Vấn đề cách tính phụ cấp này cũng có quá nhiều ý kiến nhưng tôi thấy chưa có được sự thống nhất chung.
Theo tôi được biết thì phụ cấp không ổn định sản xuất đã không được tính theo thông tư số 04/2005/TT-BXD do vậy bộ đơn giá do các địa phương xây dựng sau thời điểm này sẽ không còn tính nữa. Điều này giống như cách tính phụ cấp mọi người xây dựng trước đây để có được kết quả giống như văn bản của nhà nước đã ban hành nhưng công thức này, công thức tóm lược là:
NCi.n = Dnc.i.n + Dnc.i.n/(0,2 + Ki.n*1,26)*[F1 + Ki.n*F2] = Dnc.i.n * [1 + F1/(0,2 + Ki.n*1,26) + F2*Ki.n/(0,2 + Ki.n*1,26)]
Đặt h1i.n = (0,2 + Ki.n*1,26)
Đặt h2i.n = (0,2 + Ki.n*1,26)/Ki.n
Và do đó NC = Dnc*(1 + F1/h1n + F2/h2n)
Trong đó:
- NC là chi phí nhân công tương ứng bậc lương thứ n và nhóm lương thứ i
- Dnc là chi phí nhân công tương ứng bậc lương thứ n và nhóm lương thứ i mà chưa bao gồm các khoản phụ cấp tính thêm
- Ki.n là hệ số bậc lương ứng với bậc n nhóm i
- LCBi.n là lương cơ bản ứng với bậc n nhóm i
- LCBi.n = LTT * Ki.n
- Dnc.i.n = LTT * 0,2 + LCBi.n * (1 + 0,26)
Tuy nhiên, có một điều tôi thấy là hệ số h1i.n không phụ thuộc vào mức lương tối thiểu chung là chưa đúng.
Ví dụ: hệ số phụ cấp khu vực h1i.n tính cho các công trình khu vực địa bàn Cẩm Phả (Quảng Ninh) theo mức lương tối thiểu 450.000 đồng là 2,342; còn theo mức lương tối thiểu 540.000 đồng là 3,266.
Với mức lương tối thiểu 690.000 đồng chưa có văn bản thông báo của UBND thị xã Cẩm Phả nên không biết tính thế nào. Bác nào có thông tin gì xin chỉ giúp.