Một số điểm mới của 50/2014/QH13-luật xây dựng 2014
Một số điểm mới của 50/2014/QH13-luật xây dựng 2014, em sưu tầm và tổng hợp lại:
Luật Xây dựng sửa đổi năm 2014 gồm có 10 chương, 168 điều tăng 1 chương, 45 điều trong đó nổi bật với những điểm mới chính như:
1) Nhiều thuật ngữ mới được thay thế so với Luật Xây dựng 2003 (điều 3)
Nhiều thuật ngữ mới được thay thế so với Luật Xây dựng 2003 như: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng, Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban QLDA khu vực...
2) Quy định vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được phân cấp, làm rõ gồm: Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, quận, huyện. (điều 162-164)
Tránh được tình trạng nhiều cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng khi công trình sự cố không có đơn vị chịu trách nhiệm sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Trong đó cơ quan chuyên môn về xây dựng là các cơ quan trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện;
3) Chủ đầu tư vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước là cơ quan, tổ chức, được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng. (điều 7)
Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn NSNN, người quyết định đầu tư giao BQLDA chuyên ngành hoặc khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có BQLDA thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Khắc phục tình trạng nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện và quản lý các dự án.
4) Bảo hiểm bảo hành là loại bảo hiểm mới được quy định trong Luật xây dựng 2014; (điều 9)
Theo quy định thì 3 loại bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm công trình trong thời gian thi công XD; Nhà thầu tư vấn Khảo sát, Thiết kế mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công trình cấp II, Nhà thầu thi công phải mua bảo hiểm cho người lao động;
5) Về Thẩm quyền thẩm định dự án: (điều 57)
Dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước;
đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì do Cơ quan chuyên môn về xây dựng (CQCM) chủ trì thẩm định;
Vốn nhà nước ngoài NSNN: thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKCS; Cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế phần công nghệ, các nội dung khác của dự án;
Đối với dự án vốn khác: cơ quan chuyên môn về xây dựng về XD thẩm định Thiết kế cơ sở công trình cấp I, đặc biệt, công trình công cộng có ảnh hưởng an toàn, môi trường; cơ quan chuyên môn về xây dựng của người quyết định đầu tư (QĐĐT) thẩm định công nghệ, các nội dung khác của dự án.
Các dự án còn lại do người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định;
6) Về Thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng, TKBVTC và dự toán (điều 82)
Dự án sử dụng nguồn vốn NSNN: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKKT (3 bước), TKBVTC (2 bước), dự toán, người QĐĐT phê duyệt thiết kế, dự toán; riêng đối với TKBVTC, dự toán (Trường hợp thiết kế 3 bước) do Chủ đầu tư phê duyệt;
Dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước ngoài ngân sách: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKKT (3 bước), TKBVTC (2 bước), dự toán, riêng phần thiết kế công nghệ do Cơ quan chuyên môn của người QĐĐT thẩm định, người QĐĐT phê duyệt TKKT, dự toán (3 bước), Chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC, dự toán (3 bước, 2 bước);
"Vốn nhà nước ngoài ngân sách gồm công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất; vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư"
Dự án sử dụng vốn khác: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKKT, TKBVTC đối với công trình cấp I, đặc biệt, công trình công cộng gây ảnh hưởng an toàn, môi trường cộng đồng, riêng phần thiết kế công nghệ, dự toán do Cơ quan chuyên môn của người Quyết định đầu tư thẩm định, Thiết kế, dự toán do người quyết định đầu tư và chủ đầu tư phê duyệt;
7) Về thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng: (điều 60)
Đối với dự án sử dụng Vốn đầu tư công (có sử dụng vốn nhà nước) thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công;
Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước đầu tư kinh doanh thì người đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quyết định đầu tư;
Đối với dự án sử dụng vốn khác thì chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư.
8) Luật Xây dựng 2014 có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao quát hơn. (điều 1)
- Luật XD 2003: phạm vi điều chỉnh “ hoạt động xây dựng”
- Luật XD 2014: phạm vi điều chỉnh “ hoạt động đầu tư Xây dựng”: từ khâu Quy hoạch xây dựng (QHXD); Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi; Lập- thẩm định- phê đuyệt dự án đầu tư xây dựng (DA ĐTXD); Khảo sát- thiết kế- xây dựng- nghiệm thu-bàn giao-bảo hành-bảo trì công trình xây dựng áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn.
Như vậy các dự án đầu tư có sản phẩm là công trình xây dựng đều phải bị chi phối bởi luật này, đặc biệt là trách nhiệm thẩm định dự án đầu tư xây dựng được xác định thuộc về cơ quan chuyên môn về xây dựng.
9) Luật Xây dựng 2014 xác định Quy hoạch xây dựng (QHXD) là cơ sở để quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý trật tự xây dựng. (chương II)
QHXD có 4 loại: QH XD Vùng; QH XD đô thị; QH XD khu chức năng đặc thù; QH XD nông thôn.
QHXD Vùng là cơ sở để lập 3 loại QHXD còn lại, các DA ĐT phát triển hệ thống Hạ tầng kỹ thuật, Hạ tầng Xã hội cấp vùng.
Nhiệm vụ quản lý QHXD Vùng là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
Để phân biệt với các QH tổng thể phát triển KT-XH; QH sử dụng đất và các QH ngành khác, Luật 2014 quy định: QHXD là tổ chức không gian; QHXD phải được thể hiện bằng đồ án quy hoạch gồm: sơ đồ; bản vẽ; thuyết minh; mô hình.
Luật XD 2014 quy định cụ thể về Quản lý xây dựng theo quy hoạch bao gồm : Giới thiệu địa điểm xây dựng; giấy phép QHXD; tổ chức quản lý thực hiện QHXD Vùng.
10) Dự án đầu tư XD (DA ĐTXD) (điều 57+62)
- Nguyên tắc: DA ĐTXD có vốn khác nhau thì được quản lý theo phương thức khác nhau
- Tăng cường sự quản lý Nhà nước và của cộng đồng.
- Bổ sung 2 hình thức Ban quản lý dự án ( B QLDA): B QLDA Chuyên ngành; B QLDA Khu vực.
- Về thẩm định DA ĐTXD :
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở (TKCS), sẽ không góp ý kiến TKCS như luật hiện hành.
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức thẩm địnhcác nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng bao gồm cả thiết kế cơ sở. Dự án có vốn ngoài ngân sách: Cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì thẩm định nội dung về xây dựng trong thiết kế cơ sở của các DA XD công trình công cộng, công trình có tác động đến cảnh quan, môi trường và sự an toàn của cộng đồng.
Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thẩm định về nội dung phòng cháy cháy nổ trong thiết kế cơ sở đối với tất cả loại dự án, nguồn vốn.
+ Phân biệt 2 thẩm quyền trong DA ĐTXD:
Thẩm quyền thẩm định DA ĐTXD thực hiện theo luật XD 2014
Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với DA sử dụng vốn Nhà nước được thực hiện theo Luật đầu tư công
11)Về hình thức Quản lý dự án (QLDA). Có 5 hình thức QLDA : (điều 62)
- Ban QLDA Chuyên ngành
- Ban QLDA Khu vực
- Ban QLDA một dự án
- Ban QLDA do chủ đầu tư thuê QLDA
- Sử dụng bộ máy chuyên môn để QLDA
12)Về Giây phép xây dựng ( GPXD), quy định các trường hợp được miễn cấp GPXD (điều 89)
- Nhà ở thuộc DA phát triển nhà ở, DA phát triển đô thị có quy mô dưới 7 tầng, tổng diện tích sàn dưới 500 m2, có QHCT 1/500 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Công trình XD trong DA khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, có QHCT 1/500 được phê duyệt, được thẩm định thiết kế cơ sở theo luật này.
13)Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng (HĐXD) (điều 148)
- Năng lực HĐXD của tổ chức và cá nhân được phân thành 3 hạng: hạng 1, hạng 2, hạng 3,
- Năng lực HĐXD được cơ quan Quản lý Nhà nước sát hạch, đánh giá. Sở Xây dựng cấp chứng chỉ HĐXD các hạng 2,3.
- Luật này quy định điều kiện năng lực của Tư vấn quản lý DA và Ban QLDA ĐTXD (mới).