Kíu tui với, thế này thì còn làm ăn gì nữa, mọi người đều công nhận là "nhựa đường không có tác dụng chống thấm" thế mà vẫn khăng khăng đòi giữ lại Định mức...hic hic bác nào có thâm niên cho ý kiến cái đi, cãi nhau với mấy bác này mệt quá.:-w
Xem bảng in
theo ý tại hạ là do từ xưa mình thi công thường học bên liên xô : bên đó lạnh quét bên trong có nhiều tác dụng
chống nước đá thâm nhập gây hiện tượng đông đá khiến bê tông giãn nở không đều ,với lại còn thiều tác dụng khác
còn bên ngoài thi TV giám sát sẽ bắt buộc quét để kết dính với lớp kết cấu bên trên nó cũng như khi lên mặt cần trải bitum
có j sai sót mọi người bổ sung nhé
Thông báo!
Khả năng đây là một phát hiện mới trong ngành xây dựng đây!
Quét nhựa đường bên ngoài cống để kết dính với kết cấu bên trên!
À mà bên trên toàn đất thì dính thế nào được nhỉ?:( mình chưa tưởng tượng ra bạn có thể tả cho mình được không?:P
Thì chắc rồi! cách tối thiểu 50cm
Nhưng khả năng ở bên Tây họ không đắp cống, đắp nền đường bằng đất, mà khả năng đắp bằng đá hoặc cấp phối đá dăm, hay vật liệu khác không phải là đất. Nên thảo nào nhìn hình ảnh xung quanh cống toàn đá đây này Đính kèm 41682 ( chui vào trong cũng chịu nè)Đính kèm 41683
Do đó công dụng tiếp theo của việc quét nhựa đường ống cống để nhà thầu đắp nền đường bằng vật liệu kết dính với cống để tạo thành một khối thống nhất, TVGS có cao siêu đến đâu cũng chịu thua luôn phải không?:))
Bạn ấy nói bên liên xô chứ không phải tây đâu:-w
có thể ở bên liên xô thời chiến tranh lạnh hay bị Mỹ và bọ khủng bố phá hoại, nên tất cả các cống đều bôi nhựa đường màu đen, mới nhìn vào để địch lầm tưởng là đường ống dẫn dầu, khí đốt, chúng sẽ tập chung hỏa lực vào đấy, vậy mục đích của việc này có thể là mục đích quân sự cũng nên.
Hoặc có một giả thiết khác là bôi như thế nhìn cống rất giống một khẩu pháo, địch đi máy bay do thám từ xa sẽ lầm tưởng là trận địa pháo mà không dám tới gần.
Vậy có thể đi đến một kết luận khác, quyét nhựa đường mang mục đích quân sự. vì là giả thiết nên các bác cho thêm ý kiến nhé
Ừ thì liên xô! :DThế mà anh cứ nghĩ là ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì gọi là Tây!
Nghe chú phân tích cũng thấy có lý!
Nhưng nếu chú bảo kết luật là anh chưa đồng ý! Kết luật chỉ được một lần thôi chứ! Sao mà lắm kết luận thế! (thành ra nói róc à?)
Đề nghị chú patience_gnr viết thêm vào sổ một tác dụng nữa của việc quét nhựa đường bên ngoài cống đó là:
- Quét nhựa đường bên ngoài cống có tác dụng nghi binh!
Mời mọi người tham gia ý kiến thêm!
:D Sau đó đã thống nhất chúng ta cùng kết luận việc này nhé!
Tổng hợp ý kiến:
- Chống mối ăn cống
- Chống rêu mọc
- Chống hôi thối
- Nghi binh
- Che mắt thiên hạ
- Cho đẹp cống
- Chống trộm
Với những tính năng vượt trội này chắc là vẫn phải giữ lại định mức công tác này thôi và điều chỉnh lại chi phí một chút là ổn.
Trong video dưới đây mình thấy quẹt cả bên trong, không biết có phải nhựa đường hay không?
http://www.youtube.com/watch?v=q2mBfv-pB7o
Theo quan điểm của tôi thì tất cả các bạn đều hiểu sai bản chất của Công tác này. Ở trong Định mức 1776 phần mã hiệu AK.95100 này không có nói là QUÉT NHỰA ĐƯỜNG ỐNG CỐNG mà nói rõ là QUÉT NHỰA ĐƯỜNG CHỐNG THẤM MỐI NỐI ỐNG CỐNG. Tức là cần phải hiểu rõ công tác quét nhựa này như sau:
- Chỉ quét nhựa ở Phạm vi đầu miệng của bên ngoài ống cống tại vị trí có làm MỐI NỐI ống cống. KHÔNG QUÉT TOÀN BỘ BÊN NGOÀI ỐNG CỐNG
- Tẩm đay chét khe giữa các ống cống.
- Dán giấy dầu hết chu vi mối nối với bề rộng là phạm vi mối nối và Tiếp tục quét nhựa đường lên phần giấy dầu này.
Tất cả các công đoạn này chỉ nhằm một mục đích là CHỐNG THẤM CHO MỐI NỐI ỐNG CỐNG.
Mọi người vào đây xem để biết nhé, không biết thì không nên phán bừa
Sự ăn mòn phá hoại xi măng Portland trong môi trường nước thải Xi măng Portland chỉ bền vững vĩnh cửu trong môi trường không khí bình thường và trong môi trường nước mềm, có nồng độ sulfat không đáng kể. Xi măng Portland là vật liệu kết dính phổ biến trong xây dựng, khi thi công người ta thường quên đo nó bị xâm thực, phá hoại trong nhiều môi trường, trong đó có môi trường nước thải bề phốt, nhà vệ sinh, nhà tắm, nước thải thành phố, khu công nghiệp. http://www.cauduongcang.com/UserImag.../baoximang.jpg1. Xi măng Portland bị xâm thực, phá hoại khi sử dụng xây dựng bể phốt, hố xí, phòng tắm của nhà chung cư nhiều tầng trước đây
Ở miền Bắc, thời kỳ 1960 - 1980, thực hiện chương trình xây dựng nhà ở, các thành phố, thị xã, khu công nghiệp đã xây dựng nhiều khu chung cư nhiều tầng, phần lớn 3-5 tầng. Sau 30 năm sử dụng, nhiều ngôi nhà trong số đó đã bị xuống cấp nghiêm trọng, lún, nứt nẻ, đe doạ sự án toàn cư dân đang sinh sống ở đó. Có nhiều nguyên nhân làm các ngôi nhà này bị xuống cấp. Trong số đó, có một số ngôi nhà do sử dụng xi măng Portland thi công công trình phụ như bể phốt, hố xí, nhà tắm, nhà bếp.
Ví dụ như các khu phụ của các nhà chung cư tại Hải Phòng (Khu tập thể An Dương), thị xã Hoà Bình (khu chuyên gia), Hà Nội (khu tập thể Nguyễn Công Trứ , khu Kim Liên), Vinh (Khu tập thể của thị xã trước đây). Các khu phụ đã bị dột nát, bong vữa, tường mốc rêu xanh, nước chảy lênh láng do xi măng Portland bị ăn mòn.
2. Nguyên nhân xi măng Portland bị xâm thực, phá hoại trong môi trường nước thải
Trước đây, nhiều nước trên thế giới cho rằng, xi măng Portland bị phá hoại trong môi trường nước thải có lẽ giống như sự phá hoại xi măng Portland trong môi trường nước biển, mà ngành hàng hải thế giới đã bị thiệt hại khá lớn do bến cảng, cầu tầu, âu đà, trụ đèn hải đăng, đập chắn sóng được xây dựng bằng xi măng Portland đã bị phá hoại, theo cách lập luận này đã sử dụng xi măng Pouzzolan để đúc ống cống xây dựng đường ống dẫn nước thải thành phố, khu công nghiệp. Hậu quả là xi măng pouzzolan cũng như xi măng Portland đều bị nước thải gậm mòn như nhau. Như vậy, nguyên nhân phá hoại xi măng Portland trong nước biến khác với sự phá hoại xi măng trong môi trường nước thải.
Thế kỷ trước, nhiều nước như Ai Cập, Nam Phi, Áo, Mỹ, Anh đã đăng ký bản quyền trí tuệ về giả thuyết nguyên nhân phá hoại xi măng Portland trong môi trường nước thải. Trong nước thải có nhiều abumin do xác súc vật chết, thối rữa, thức ăn thừa, nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ có chứa lưu huỳnh, một loại vi sinh yếm khí phân huỷ chung, chỉ sau một đêm biến thành Hydro Sulfua (H2S), sau vài giờ, nó có thể bốc lên không khí. H2S là khí có khả năng ôxy hoá rất mạnh. Trong đường ống chứa nước thải được chế tạo bằng xi măng Portland, trong khoảng trống của đường ống không chứa nước thải, khí H2S bốc lên và ngưng tụ vào bê tông, bê tông là môi trường bị khí H2S ô xy hoá biến thành acid H2SO4 . Acid làm mủn bê tông, rơi xuống thành bùn.
Theo số liệu của thế giới, với nồng độ H2SO4 từ 80 - 300 phần triệu, sau 7 năm, bê tông xi măng Portland bị phá huỷ 5 cm.
Khi lớp xâm thực tiến đến lớp cốt thép phía trong bê tông, lớp cốt theo nhanh chóng bị phá huỷ, và ống công bị sập, đổ, vỡ.
3. Biện pháp chống lại sự phá hoại xi măng Portland trong môi trường nước thải
Để chống lại sự phá hoại bê tông chế tạo từ xi măng Portland sử dụng trong môi trường nước thải cần phải dựa vào 3 cảnh báo sau đây:
- Cảnh báo sinh ra khí H2S
- Cảnh báo về sự ngưng tụ khí H2S;
- Cảnh báo về sự ô xy hoá khí H2S thành H2SO4.
Đối với các nhà bảo vệ môi trường
Những thành phố lớn, số lượng dân cư đông, lượng thức ăn thừa thãi, chứa nhiều abumin, nhiều rác thải, đổ vào đường ống nước thải thành phố. Nước ta là nước nóng ẩm, rất thuận lợi để hình thành khí H2S ở nhiệt độ 10o - 38oC. Khí H2S có độ tan rất lớn, một lít nước có thể hoà tan 2,5 lít khí H2S. Sở dĩ nước sông Tô Lịch, Kim Ngưu, các ao hồ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có màu đen là do bị hoà tan nhiều khí H2S. Ở trong nước khi bão hoà, khí H2S kết tủa cùng với các tạp chất lắng xuống bùn, làm cho bùn có màu đen. Bùn ở các đường ống cống, các đáy hồ, có màu đen là vì thế.
Khi khí trời thay đổi, nhất là khi trời nắng nóng, nhiệt độ cao, làm nóng lớp không khí trên mặt đất, mật độ không khí giảm, tạo điều kiện cho khí H2S trong bùn, trong nước bốc lên, đi vào không khí. Tại thời điểm này, các gia đình sống quanh hồ nước bẩn, bên sông Tô Lịch ở Hà Nội bị hít thở bởi hàm lượng khí H2S cao. Có ba bộ phận cổ họng, mũi và mắt của con người mà tế bào nhạy cảm với khí H2S. Các tế bào ở đây bị khí H2S ngưng tụ và ô xy hoá chúng biến thành H2SO4, acid này lấy ô xy của tế bào làm cho tế bào ở đây bị thương tổn, gây viêm đỏ và sốt cao, đó là dịch viêm họng, viêm mũi, đau mắt đỏ.
Để giải quyết tình trạng này, làm cho môi trường trong sạch, bao vệ sức khoẻ cho người dân thành phố, các nhà môi trường các nước đã sử dụng giải pháp dùng công nghệ cao, clo hoá nguồn nước thải. Đây là phương pháp hiện đại, đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao. Nội dung phương pháp này là sulfit hoá các lưu huỳnh trong nguồn nước thải, triệt tiêu chúng để lưu huỳnh không có cơ hội biến thành khí H2S. Làm được như vậy sẽ bảo vệ được môi trường và bảo vệ cả bê tông đường ống cống.
Các giải pháp một số nước trên thế giới sử dụng để bảo vệ đường ống cống bằng xi măng Portland
Phương pháp cách ly bê tông xi măng Portland với môi trường khí H2S ngưng tụ bằng một môi trường mà khí H2S không có khả năng ô xy hoá thành H2SO4. Ở Mỹ, người ta đã sử dụng sơn một lớp nhựa đường vào phía trong đường ống dày 1,5mm. Thành phố Quytao đã quét một lớp paraphin, hay một lớp nhựa hữu cơ vào phía bên trong đường ống. Các giải pháp này đã kéo dài thời gian sử dụng đường ống, tuy giá thành rất cao, nhưng cũng là giải pháp tình thế mà thôi.
Bảo vệ đường ống cống dẫn nước thải
Nước ta đang sử dụng hàng triệu tấn xi măng Portland để đúc các đường ống dẫn nước thải ở các thành phố, khu công nghiệp. Nhiều khu khu công nghiệp đã quét một lớp nhựa đường vào phía ngoài các cống trước khi lắp đặt, làm như vậy rất tốn kém và không có lợi ích gì. Nên chuyển quét nhựa đường vào phía trong đường ống thì tốt hơn.
Nước ta đã sử dụng nhựa hữu cơ, quét trong sitec chở nước mắm từ Nam ra Bắc. Thiết nghĩ, loại nhựa này được quét vào ống dẫn nước thải, chắc chắn sẽ kéo dài thời gian sử dụng. Các đường ống cống khu phố Kim Đồng, đường Giải Phóng ở Hà Nội, mới sử dụng được 10 năm, đã phải đào bới mặt đường để thay thế đường ống mới. Nước ta chưa có kinh nghiệm nhiều trong vấn đề này. Trong kế hoạch hợp tác giữa thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với nhiều thành phố tiên tiến trên thế giới, nên có nội dung hợp tác về lĩnh vực này, để đi tắt, đón đầu được nhanh hơn.
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng các nhà chung cư cao tầng thế hệ mới với số tầng nhiều hơn nhà chung cư thế hệ cũ, vẫn sử dụng xi măng Portland thường và xi măng Portland trắng thi công công trình phụ, chưa có xi măng nào thay thế. Thiết nghĩ, các nhà xây dựng cần cảnh giác với nó trong mục đích này.
Nguyễn Văn Thuỵ
TC Người Xây dựng
http://www.nuce.edu.vn/index.php?lg=1&id=335
quyét nhựa đường thì chĩ có tác dụng trong vòng 15 năm thôi, còn tuổi thọ của cống là đi theo tuồi thọ của công trình
Tác dụng của nhựa đường thì chúng ta đã rõ nhưng quét vào đâu? vào vị trí nào để cho hiệu quả thì mới là điều đáng bàn. Mình vừa có 1 công trình tràn liên hợp, tư vấn TK TK 2 lớp nhựa đường trên toàn bộ mặt cống tràn ( cống hộp BTCT đổ tại chỗ) sau đó bố trí một lớp thép rồi đổ 1 lớp BT 10cm lên trên, khi bên mình vừa thi công xong hoàn thiện phần mặt thì gặp một trận bão lụt khá to nước bắt dầu tràn qua tràn khoảng 30cm và dần dần trong vòng nửa ngày lớp bê tông mặt cống do bị tách lớp với lớp cống tràn nên bị lũ đẩy bay lớp mặt. Qua đây mình thấy rằng 2 lớp nhựa đường kia ko những ko có tác dụng mà còn khiến cho kết cấu của công trình ko được đảm bảo. Mình cũng chẳng hiểu quét thêm 2 lớp nhựa dường kia làm gì?mất thời gian, lẵng phí tiền của nhà nước.