Một số điểm mới của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình so với NĐ 16/2005/NĐ-CP và NĐ 112/2006/NĐ-CP:
1. Việc lập báo cáo KTKT trước đây áp dụng cho các dự án có TMĐT từ 7 tỷ đồng trở xuống, nghị định 12 của Chính phủ đối với công trình XD mới, cải tạo, sữa chữa nâng cấp phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH,QH ngành, QH xây dựng cho phép tới 15tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
2. TK cơ sở không thẩm định riêng mà thẩm định đồng thời với DADT. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở.
3. Dự án sử dụng trên 50% vốn nhà nước phải giám sát, đánh giá đầu tư.
4 Về thẩm quyền quyết định đầu tư: Chủ tịch UBND các cấp được quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm A,B,C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua HĐND cùng cấp. Chủ tịch UBND tỉnh, huyện được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B,C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp (trước kia theo NĐ 16,112 Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch UBND huyện quyết định đầu tư đến 5 tỷ đồng và Chủ tịch UBND xã đến 3 tỷ đồng đối với ngân sách địa phương).
5 Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án (trước đây theo NĐ112/NĐ-CP là 1 tỷ).
6. Nghị định 12 không còn phần quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, hợp đồng trong hoạt động xây dựng thực hiện theo Nghị định 99/2007 của Chính phủ.
7. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng quy định mềm dẻo hơn:
Khuyến khích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với công trình xây dựng
có yêu cầu về kiến trúc.
Đối với công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù thì người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc tối ưu đáp ứng yêu cầu mỹ quan, cảnh quan đô thị.
Trước đây Nghị định 16 quy định cụ thể các công trình: Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên, các công trình văn hoá, thể thao và các công trình công cộng khác có quy mô cấp I, cấp đặc biệt; Các công trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị lớn như tượng đài, cầu vượt sông, trung tâm phát thanh, truyền hình,các công trình là biểu tượng về truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương...phải thi tuyển kiến trúc.
8. Về thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng (Điều 23) “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý...’’. Trước đây ‘‘Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép...’’.
9. Nghị định 12 của Chính phủ bổ sung thêm Quy định về phá dỡ công trình xây dựng; Quy định về điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình ; Quy định về Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình.
10. Nghị định này có qui định cụ thể về điều kiện, năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng như: lập dự án, quản lý dự án, thiết kế quy hoạch, khảo sát, thiết kế xây dựng, giám sát, thí nghiệm kiểm định chất lượng và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực công trình. Các cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận. Cá nhân tham gia QLDA phải có chứng nhận nghiệp vụ về QLDA đầu tư XD công trình./.
Đề nghị mọi người bổ sung thêm ý kiến.
Sự khác nhau giữa nghị định 12/2009 và nghị định 16/2005
Xin chào tất cả các thành viên của diễn đàn.
Bác nào đã nghiên cứu kỹ nghị định 12/2008 tóm tắt cho mình biết nó khác nghị định 16/2005 ở chỗ nào vậy.
Chiều nay mình có buổi họp cần phải có thông tin về nó.
Bác nào biết cho mình xin nhé.
Cảm ơn nhiều nhiều.