Các bác có thể tính NPV và IRR bằng công thức cho nhanh và chính xác hơn.
Các bác có thể tính NPV và IRR bằng công thức cho nhanh và chính xác hơn.
Cảm ơn bạn đã góp ý, nhưng theo mình "có nhiều cách để tìm ra lời giải của bài toán" vấn đề là tính chính xác của kết quả. Trong DAĐT không yêu cầu phải giải trình cách tính mà chỉ cần nêu công thức nên tính toán chuẩn xác là được. Về độ chính xác thì theo mình hoàn toàn giống nhau, thân!:beat:
giúp với : Cho hỏi Vốn luân lưu = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản cố định
= Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn, ý nghĩa của nó là gì ? tại sao lại lấy Nguồn vốn dài hạn – Tài sản cố định hay Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn ?????
Không nên hiểu khấu hao là chỉ tính trên giá trị tài sản cố định (máy móc, thiết bị......) vì ta vẫn tính khấu hao cho vốn đầu tư bỏ ra xây dựng các năm đầu, đó là 1 dạng khấu hao.
Việc tính khấu hao vào dòng chi phí nhằm đảm bảo tính lợi nhuận và thuế thu nhập DN đúng.
Giá trị khấu hao này thực chất sẽ triệt tiêu nhau trên dòng tiền, chỉ có phát sinh giá trị như mình đã nói ở trên.
Mình là người chuyên tính phân tích hiệu quả tài chính các dự án đầu tư xây dựng!
Các bạn cùng chao đổi nhe!
Mình đã post file xel lên mạng rồi!
Chào bạn td.bitexco. Mình đã xem file phân tích dự án của bạn (Dự án khu du lịch Van Don), mình có một số thắc mắc như sau:
1-Tại sheet huydongvon, phần tính lãi vay phát sinh trên nợ hàng năm sao bạn không tính lãi suất của phần lãi vay năm trước chưa trả được.
Ví dụ (đơn vị tính 1000 đồng)
- Năm 2005: Vốn vay: 204964; Lãi cho phần vốn này: 19677;
- Năm 2006: Vốn vay trong năm: 7983416; Vốn vay năm trước: 204964; Lãi vay năm trước: 19677. Như vậy lãi vay phát sinh trên nợ (7983416+204964+19677)*9,6%=787974. Theo như bạn tính là 786085
2-Tính NPV:
Theo mình hiểu NPV là hiện giá hiệu số thu chi hay hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại. Mình thấy bảng tính của bạn quy về thời điểm năm 0 là năm 2009. Mình có thắc mắc về dòng tiền ở những năm bạn bắt đầu bỏ vốn. Nếu quy về năm 2009 thì sao lại không tính toán chi phí trước đó theo thời gian.
3-Phần tính lợi nhuận trước thuế: Theo mình được biết thì DN phải nộp thuế trong trường hợp thu nhập chịu thuế >0. Nếu năm trước bị âm thì sẽ được bù vào năm sau. Mình thấy thuế thu nhập bạn tính là số âm và tổng thuế phải nộp không bằng 28% tổng thu nhập chịu thuế.
Rất mong những thắc mắc của mình được các bạn trong diễn đàn giải đáp giúp mình.
thanks all!
Tranh thủ lúc anh td.bitexco chưa "kịp" trả lời Em nhanh chóng nhảy vào ý kiến một tí. :D
@huongtl :
1-Tại sheet huydongvon anh ý tính như thế là đúng rồi. Tại anh ý ẩn dòng 14, để màu chữ trắng ở ô H12. Unhide đi rồi sẽ hiểu hết.
2. Còn như ms huongtl thắc mắc về chi phí đầu tư ban đầu trong dòng tiền chi khi tính NPV thì : ms huongtl hiểu như thế theo em là đúng, chính xác, thông thường thì quy ước năm 1 là năm bắt đầu vận hành dự án. Năm 0 thì là trước năm 1 :D. Theo đó cứ những đồng vốn đầu tư mà phải bỏ ra trước cả năm 0 thì phải quy về bằng hệ số chiết khấu (1+i)^t. Nhưng có cái là ở trong bảng tính của anh td.bitexco anh ý tính toán phức tạp quá ( do em không có thời gian xem kỹ, chỉ xem qua ) cho nên là làm cho người xem khó hiểu. Em xem sơ qua thì thấy là hình như anh cũng không tính theo cái nguyên tắc ở trên Em đã thưa. Nghĩa là chỉ thấy anh cộng thêm lãi vay trong Txd cho năm 2009, còn lại thì rối quá em chưa lần ra. Đại khái là phải có bảng phân bổ vốn đầu tư ( có cả lãi vay trong Txd) theo các năm. Rồi căn cứ vào đấy mà đặt vào dòng tiền chi khi tính NPV. Như thế mới chính xác
Xin lỗi các bác vì em sợ viết 1 post mà dài quá thì khó đọc. Cho nên em viết làm nhiều lần. Với cả viết nhiều lần thì em cũng được nhiều bài :D. Nhưng thực ra được nhiều bài thì cũng chả để làm gì.:p
3- Về ý thứ ba của ms huongtl :
Ms huongtl lại đúng nữa. Bảng tính của anh td.bitexco tính chỉ tiêu Lãi-Lỗ qua các năm vận hành như thế là chưa được tuyệt đối chính xác. Từ năm 2010 đến năm 2017 lợi nhuận trước thuế toàn âm (-). Nghĩa là lỗ to, lỗ thì thuế TNDN =0 (chứ không phải là không phải đóng thuế TNDN đâu nhá-vì bằng 0 nhưng vẫn nằm trong diện truy nã-còn như không phải đóng thuế là hạng VIP rồi chả ai dám động đến ). Chả những thế mà còn được chuyển lỗ.
Chuyển lỗ nghĩa là đổ phần lỗ này vào lợi nhuận trước thuế (chịu thuế) các năm tiếp theo ( theo quy định hiện hành là không quá 5 năm tiếp theo ). Ví dụ như Năm 1 lỗ, Năm 2 cũng lỗ nhưng Năm 3,4,5,6 không lỗ thì sẽ chuyển lỗ của Năm 1 sang một trong những hoặc cả Năm 3,4,5,6 ( chả ai cho chuyển sang Năm 2 vì Năm 2 cũng đã lỗ rồi-kiểu ốc không mang nổi mình ốc !). Còn Năm 2 sẽ được chuyển tương tự về các năm 3-7 (nếu 7 không lỗ). Nói tóm lại là chuyển lỗ rất lằng nhằng, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Với dự án của anh td.bitexco đây thì Năm 2010-2012 đều lỗ nhưng không được chuyển lỗ, mà chỉ được cái là thuế TNDN=0 ( thế cũng thích rồi ). Chỉ có từ Năm 2013 trở đến Năm 2017 mới có khả năng được chuyển lỗ. Mà ngay cả Năm 2013 cũng chả được chuyển hết vì Lợi nhuận trước thuế của Năm 2013 âm nhiều hơn là Lợi nhuận trước thuế của Năm 2018 dương. Thế cho nên là chỉ xem xét chuyển một phần ( có thể cho tiệt hết cả lợi nhuận Năm 2018).
Tất cả những cái lằng nhằng trên Em đều đang nói tới trường hợp mà dự án chả được miễn giảm thuế gì.
Nói chung là cái chuyển lỗ này rất lằng nhằng, khả năng cãi nhau to với bọn cục thuế.:D
Đúng đấy các bác ạ. Như em phải in đi in lại mấy lần đồ án vì cái tội coi thường thằng NPV và IRR này. Cụ thể là :
- Một số bảng tính của các anh chị em tham khảo không tính theo hàm NPV, IRR mà tính kiểu hệ số chiết khấu. Tính thế cũng được, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu dòng hiệu số thu chi (Bt-Ct) không dở chứng đổi dấu nhiều lần. Cơ mà nếu gặp phải trường hợp Bt-Ct đổi dấu quá 1 lần thì có vấn đề. Vấn đề này Em thường thấy các đồ án tốt nghiệp Em tham khảo rất hay mắc phải. Hậu quả là Em cứ y như thế làm theo và bị Thầy hướng dẫn bắt làm lại. Trở lại trường hợp khi dòng hiệu số thu chi Bt-Ct đổi dấu nhiều lần thì NPV không có vấn đề gì nhưng IRR mà cứ xác định theo cái kiểu công thức nội suy mà anh em ta hay áp đấy thì hỏng hẳn. Vì khi đấy thì PT NPV=0 sẽ cho ra nhiều nghiệm ( số nghiệm không nhiều hơn số lần đổi dấu ). Và ta phải đọc lại Kinh tế đầu tư của Thầy Chọn để mà biết cách xử lý. Em thì áp dụng cách 1. Nghĩa là ta có một dòng tiền đổi dấu hơn 1 lần thì trừ cáilần đổi dấu đầu tiên ra. Cứ lần nào đổi dấu nữa thì ta chuyển năm có hiệu B-C âm sang năm gần nhất có hiệu B-C dương với nguyên tắc là tôn trọng giá trị tiền tệ theo thời gian. Lần lượt như thế đến khi nào dòng hiệu số thu chi Bt-Ct nó êm ả xuôi một dòng thì ta áp dụng công thức nội suy tính toán như bình thường. Nhưng mà có cái là suất chiết khấu để quy đổi là bao nhiêu? Nó không phải là r đâu, mà nó phải càng gần IRR sẽ tính ra càng tốt. Như thế có nghĩa là phải có kinh nghiệm. Em thì Em chả có kinh nghiệm gì. Vì ban đầu đã trót tính toán theo kiểu hệ số chiết khấu rồi nền Em mới chữa cháy bằng cách : Tính IRR bằng hàm IRR trong Excel. Rồi lấy chính cái IRR tính được ấy để làm suất chiết khấu mà ta vừa nói ở trên. :D
Em viết dài nhưng nói chung là nói dai nói dại. Xin Anh Chị chia sẻ quan điểm của mình với chúng Em.