Theo điều 21 khoản 1 điểm a b d thì các công trình dân dụng cấp IV, công cộng IV, giao thông cấp IV thì không phải gửi hồ sơ thẩm tra. nếu các sở yêu cầu thì => trái nghị định rồi các bác nhỉ ?
em thấy tại sao các Sở k kiểm tra lại các kết quả thẩm tra do các Tư vấn thẩm tra do chủ đầu tư chọn lựa cho nó nhanh mà phải đi tự thẩm tra hay chỉ định thẩm tra làm j. Vẽ ra lắm chuyện rồi công việc chẳng đâu vào đâu, cuối cùng chẳn ai chịu trách nhiệm khi dự án chậm trễ cả
bạn kikido ơi cái đó bạn phải hỏi bác Sở XD địa phương hoặc BXD ấy, chứ a e ở đây trả lời 1 đằng mà các bác trên ấy hiểu một nẻo cũng vậy thôi. Mấy Ban QLDA đang chạy để đc khỏi áp dụng cái vụ thẩm tra theo NĐ 15 kìa, ký quyết định duyệt hợp thức hóa hồ sơ TKKT trước rồi bắt tư vấn TK sửa lại sau
Mọi người cho tôi hỏi: Tôi có một công trình đã ký hợp đồng thẩm tra TKKT-BVTC vào năm 2012. Đến thời điểm này đã có 1 báo cáo thẩm tra sơ bộ gửi trước ngày Nghị định 15/2013/NĐ-CP có hiệu lực, nhưng chưa phải báo cáo thẩm tra cuối cùng, hồ sơ thiết kế cũng chưa được phê duyệt. Vậy sau ngày 15/4 ngày mà NĐ 15 có hiệu lực thì tôi có phải gửi hồ sơ thiết kế cho cơ quan QLNN thẩm tra không?
Các bạn cho hỏi từ ngày Nghị định 15/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì chi phí thẩm tra thiết kế (kỹ thuật hoặc BVTC) thì tính như thế nào đây?
Chi phí thẩm tra thiết kế của nhà thầu tư vấn? chi phí thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước?
Bộ xây dựng đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác thẩm tra thiết kế theo NĐ15/2013/NĐ-CP. Các thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp khi thông tư hướng dẫn ra đời. Bạn có thể theo dõi mọi người tranh luận tại đây
Khi chủ đầu tư ký hợp đồng với tư vấn thiết kế thì ông thiết kế đã được ứng trước một khoản tiền rồi (điều 15, Nghị định 48 tối thiểu là 25%, nhiều ống CĐT còn cho ứng cả đến 50%), sau khi thiết kế xong, giao cho chủ đầu tư ông cũng sẽ được ứng tiếp (nếu hợp đồng có chia các giai đoạn ứng lần 1, lần 2). Vì thế nếu nghiệm thu rồi mới chuyển đi thẩm định thì các ông tư vấn được thanh toán khoảng 90%, lúc đó mà gọi các ông ấy vào sửa hồ sơ thì đúng là " thả gà ra đuổi" thôi.
- Mặc dù hiện tại không có quy định mvề mức tạm ứng tối đa, nhưng theo quy định thì phải thu hồi hết tạm ứng khi thanh toán đến 80% giá trị hợp đồng, có nghĩa là tạm ứng tối đa 80%. Mức tạm ứng chủ đầu tư phải tính toán sao cho việc thực hiện dự án là hiệu quả nhất (nếu tạm ứng lớn hơn mức tối thiểu thì phải chỉ ra là mức tạm ứng lớn hơn đó mang lại hiệu quả gì cho dự án, tuy rằng thực tế không như vậy)
- Nghiệm thu xong không có nghĩa là đã thanh toán xong đâu bạn
- Việc chỉnh sửa hồ sơ dự án theo ý kiến thẩm định là một phần của hợp đồng tư vấn lập dự án nên việc thực hiện là bắt buộc, nếu không sẽ bị phạt hợp đồng, bị kiện ra toà (vì không thựchiện đúng các điều khoản đã ký kết)
Mà không tư vấn nào muôn làm mất lòng chủ đầu tư nếu tư vấn đó muốn giữ uy tín và đảm bảo làm ăn lâu dài
- Tại Ban QLDA nơi mình làm việc, tư vấn thiết kế đã thanh toán 100% giá hợp đồng (kể cả điều chỉnh giá) nhưng trong việc xử lý kỹ thuật phát sinh khi thi công họ vẫn thực hiện mà không hề đòi tiền (họ bảo làm vì quan hệ), thậm chí phòng mình thẩm định còn hành lên hành xuống họ vẫn làm ok (Ban mình được CĐT uỷ quyền gần như hết các công việc của CĐT).
- Như bạn nói "thả gà ra đuổi" có vẻ không hợp lý cho lắm, người "thả gà ra đuổi" có lẽ là nhà thầu mới đúng vì hiện nay nhiều nhà thầu thực hiện thiết kế, thi công khi chưa có hợp đồng, chỉ là CĐT bảo làm thì làm (ở mình phổ biến là như vậy), anh không làm thì có khối anh đang muốn làm kia kìa. Cái này tuy không đúng luật, nhưng lại là sự thật, không biết Nhà nước mình sẽ có quy định hay biện pháp gì để khắc phục không, bản thân mình thấy cũng khá là bất cập.
Bạn hiểu sai rồi. Nghị định 48/2010 có nói rõ là mức tạm ứng từ 20-50% trừ các trường hợp đặc biệt cấp bách ( công trình chống lũ ...) thì người quyết định đầu tư quyết định về mức tạm ứng. Thu hồi tạm ứng khi hoàn thành 80% khối lượng thì ok rồi!
Trên lý thuyết điều bạn nói là đúng, nhưng đơn vị tư vấn thường có quan hệ với các sếp cấp cao, khi chỉnh sửa hồ sơ yêu cầu nó khó lắm, nếu không thì thời gian rất lâu rồi sau đól ại đổ lỗi cho đơn vị thẩm tra. Phần tiền còn lại họ coi lúc nào lấy cũng đươc, còn việc thì do quan hệ. Việc kiện nhau ra tòa chắc hiếm khi xảy ra.
Người ta nói phải xác định nhiệm vụ thiết kế chứ không phải phê duyệt, ở đây có sự chơi chữ rất rõ ràng. phê duyệt hay làm thế nào để xác định là việc của Chủ đầu tư (điểm b khoản 2 điều 57 Luật xây dựng).
Trước đây, để xác định nhiệm vụ thiết kế, chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt (1 hình thức để xác định), bây giờ thì có ra QĐ nữa hay không không quan trọng. Cái cần là: CĐT phải xác định nhiệm vụ thiết kế để cho tư vấn có cơ sở triển khai
Chủ đầu tư phải phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, cụ thể tại khoản 2, điều 2, TT10/2013: "2. Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư có thể ủy quyền cho ban quản lý dự án (trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án) hoặc tư vấn quản lý dự án (trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án) thực hiện một hoặc một số các nội dung nêu tại Khoản 1 Điều này, trừ các nội dung sau: phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình, ..."
Còn về nghiệm thu thiết kế thì phải sau khi phê duyệt thiết kế, theo điểm d, khoản 1, điều 15 TT10/2013, thì căn cuwsd để tiến hành nghiệm thu thiết kế là: "Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt".
Mình đồng ý với ý kiến này, với các công trình cấp IV thì không chịu sự ảnh hưởng của Nghị định số 15/CP và chúng ta vẫn làm các bước như cũ, Chủ đầu tư không cần gởi hồ sơ về Sở quản lý mà có thể thuê Tư vấn thẩm tra để làm căn phê duyệt.
Tuy nhiên mình khác với ý kiến SMod naat cho rằng CĐT phải tổ chức thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở. Vì trích Mục 2, Điều 14 của Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình về việc:Như vậy, khi Chủ đầu tư không đủ năng lực để thẩm định thì sẽ thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toán công trình thì nội dung thẩm tra như nội dung thẩm định của chủ đầu tư. Theo đó, Chủ đầu tư sẽ căn cứ vào kết quả thẩm tra dự toán của đơn vị Tư vấn để ra Quyết định phê duyệt, không cần phải thẩm định lại nữa. Mặt khác, nếu Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định lần nữa thì cũng phải lập Tổ tư vấn thẩm định có đầy đủ chức năng, bằng cấp chứng chỉ mới thẩm định được (điều này là không thể bởi Chủ đầu tư không có chức năng nên ngay từ đầu đã phải thuê Tư vấn thẩm tra rồi).Trích dẫn:
Thẩm định, phê duyệt dự toán công trình:
2. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định dự toán công trình. Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toán công trình thì nội dung thẩm tra như nội dung thẩm định của chủ đầu tư; chi phí thẩm tra được xác định trên cơ sở định mức chi phí tỷ lệ hoặc bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Như vậy kết luận, khi Chủ đầu tư không đủ năng lực mới phải thuê thẩm tra để làm căn cứ phê duyệt thì Chủ đầu tư sẽ không cần phải thẩm định lại nữa. Đơn vị Tư vấn thẩm tra sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về báo cáo thẩm tra của mình.
Chào bạn, bạn nghiên cứu thêm câu trả lời của SMod ks.thanhtan có liên quan về chi phí thẩm tra của cơ quan quản lý nhà nước: Link: http://www.giaxaydung.vn/diendan/sho...l=1#post381434
Bạn chưa đọc đến khoản 14 mà mới chỉ đọc đến khoản 6 thôi à?
KS.thanhtan định nói điều gì? là thẩm định thiết kế hay thẩm định dự toán? tại sao thẩm định thiết kế lại trích dẫn TT 04/2010/TT-BXD?
Trong quá trình thẩm định, khi cần thiết chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra các nội dung phục vụ thẩm định, phê duyệt thiết kế (TT 13/2013/TT-BXD).
thẩm tra thiết kế là phục vụ công tác thẩm định, không phải là thay thế công tác thẩm định thiết kế