Về chủ đầu tư và ban QLDA
Vấn đề mà bạn đưa ra thảo luận rất rộng lớn và phức tạp chúng ta không thể với vài dòng viết lên mà nói được đầy đủ.
Theo quy định hiện nay về điều kiện năng lực của các chủ thể hoạt động xây dựng thì không yêu cầu chủ đầu tư về năng lực. Còn các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng như: Ban QLDA, các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng... lại quy định rất chặt chẽ về điều kiện năng lực hoạt động.
- Chủ đầu tư không có chuyên môn về hoạt động xây dựng song phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong hoạt động xây dựng của mình - Đây cũng là điều chưa hợp lý, bất cập trong luật pháp về xây dựng hiện nay. Nhiều tổ chức hoạt động xây dựng hiện nay không có đủ điều kiện năng lực thực chất song vẫn tham gia vào các hoạt động xây dựng đẫn đến nhiều bất cập.
- Điều kiện năng lực thực chất của các cá nhân, tổ chức hoạt động xây dựng là vấn đề quyết định tới chất lượng, hiệu quả đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng. Các chủ thể này phải hoạt động một cách chuyên nghiệp chất lượng và hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả các DAĐT.
PMU có thể tồn tại mà không cần chuyển đổi!
Đây là một trong những nội dung của Công văn số 1394/BXD - PC do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Liên ký ngày 28/6 hướng dẫn, giải thích rõ một nội dung liên quan đến việc xử lý chuyển tiếp về tổ chức quản lý dự án tại mục III phần IV của Thông tư số 02/2007/TT - BXD. Giải thích này đã đặt dấu chấm hết cho vấn đề gây rất nhiều tranh cãi trong công tác quản lý đầu tư XDCB trong thời gian vừa qua đồng thời khẳng định sự cần thiết của việc duy trì các PMU chuyên ngành trong giai đoạn hiện nay.
Theo hướng dẫn mới của Bộ Xây dựng có 2 phương án về chuyển đổi, tổ chức lại các PMU khu vực, PMU chuyên ngành.
Trường hợp các bộ, ngành, địa phương có số lượng dự án ít dẫn đến tình trạng có PMU thiếu việc hoặc hết việc thì cần nghiên cứu sắp xếp, tổ chức lại các PMU cho phù hợp với yêu cầu thực tế; chỉ giữ lại các PMU đang quản lý các dự án dở dang hoặc các dự án đã được quyết định đầu tư trong trường hợp áp dụng mô hình “Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án”; không để tình trạng PMU phải chờ dự án.
Việc sắp xếp, tổ chức lại các PMU thực hiện theo hướng chuyển thành doanh nghiệp tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp, giúp chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án thông qua hợp đồng ký với từng chủ đầu tư. Căn cứ điều kiện thực tế, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thành lập các doanh nghiệp tư vấn quản lý dự án trên cơ sở chuyển đổi từ một PMU hoặc ghép nhiều PMU, bảo đảm điều kiện năng lực để quản lý các dự án theo quy định. Đối với các PMU không thể sắp xếp, chuyển đổi theo các phương án nêu trên thì bộ, ngành, địa phương ra quyết định giải thể và có trách nhiệm giải quyết dứt điểm các tồn tại của các dự án cũ và quyền lợi của cán bộ, nhân viên của PMU.
Trường hợp các bộ, ngành, địa phương có số lượng dự án nhiều, bảo đảm công việc liên tục cho các PMU thì vẫn giữ lại các PMU để quản lý các dự án theo mô hình “Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án”. Một PMU của chủ đầu tư có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: Từng dự án phải được quản lý, theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời sau khi kết thúc dự án theo đúng quy định. Trường hợp cần thiết chủ đầu tư có thể báo cáo người quyết định đầu tư cho phép thành lập PMU mới để quản lý đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.
Trường hợp các PMU có nguyện vọng được chuyển đổi thành tổ chức tư vấn nhằm khai thác, phát huy hết năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm sẵn có của PMU thì bộ, ngành, địa phương quyết định và tạo điều kiện để các PMU chuyển đổi thành tổ chức tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp tuy nhiên phải bảo đảm không làm gián đoạn quá trình triển khai các dự án.
Các PMU được giữ lại cần phải đảm bảo các yêu cầu: Không giao PMU làm chủ đầu tư. Đối với trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cũng chính là đơn vị quản lý, sử dụng công trình, nhất là ở cấp xã, thì người quyết định đầu tư có thể đồng thời là chủ đầu tư. Việc chủ đầu tư giao nhiệm vụ, quyền hạn cho PMU phải đảm bảo nguyên tắc: phân định rõ trách nhiệm giữa các chủ thể; phân cấp mạnh cho PMU theo tinh thần nhiệm vụ phải đi đôi với quyền hạn để giảm tối đa các thủ tục hành chính giữa chủ đầu tư và PMU nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc chủ đầu tư phải kiểm soát được và chịu trách nhiệm về quá trình quản lý thực hiện dự án.
Chủ đầu tư phải trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ sau: phê duyệt TKKT, TDT; kiểm tra, chấp thuận một số hợp đồng quan trọng trước khi giao cho PMU ký kết; tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Giám đốc, các phó giám đốc và những người phụ trách về kỹ thuật, kinh tế, tài chính phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phụ trách và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm.
Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho PMU hoặc thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án thực hiện.
Đối với trường hợp chủ đầu tư không phải là đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì đơn vị quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý dự án. Người do đơn vị quản lý, sử dụng công trình cử tham gia vào PMU được bổ nhiệm là phó giám đốc PMU và không nhất thiết phải bảo đảm những yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm nêu trên.
Theo nhận định của các chuyên gia, trước mắt do yêu cầu từ tình hình thực tế nên việc giữ lại các PMU trong vai trò giúp chủ đầu tư quản lý quá trình quản lý dự án là cần thiết nhưng về lâu dài việc chuyển đổi PMU là xu thế tất yếu nhất là việc tới đây nhà nước sẽ giảm việc đầu tư trực tiếp vốn NSNN vào các dự án hạ tầng. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi này còn giúp cho các PMU tích lũy kinh nghiệm đón sẵn các dòng vốn đầu tư khác trong vai trò là nhà đầu tư hoặc các tổ chức tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp.
(Theo Anh Minh)
Mời các bạn đọc bài báo đăng trên Tiền phong Online
Thứ Hai, 24/09/2007, 17:19
Các PMU trước nguy cơ 'cháy túi'
Những qui định mới về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư Bộ Xây dựng 1751 có thể đẩy các PMU vào cảnh "giải thể" sớm vì lỗ vốn...
Một dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ có số vốn khoảng 500 tỷ đồng, nếu áp dụng theo định mức chi phí mới là (1,122%) thì PMU nhận được khoảng 5,6 tỷ đồng để chi trả cho tất cả các chi phí trong thời gian 7-8 năm.
PGS.TS Trần Trịnh Tường - Phó chủ tịch Hội Kinh tế xây dựng cho rằng: "Mức chi phí quản lí dự án Bộ Xây dựng đưa ra đối với công trình giao thông là rất thấp, trong khi công việc của các PMU (ban quản lí dự án) lại phát sinh thêm quá nhiều.
Một bộ định mức bất hợp lí, làm cho các PMU càng khốn đốn hơn khi đang trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động và nó còn đi ngược với tinh thần của Nghị định 99/CP về tính đủ, tính đúng chi phí xây dựng cho phù hợp với thông lệ quốc tế".
Thu không đủ bù chi
Ngày 14/8/2007 Bộ Xây dựng đưa ra mức định mức mới về chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo thông tư 1751/BXD-VP (14/8/2007).
Theo quy định này, chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị, triển khai xây dựng đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao và đưa công trình vào sử dụng.
Ngoài công việc cơ bản trước kia, PMU sẽ phải làm thêm việc: tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình, chi phí khởi công, khai trương, khánh thành... Trong khi công việc bị tăng lên gấp nhiều lần thì tỷ lệ định mức lại bị giảm xuống thấp hơn nhiều so với định mức cũ tại Thông tư số 07/2003/TT-BXD.
Bộ Xây dựng ấn định tỉ lệ mới này dao động từ 2,062% - 0,395% dựa trên mẫu số chung trong Tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị. Theo một chuyên viên phòng dự toán PMU Thăng Long, với tỉ lệ đó các PMU đương nhiên bị lỗ.
Ví dụ, một dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ có số vốn khoảng 500 tỷ đồng, nếu áp dụng theo định mức chi phí mới là (1,122%) thì PMU nhận được khoảng 5,6 tỷ đồng để chi trả cho tất cả các chi phí trong thời gian 7-8 năm.
Tính ra, trung bình mỗi năm, nếu dự án suôn sẻ sẽ có số tiền khoảng 700 triệu đồng, trên thực tế nó không đủ để trả lương cho 30 cán bộ, nhân viên huống chi vẫn phải chi phí cho trăm thứ khác: dịch vụ công, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, thiệt bị làm việc... vừa mới phát sinh thêm.
Tuy nhiên, đó là những dự án có qui mô vừa phải còn với các dự án qui mô lớn: giao thông nông thôn WB3 (vốn 170 triệu USD, vừa được phê duyệt giao cho PMU5), đường Hồ Chí Minh... hàng nghìn tỷ đồng, nếu áp dụng định mức chi phí từ 0,793%-0,442% thì nguy cơ phá sản các PMU không phải không có cơ sở.
Nguyên nhân bất cập này, theo ông Tường, do đặc thù các dự án giao thông có phạm vi địa lý rộng lớn nhiều yếu tố khó lường trước được so với thiết kế, trong khi các dự án hạ tầng kĩ thuật, công trình công nghiệp... ở phạm vi hẹp hơn nên đương nhiên chi phí của các PMU sẽ tốn kém hơn.
Bao giờ mới có mô hình hiệu quả?
Cú sốc lớn mà các PMU gặp phải, một lần nữa khiến nhiều người tỏ ra lo ngại về mô hình quản lí dự án giao thông hiện nay.
Sau những "bùng nhùng" xảy ra tại PMU 18, câu hỏi vẫn thường xuyên được đặt ra là nên giải thể hay giữ lại các ban này? Trước đó Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng đề án thí điểm chuyển đổi các PMU thành các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Trong đó, đáng chú ý là đề xuất của PMU1 thành lập doanh nghiệp quản lí dự án chuyên nghiệp vào năm 2010. doanh nghiệp này sẽ thực hiện chức năng: tư vấn, quản lí dự án, tư vấn giám sát thi công xây dựng, lập dự án và kêu gọi đầu tư.
Tuy nhiên, gây bất ngờ nhất lại là ý tưởng thành lập "siêu" công ty quản lý đầu tư xây dựng của PMU Mĩ Thuận. Đây là mô hình kết hợp chức năng của PMU1, VEC (công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam) để trở thành một tập đoàn đầu tư xây dựng với số vốn lên đến 15.000 tỷ đồng.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, những đề xuất của các PMU là tương đối tốt, đặc biệt là mô hình doanh nghiệp tư vấn chuyên nghiệp của PMU1 nhưng trong khi cơ chế pháp lý và thị trường tư vấn dịch vụ của Việt Nam chưa được định hình thì cũng khó có khả năng thực hiện được.
Còn "tập đoàn" của PMU Mĩ Thuận cần phải được hỗ trợ những điều kiện khá khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn 15.000 tỷ vẫn chưa biết huy động ở đâu trong số tài sản ít ỏi mà PMU này đang sở hữu.
Theo PGS.TS Trịnh Tường thì các đề xuất của PMU1 và PMU Mĩ Thuận tuy khác nhau nhưng đều có chung một hướng đi là trở thành chủ đầu tư trực tiếp các dự án.
Cùng với lí do trên, vào thời điểm này chưa thể thực hiện được, do đó không thể "giải tán" các PMU được, vì theo nguyên tắc đã có dự án thì phải có ban quản lí. Mặt khác, trên thực tế ở Việt Nam chưa có đơn vị nào nhiều kinh nghiệm và chuyên môn bằng các PMU. V
Vấn đề đặt ra là phải làm sao thắt chặt được kỉ cương và xây dựng được cơ chế hoạt động đặc thù, rõ ràng cho các PMU này để tránh sự nhập nhằng giữa ban quản lí với chủ đầu tư trực tiếp của dự án. Các PMU sẽ trở thành các doanh nghiệp tư vấn quản lí dự án chuyên nghiệp, đồng thời Bộ GTVT thành lập được các công ty cổ phần có tiềm năng mạnh về tài chính đứng ra làm chủ đầu tư trực tiếp dự án.
Đó là mô hình tương lai của VEC chứ không phải hiện tại khi cơ chế thì chưa rõ, hoạt động theo kiểu "vỏ" công ty cổ phần nhưng chất lại vẫn là các PMU phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn nhà nước rót xuống.
Theo Xuân Vũ
Vneconomy
:)
Những vấn đề bất cập trong Ban QLDA
Minh đang là một kỷ sư XD mình đang làm việc cho một Ban QLDA của một sở ban ngành, mình được sở ký hợp đồng lao động ngắn hạng với mức lương là 1500000 đồng.mình bắt đầu ký hợp đồng từ tháng 9 năm 2006.nhưng khi tháng 10 /2006 thì mức lương cơ bản của nhà nước tăng lên nhưng khi mình ký hợp đồng lại từ tháng 1/2007 thì sở này không tăng mức lương của mình mà vẫn giữ nguyên,nhưng hiên tại đến tháng 1/2008 mình lại ký tiếp hợp đồng nữa.mình xin hỏi các bạn là mình có được quyền đòi tăng lương theo hệ số tăng lương của nhà nước không vậy, các bạn nào có cao kiến gì hay xin góp ý cho minh nhé vì mình cảm thấy nếu không lên lương thì mình quá thiệt thòi lắm.xin nói rõ hơn là mình ký hợp đồng với sở đó thôi chứ mình không nằm trong hợp đồng do Sở Nội vụ quản lý,xin các ban góp ý cho nhé, cảm ơn.
vấn đề về trả lương của Ban QLDA
vì mình hợp đồng như thế này thi cũng như mình hợp đồng với một công ty tư nhân vây thôi.mình an theo mức lương thỏa thuận lần đầu tiên ký là 1500000 đ.nhưng nếu mức lương nhà nước lên thì mình cũng như là một công nhân thì mức lương cũng phải nhân hệ số giống như bên xây dựng cơ bản vây chứ phải không bạn.mình rất khó sử trong trường hợp này,mong các bạn chỉ giúp.
Hỏi về chi phí thành lập Ban QLDA
Các anh em, đồng chí ơi! Ai có biết " chi phí thành lập lên ban quản lý dự án" được tính vào đâu trong các giai đoạn của dự án?. Chi phí này có thuộc tổng mức đầu tư của dự án hay không?. Nếu thuộc TMDT thì nó nằm ở khoản mục chi phí nào. Ai biết thì chỉ giúp cho em với. Em xin cảm ơn rất nhiều!!!
Chi phí thành lập lên BQL dự án ?
Em chưa được nghe đến Chi phí thành lập lên BQL dự án bao giờ?Nó để làm gì vậy Chị ?
Nhưng không cần hiểu Em vẫn suy đoán rằng, nó (nếu có) là khoản chi phí phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án, là một chi phí thuộc Tổng mức đầu tư và được tính trong Chi phí Quản lý dự án.
Không có chi phí thành lập ban quản lý dự án
OK. mình đồng ý là ko có chi phí thành lập ban QLDA. Ban quản lý dự án là dạng một phòng ban được thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể là quản lý một dự án hay nhiều dự án.
1 đính kèm
Chi phí ban quản lý dự án
Theo mình, không có chi phí thành lập lên ban quản lý dự án. Chỉ có chi phí Ban quản lý dự án để duy trì sự hoạt động của dự án. Chi phí này được tính theo thông tư số 98/2003/TT-BTC ngày 14/10/2003 và Thông tư số 118/2007/TT-BTC. Đây là mẫu lập theo thông tư số 98 đối với ban quản lý dự án nhóm II. Trường hợp cụ thể của bạn lập cần căn cứ theo 2 thông tư nói trên và các thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng
Chi phí thành lập BQL là có.
Chi phí thành lập Ban Quản lý là có, nó thuộc chi phí Quản lý dự án trong Tổng mức đầu tư đối với dự án do Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và thành lập lên BQL dự án. Thông thường Chi phí thành lập BQL dự án sẽ được lập dự toán riêng và được người phê duyệt đầu tư phê duyệt. Nếu là 1 dự án thì nó được phân bổ vào dự án đó. Nếu tiếp tục quản lý dự án khác hay quản lý nhiều dự án một lúc thì được phân bổ vào các dự án.
Nôm na lại như vậy, nếu cần kỹ hơn các Bạn nên xem một số quy định về vấn đề này của Bộ TC.
Bạn nên tham khảo luật Lao động
Theo như bạn nói thì bạn tham gia làm việc từ tháng 10/2006 đến nay. và đã thực hiện ký hợp đồng lao động ngắn hạn lần thứ 3. Theo Luật Lao động (điều 55-> điều 67)quy định rất rõ về khoản tiền lương người Lao động được hưởng.
Xin hỏi về cách tính chi phí BQLDA
Mình đang làm việc với Hồ sơ của một dự án, trong phần chi phí khác , người ta tính: Chi phí BQLDA = (Gxl+Gtb)*6,336%
Mình đã xem và tìm kiếm rất nhiều, nhưng mình không tìm thấy văn bản quy định điều này, có ai biết văn bản nào quy định điều này không ? xin nhắc hộ cho mình :beer: