Giải thích thêm cho chuotdong về khái niệm "Tổng dự toán"
Trích dẫn:
Gửi bởi
chuotdong
Cụ thể là khác như thế nào trong trường hợp đang xét về cách lấy (tổng) dự toán để nội suy định mức, ý tưởng ND 99 là sẽ không còn "tổng dự toán" nữa, thì khi tính nội suy định mức (tỷ lệ %) thì chỉ căn cứ vào từng dự toán công trình hoặc hạng mục công trình thôi - dù cách tính này thì định mức chi phí cao hơn một chút
Còn Bộ XD cũng giải thích trong ND 99 vẫn có khái niệm TDT chỉ là để khi cần Chủ đầu tư kiểm soát chi phí khi thanh quyết toán thì phải ? không bắt buộc
Khái niệm "Tổng dự toán" theo ND99 chỉ là "Tổng của các dự toán của các công trình thuộc dự án", còn trước đây (tức là trước NĐ99/2007) trong lĩnh vực quản lý chi phí dự án đầu tư chúng ta (các văn bản PL: NĐ52/1999, NĐ16/2005) đã sử dụng khái niệm (thuật ngữ) này nhưng với nghĩa khác. Tôi trích ra đây một đoạn của NĐ52/1999 và một đoạn của NĐ16/2005 để bạn tham khảo:
Điều 66 (NĐ52/CP): Tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình
1. Tổng dự toán công trình là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng bao gồm các khoản chi phí về khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí bảo hiểm công trình xây dựng, thuế, chi phí khác kể cả chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đối với các dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép vì chi phí dự phòng 10% (bao gồm cả trượt giá và khối lượng phát sinh).
2. Đối với các dự án đầu tư và xây dựng do các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước đầu tư, giá thanh toán công trình trong mọi hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu hoặc tự làm đều không được vượt tổng dự toán công trình hoặc dự toán hạng mục công trình đã được duyệt. Trường hợp phát sinh bất khả kháng vượt tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình được duyệt phải tiến hành thẩm định và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Điều 40 (NĐ16/2005): Dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình (Trích)
...
3. Tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế 1 bước và 2 bước và là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình.
Tổng dự toán bao gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác thuộc dự án. Đối với dự án chỉ có một công trình thì dự toán xây dựng công trình đồng thời là tổng dự toán.
4. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khi khởi công xây dựng công trình phải có thiết kế, dự toán và tổng dự toán được duyệt. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A nếu chưa có tổng dự toán được duyệt nhưng cần thiết phải khởi công thì công trình, hạng mục công trình khởi công phải có thiết kế và dự toán được duyệt. Chậm nhất là đến khi thực hiện được 30% giá trị xây dựng trong tổng mức đầu tư phải có tổng dự toán được phê duyệt.
Thuật ngữ "tổng dự toán" dùng trong NĐ99 khác với thuật ngữ này dùng trước đây cả về nội hàm và về phương thức quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
Xác định TMĐT và dự toán công trình trên những cơ sở khác nhau
Trích dẫn:
Gửi bởi
Huce2545
Phải chăng NĐ 99-2007 Tổng dự toán = Tổng cộng của các dự toán thành phần ... :) Với dự án có nhiều hạng mục thì với mỗi công trình, mỗi hạng mục có thể xác định dự toán riêng lẻ (chí phí xây dựng & thiết bị). Cuối cùng cộng lại để lên được Tổng mức đầu tư toàn Dự án. Rồi từ TMĐT đó => các tỷ lệ % chi phí QLDA, TVĐT, CPK. sau đó lấy chính các tỷ lệ % này dể nhân với chi phí XD & TB của từng hạng mục công trình để ra các dự toán con con... :confused:
Không phải như thế.
Bạn cần hiểu rằng TMĐT của dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án trên cơ sở TKCS hay diện tích, công suất sử dụng ..., còn dự toán các công trình thuộc dự án được xác định trong giai đoạn thực hiện đầu tư dự án trên cơ sở khối lượng của TKKT hay TKBVTC.
Không phải là xác định dự toán của từng công trình của dự án rồi cộng lại để có TMĐT toàn dự án. Có lẽ bạn nhầm từ Tổng dự toán với Tổng mức đầu tư. Nếu Tổng dự toán thì làm như thế (theo tinh thần ND99). Còn đoạn tiếp theo "Rồi từ TMĐT đó => các tỷ lệ % chi phí QLDA, TVĐT, CPK..." theo tôi không nên làm như thế (nhiều người trên thực tế đã làm như thế) vì định mức tỷ lệ quy định riêng theo từng loại công trình (dân dụng, công nghiệp, ...).
Tôi đã viết trên diễn đàn này bài "Nội suy định mức tỷ lệ", bạn thử tham khảo xem thế nào.
Giải thích cho em lân cuối với
Trích dẫn:
Gửi bởi
dinhdangquang
Không phải như thế.
Bạn cần hiểu rằng TMĐT của dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án trên cơ sở TKCS hay diện tích, công suất sử dụng ..., còn dự toán các công trình thuộc dự án được xác định trong giai đoạn thực hiện đầu tư dự án trên cơ sở khối lượng của TKKT hay TKBVTC.
Không phải là xác định dự toán của từng công trình của dự án rồi cộng lại để có TMĐT toàn dự án. Có lẽ bạn nhầm từ Tổng dự toán với Tổng mức đầu tư. Nếu Tổng dự toán thì làm như thế (theo tinh thần ND99). Còn đoạn tiếp theo "Rồi từ TMĐT đó => các tỷ lệ % chi phí QLDA, TVĐT, CPK..." theo tôi không nên làm như thế (nhiều người trên thực tế đã làm như thế) vì định mức tỷ lệ quy định riêng theo từng loại công trình (dân dụng, công nghiệp, ...).
Tôi đã viết trên diễn đàn này bài "Nội suy định mức tỷ lệ", bạn thử tham khảo xem thế nào.
Em cảm ơn!
Em đã hiểu hơn nhiều về TMĐT & Tổng Dự toán.
Nhưng cuối cùng em muốn hỏi: Với dự án nhiều công trình nhỏ (toàn bộ là ctr dân dụng hết nhá). Thì khi lập các Dự toán của các công trình nhỏ lẻ thành phần thì các chi phí tỷ lệ % lấy như thế nào (theo cái gì)?
Đặc biệt em muốn hỏi các chi phí tỷ lệ thuộc chi phí khác.