thầu giá gói thầu trên 5 tỷ. Khi trình có 4,8 tỷ, về thẩm định lại (do trượt giá và nhân công, ca máy thay đổi theo từng năm) > 5tỷ -->> tổ chức phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu luôn.