Vốn ODA là một nguồn vốn Nhà nước
Trích dẫn:
Gửi bởi
phugiang2007
Quay trờ lại NĐ112 vấn đề mình muốn đưa ra là việc quản lý 30% vốn nhà nước áp dụng cho công trình hay là cho cả hạng mục công trình. Tai địa phương mình có công trình Bệnh viện được đầu tư bởi nguồn vốn ODA, theo thỏa ước thì địa phương phải có nguồn vốn đối ứng, để đáp ứng theo hiệp định, địa phương chon cách sẽ đầu tư một "công trình" nhỏ trong công tình bệnh viện ấy (có giá trị tương ứng vốn đối ứng) và được bên cho vay chấp thuận. Vậy vấn đề là riêng "hạng mục" này được xem là hạng mục hay công trình?. nếu xét riêng thì nó chiếm 100% vốn NN; xét chung thì chỉ chiếm 25% chúng ta sẽ quản lý nó như thế nào?
Theo tôi:
1. NĐ112 quy định QLCP đối với dự án sử dụng từ 30% vốn Nhà nước trở lên chứ không phải chỉ quản lý CP đối với phần vốn Nhà nước góp vào dự án như bạn hiểu.
2. Theo dó, dự án Bệnh viện của bạn 25% vốn đối ứng là vốn Nhà nước (tôi tạm hiểu như thế hoặc giả sử như thế) và 75% là vốn ODA (cũng là vốn Nhà nước), nghĩa là dự án của bạn là dự án sử dụng 100% vốn Nhà nước.
3. Đối với dự án Bệnh viện này việc QLCP phải thực hiện theo NĐ112 đối với toàn bộ dự án chứ không phải chi QLCP phần 25% vốn đối ứng.
Định mức riêng của nhà thầu
Trích dẫn:
Gửi bởi
SyncMaster
Cảm ơn phugiang2007. Một bài viết mở ra rất nhiều vấn đề mới.
Mình xin tham luận ý cuối cùng, Điều 33: chính xác là UBND tỉnh cấp tỉnh hướng dẫn, lập, quản lý chi phí xây dựng. Không giống điều 31: Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập...:D
Các ý khác: mời các đồng nghiệp tham luận!
[QUOTE=phugiang2007;123949]Tham luận về nghị định 112/2009/NĐ-CP
Điều 9.[/B]
1. a : Chi phí Nhà tạm tính theo ĐM tỷ lệ và cho phép Nhà thầu tùy nghi sử dụng phần chi phí này thì rất hay rồi, phen này CĐT, Nhà thầu không sợ bị xuất toán phần này nữa.
1.d : “ Mức lương…xác định”; Luận : việc này rất ok nhưng sao thấy có một số nội dung khó mà thỏa mãn được VD: “..các phụ cấp trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc đã được xác nhận của cơ quan thuế…”thực sự thì cái này có vẻ rất khó nhưng lại rất dễ vì vậy chẳng biết có được chấp nhận khi giá trị chi phí làm theo cách này lớn hơn theo ĐM tỷ lệ không?
3. “…có thể..”; Theo mình không ok lắm khi sử dựng thuật ngữ này trong văn bản QPPL. Néu có cũng được, không có cũng không sao rất dễ gây khó chịu trong việc thực hiện.
Điều 10
2. “ …Tổ chức, cá nhân tư vấn…chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước CĐT..”; Trong NĐ này và những NĐ khác thấy khẩu hiệu này rất hay được sử dựng mình thấy nội dung này dường như là chân lý rồi thì phải và nếu là chân lý thì không phải nhắc đi nhắc lại nữa;
Chương IV
Điều 13.
Điểm mới mang tính căn bản là việc điều chỉnh ĐM (khoản 3, 4) không cần thiết phải thỏa thuận với cơ quan QLNN có thẩm quyền nữa. Vấn đề ở chỗ là trách nhiẹm của CĐT đ/v vấn đề này hết sức nặng cân, chắc chỉ có CĐT nào bản lĩnh đầy mình mới dám bảo vệ quyền lợi của nhà thầu (vì thường thì chỉ có nhà thầu do va chạm quyền lợi nên mới rõ và đề xuất điều chỉnh);
Dẫu sao Điều này cũng hết sức phù hợp với co chế thị trường. không bàn nữa.
Điều 16.
3. “ UBND cấp tỉnh công bố giá A, B, C…theo phương pháp do BXD hướng dẫn và công bố giá D…” Khoản này hành văn dài dòng và có thể gây hiểu nhầm là UBND sẽ công bố theo phương pháp do BXD hướng dẫn vì vậy tất nhiên phải có CV của BXD hướng dẫn phương pháp để UBND công bố; Ráng hiểu thì cũng hiểu.
QUOTE]
ở diễn đàn http://giaxaydung.vn/diendan/tap-hop...-2009-a-9.html
mình đã có giới thiệu 2 luật là luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng. Với dự án sử dụng vốn nhà nước thì các bác quyết định đầu tư đều là người nhà nước cả và bắt buộc phải tuân theo 2 cái luật này (nếu không muốn mất chức, đi tù). Tinh thần chung của nó là việc sử dụng định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật phải có 1 ông quản lý nhà nước thẩm định và ban hành. Vậy khi ông nhà thầu mà sử dụng định mức khác cái nhà nước công bố thì đúng như bác phugiang2007 nói là CĐT phải rất dũng cảm, em nói thêm là phải rất giỏi thì mới đứng ra bảo vệ cho nhà thầu được. em dám chắc với các bác là với năng lực hiện nay của CĐT dùng vốn nhà nước thì các nhà thầu đừng vội dùng định mức riêng nếu không muốn mất thời gian và mất cả quyền lợi
Về giấy đăng ký kinh doanh cáp cho cá nhân
Tại khoản 4, Đ22, NĐ112 có nêu "Cá nhân có CC KSĐG...nhưng không đăng ký hoạt động kinh doanh tư vấn quản lý chi phí theo quy định của pháp luật..." Xin diễn đàn cho mình hỏi Giấy phép đăng ký loại này có cấp cho cá nhân không? quy định cụ thể như thế nào?
Nghị định 112/2009 có gì mới?
- Nghị định 112/2009 mới ra đời thể hiện cơ chế quản lý chi phí đầu tư XD ở nước ta hiện nay. Nghị định này đã xâu chuỗi các văn bản như NĐ99/2007, TT05/2007, NĐ03/2008, TT18/2008 cũng như một lần nữa đánh giá cao vị trí và vai trò của Kỹ sư định giá XD.
- Khái niệm Tổng dự toán trước đây được thay thế bằng Dự toán công trình,
Dự toán công trình = Chi phí xây dựng + Chi phí thiết bị + Chi phí quản lý dự án + Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng + Chi phí khác + Chi phí dự phòng.
Tổng mức đầu tư = Dự toán công trình + Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Lập dự toán theo phương pháp nào?
- NĐ112/2009 đã nêu rõ 4 phương pháp:
1. Phương pháp khối lượng và đơn giá xây dựng công trình đầy đủ;
2. Phương pháp tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá tương ứng;
3. Phương pháp suất chi phí xây dựng công trình có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện;
4. Các phương pháp khác phù hợp với tính chất, đặc điểm xây dựng công trình.
- Phương pháp 1 đã hướng dẫn trong TT05/2007.
- Phương pháp 2 đã hướng dẫn trong TT18/2008.
- Phương pháp 3 chủ yếu để xác định nhanh Tổng mức đầu tư XD công trình.
- Phương pháp 4 phù hợp với công trình nào đó (Đơn giá XD Thuỷ điện Sơn La chẳng hạn).
- Phương pháp khối lượng và đơn giá xây dựng công trình đầy đủ được áp dụng có nghĩa là loại bỏ các Phương pháp khối lượng và đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ khác (xem TT05/2007) và phương pháp bù trừ chênh lệch giá truyền thống hiện nay. Như vậy phải chăng Bộ XD đã bật đèn xanh cho việc Lập dự toán theo kiểu dự thầu?
- Phương pháp 1 được áp dụng theo tôi là một tiến bộ lớn: các địa phương tiết kiệm chi phí làm Đơn giá XDCB, các nhà thầu được lợi thế về giá (Dự toán công trình được phê duyệt là mức giá sàn thường cao hơn khi lập dự toán theo ĐG XDCB). Phương pháp lập dự toán dễ thở hơn nhiều bạn có thể tính đơn giá ca máy mới thay cho bù giá ca máy hay chênh lệch nhiên liệu; bạn cũng có thể áp giá nhân công trực tiếp vào dự toán thay cho nhân hệ số hoặc chuyển đổi hệ số nhân công theo nhóm, theo khu vực - đây là những điểm yếu không thể khắc phục được trong đơn giá XDCB.
- Phương pháp 1 được áp dụng cũng gây xáo trộn trong thời gian đầu, bởi 70% dân dự toán trong các đơn vị tư vấn không biết làm dự thầu! (mà đây là Phương pháp lập dự toán mới). Hồ sơ dự toán sẽ dày hơn thường lệ - xác suất sai sót cao hơn. Cũng đề nghị Bộ Xây dựng cho áp dụng thêm Phương pháp khối lượng và đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ - Xác định giá XD chỉ đến CP trực tiếp thôi - Phương pháp này tiết kiệm giấy in hơn và dự toán hạng mục vẫn có cái đuôi truyền thống (Bảng tổng hợp kinh phí hạng mục).
- Định mức dự toán XDCB (1776 chẳng hạn) nên bỏ Vật liệu khác, Máy khác đi bởi đây là vật liệu ảo khó xử lý đối với đơn vị xây lắp - hơn nữa đã áp dụng hệ số % Chi phí trực tiếp khác rồi! Nếu vẫn chấp nhận Vật liệu khác, Máy khác có trong định mức thì nhân định mức Vật liệu chính, máy luôn với hệ số % này. Ví dụ:
Định mức cũ:
- Máy đầm: 10 ca
- Máy ủi: 5 ca
- Máy khác: 1%
Định mức mới:
- Máy đầm: 10 ca + 1% = 10,01 ca
- Máy ủi: 5 ca + 1% = 5,01 ca
bàn thêm về việc quản lý định mức
hiện nay chính phủ đang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, tức là phần giá cả sẽ điều chỉnh linh hoạt theo thị trường và nhà nước chỉ ổn định chung. vậy để quản lý các khoản chi vốn nhà nước thì NN bắt buộc phải dựa trên ĐM. như đã giới thiệu ở trên về Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng, cơ quan QLNN có thẩm quyền phải ban hành ĐM để thực hiện. Và người đứng đầu các cơ quan NN, DNNN phải ban hành các ĐM chi phí để thực hiện nội bộ. BXD tham mưu cho CP về việc nới rộng việc QL ĐM cho các nhà thầu là rất khó thực hiện bởi mấy lý do:
- thói quen sử dụng ĐM do cơ quan NN ban hành đã ngấm sâu
- Đội ngũ làm ĐM hiện nay tại các địa phương là rất thiếu (và yếu)
- việc tổ chức lập và thẩm định ĐM là rất mất thời gian và chi phí
- có thể dẫn đến thất thoát vốn NN, hoặc ĐM quá thấp không thể thực hiện dẫn đến việc làm gian dối
hôm vừa rồi ngồi với mấy anh lái xe cho 1 Sở, các anh này than thở bác lãnh đạo đặt ĐM quá thấp. xe Civic mặc dù mới nhưng giao khoán anh lái 10L/100KM. đi đường trường, thông thoáng thì còn được, chứ gặp hôm tắc đường chắc toi. qua đó thấy rõ việc ban hành ĐM mới là không hề đơn giản