cảm ơn bạn nhiều nhưng thực tế thì giai đoạn TKKT bên chủ đầu tư vẫn có thẩm định (phải trả phí hay ko thì mình ko rõ) thẩm tra thì tất nhiên có rồi!
Xem bảng in
cảm ơn bạn nhiều nhưng thực tế thì giai đoạn TKKT bên chủ đầu tư vẫn có thẩm định (phải trả phí hay ko thì mình ko rõ) thẩm tra thì tất nhiên có rồi!
Thưa bạn chi phí thẩm định là đã quy định rõ ở TT 176 BTC rùi vậy nó nằm tắt cả trong TT 176 BTC .quy định rõ cả lập dự án và BCKTKT và quy định rõ những đơn vị tham gia thẩm định dự án thụ hưởng phí đó và TT 109 đã được bãi bỏ vậy chi phí thẩm định TKKT bây giờ không còn nữa .còn chi phí thẩm định TKKT mà chủ đầu tư thẩm định thì đã được tính trong QLDA rồi theo QĐ 957 mong bạn đọc kỹ TT176 và QDD957 thì sẽ rõ ràng hơn. chào bạn mong bạn thành công
Khi thuê thẩm tra thì chủ đầu tư vẫn phải tổ chức thẩm định (Khi đã thuê thẩm tra thì chủ đầu tư không được hưởng chi phí thẩm định nữa); Khi đó sẽ được hưởng chi phí tổ chức thẩm định trong chi phí quản lý dự án.
Việc thẩm định để trình phê duyệt là trách nhiệm chính của chủ đầu tư, vì vậy khi trình phê duyệt các cơ quan đầu mối như Sở KH&ĐT, phòng TC-KH yêu cầu là hoàn toàn hợp lý. Không có chuyện áp dụng máy móc như bạn nói.
Thân
Thế trong TT04/2010 chỉ nói là thấm tra hoặc thẩm định dự toán. Nhiều nới vừa thẩm tra vừa thẩm định dự toán là sao??? Có phải có máy móc quá không??? Trong NĐ 12/2009 nói là CĐT tổ chức thẩm định nhé. Tổ chức thẩm định: có nghĩa là j chắc bạn hiểu... chứ không phải là tự thẩm định nếu đủ năng lực. Vài ý kiến nữa
Về việc phân biệt thẩm định, thẩm tra và chi phí thẩm định thiết kế thế nào... thì mọi người trên diễn đàn trao đổi rất nhiều rồi, mọi người tham khảo thêm ở 2 Topic này nhe: :)
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f18...tra-63370.html
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f14...tml#post329014
Chào bạn!
Về ý nghĩa của cụm từ "tổ chức" thực hiện các công việc được nêu trong chi phí quản lý dự án trên diễn đàn đã có những bài thảo luận để nói rõ vấn đề nêu trên tại đây: http://giaxaydung.vn/thuvien/showthread.php?t=2581
Trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP có cụm từ chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công dự toán được hiểu là chủ đầu tư tự thẩm định nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tư vấn thẩm tra làm cơ sở thẩm định
Thẩm tra làm cơ sở để chủ đầu tư tổ chức thẩm định. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình. Mặc dù đơn vị tư vấn thẩm tra có sai sót trong quá trình thẩm tra thì họ chỉ chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư thông qua hợp đồng đã ký kết. Còn chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về kết quả thẩm định của chủ đầu tư trình lên người quyết định đầu tư xem xét.
Nói tóm lại, khi chủ đầu tư thuê tư vấn thẩm tra chỉ để làm cơ sở tổ chức thẩm định trình người quyết định đầu tư xem xét quyết định. Không có chuyện ông chủ đầu tư A thuê tư vấn thẩm tra, rồi căn cứ kết quả thẩm tra đó đưa vào hồ sơ trình người quyết định đầu tư xem xét quyết định.
Theo tôi được biết, các cơ quan đầu mối thẩm định của người quyết định đầu tư đều yêu cầu có kết quả thẩm định của chủ đầu tư. Và điều này là hoàn toàn chính xác.
Thân
Thẩm tra xong thì vẫn phải thẩm định chứ, nhưng khi đó công việc là khá đơn giản, ko phức tạp như thẩm tra (lúc đấy chỉ là dựa trên kết quả thẩm tra) nên chi phí lúc này có thể trích từ chi phí QLDA. Thẩm tra và thẩm định là 2 bước khác nhau. Thẩm định là bắt buộc, nếu CĐT có năng lực thẩm tra thì công việc thẩm tra nằm luôn trong công việc thẩm định và CĐT được hưởng chi phí này. Còn thẩm tra thì chỉ là khi CĐT ko có năng lực thì thuê thẩm tra để làm cơ sở thẩm định, vì thế nên lúc đó công việc thẩm định dơn giản hơn nhiều.
Đấy là theo ngu kiến của mình, các bác góp ý.
Chào mọi người, mình xin tham gia thêm về việc này:
Trích Mục 2, Điều 14 của Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:
Thẩm định, phê duyệt dự toán công trình:
2. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định dự toán công trình. Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toán công trình thì nội dung thẩm tra như nội dung thẩm định của chủ đầu tư; chi phí thẩm tra được xác định trên cơ sở định mức chi phí tỷ lệ hoặc bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Như vậy, khi Chủ đầu tư không đủ năng lực để thẩm định thì sẽ thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toán công trình thì nội dung thẩm tra như nội dung thẩm định của chủ đầu tư. Như vậy, Chủ đầu tư sẽ căn cứ vào kết quả thẩm tra dự toán của đơn vị Tư vấn để ra Quyết định phê duyệt, không cần phải thẩm định lại nữa. Mặt khác, nếu Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định lần nữa thì cũng phải lập Tổ tư vấn thẩm định có đầy đủ chức năng, bằng cấp chứng chỉ mới thẩm định được (điều này là không thể bởi Chủ đầu tư không có chức năng ngay từ đầu đã phải thuê Tư vấn). Như vậy kết luận, khi Chủ đầu tư không đủ năng lực mới phải thuê thẩm tra để làm căn cứ phê duyệt thì Chủ đầu tư sẽ không cần phải thẩm định lại nữa. Đơn vị Tư vấn thẩm tra sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về báo cáo thẩm tra của mình.
Mời mọi người có ý kiến thêm!