Về phần Thiết kế cơ sở: Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến, nhưng trách nhiệm thẩm quyền thế nào, lấy ý kiến ra sao vẫn phải chờ Bộ Xây dựng ra Thông tư quy định cụ thể.
Xem bảng in
Về phần Thiết kế cơ sở: Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến, nhưng trách nhiệm thẩm quyền thế nào, lấy ý kiến ra sao vẫn phải chờ Bộ Xây dựng ra Thông tư quy định cụ thể.
Việc này cũng ko có gì lạ hết, em thấy CĐT tổ chức "đấu thầu thiết kế cho anh em ngay trên bàn nhậu luôn" Em thấy chưa thoải mái lắm đâu, Chứng chỉ thì nhiều mà chất lượng thì vẫn thế. Người thiết kế 1 đường, người ký 1 nẻo chỉ có % và % là đều đặn và chuẩn mực thôi. haizz:">
Điều 19. Giấy phép xây dựng công trình
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
có bác nào biết cơ quan nhà nước có thẩm quyền là những cơ quan nào kô ah?
xin ý kiến của các bác,e trân thành cảm ơn!
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây được hiểu là cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý và phê duyệt qui hoạch. Cụ thể bạn xem tại TT số 19/2008/TT-BXD và TT số 07/2008/TT-BXD bạn sẽ biết được ứng với từng loại, tính chất và qui mô của đồ án sẽ có từng cấp phê duyệt. Chi tiết bạn xem tại hai thông tư đó.
Các tiến bộ của NĐ 12 sơ với NĐ16 và NĐ 112:
1. Phân loại dự án theo quy mô ( tổng mức đầu tư nâng lên tại mỗi nhóm)
2. Xác định chủ đầu tư ( người quản lý, sử dụng tham gia QL từ đầu, điều kiện của CĐT# điều kiện năng lực chuyên môn, uỷ thác đầu tư , người QĐ đầu tư cũng là CĐT )
3. Thẩm định dự án và TKCS: Cơ quan đầu mối TĐDA đến CQ QLXD và CQ liên quan ( trước đây CQ QLXD thẩm định TKCS phải lấy ý kiến CQ liên quan khác)
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư:
chủ tịch UBND huyện được QĐ dự án do ngân sách cấp trên hỗ trợ không hạn chế 5 tỷ(trước đây =<5tỷ) tương tự cấp xã ko hạn chế 3 tỷ
5. Báo cáo KTKT (TMĐT ko có tiền đất, thẩm định của người QĐĐT vàthamr định CĐT)
6. ĐIều chỉnh dự án: thêm phần biến động giá hoặc chính sách thay đổi.(NĐ 112 bỏ phần này do đã có dự phòng trượt giá, nay sau đợt khủng hoảng vừa rồi phải đưa vào lại)
7. Thi tuyển kiến trúc: đối tượng chỉ công trình quy mô lớn, có y/c kiến trúc đặc thù( trứoc đây là trụ sở cấp huyện trở lên). thẩm quyền là Người QĐĐT(trứoc đây là theo PL). Hình thức :thi tuyển và tuyển chọn ( trước đây chỉ có thi tuyển), người trúng tuyển được làm dự án, TK XDCT
8. Các bước thiết kế : trứoc đây chỉ có 3 bước: TKCS, TKKT và TKBVTC NĐ12 bây h có thêm bước thiết kế khác ( chủ yếu phục vụ các bản vẽ chuyên ngành) để phù hợp với thông lệ, dự án quốc tế như : Concept design , basic design , FEED, ...
9.Giấy phép xây dựng: miễn cấp phép ngoài 6 nhóm theo NDD cũ bây h có thêm 2 nhóm công trình thuộc khu chế xuât và khu công nghệ cao. Thẩm quyền cấp phép ngoaid SXD cón có tỉnh, huyện, xã
10. xử lý KL phát sinh: bỏ khái niệm TDT, CĐT qđ dưới TMĐT, trên TMĐT là ng QĐĐT
11. Quản lý dự án: phân biệt BQLDA của cấp QĐĐT khác với cấp CĐT. Kinh phí hoạt động trích từ dự án (ko lấy kp ở ngồn khác), QL nhiều dự án, TM < 7 tỷ ko phải lập BQL
12. Điều kiện năng lực
13. Giám sát đánh giá đầu tư
14. Phá dỡ công trình
Mọi người tiếp tục cho ý kiến. :D
Theo điểm c,d điều 12 của ND12/2009/ND-CP thì giờ chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư các DA nhóm A,B,C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các DA nhóm B,C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
d) tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định cụ thể cho chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các DA có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.
Vậy đến nay như vậy thì ngay đến chủ tịch UBND xã cũng được quyết định đầu tư các dự án nhóm A nếu trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách.
Mình thấy việc thẩm định dự án đầu tư như vậy đôi lúc sẽ có những bất cập ở chỗ là:
+ Giả sử là DA do UBND cấp huyện hoặc cấp xã quyết định đầu tư thì đơn vị đầu mối thẩm định DA là đơn vị có chức năng quản lí ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.---> Giả sử ở cấp xã là bên kế hoạch ngân sách xã là đầu mối.
và đơn vị đầu mối thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến về TKCS của cơ quan quản lí nhà nước theo quy định tại khoản 6 điều 10 và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định DA.
thấy rằng chủ yếu là đơn vị đầu mối đi lấy ý kiến của cơ quan liên quan đến TKCS, còn việc về phần đánh giá DA đầu tư không thấy có nói cụ thể? Nếu để cho mấy ông ngân sách xã, tài chính kế hoạch huyện làm việc này liệu có đảm bảo hiệu quả không?Trình độ của họ có thể cũng không đáp ứng được+Chuyên môn về chuyên nghanh không đảm bảo thì làm thế nào?
Nhưng nếu tình hình ở địa phương đấy tài chính mạnh, Và chủ tịch UBND tỉnh quy định cụ thể cho UBND cấp huyện và xã được quyết định đầu tư DA lớn có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Có thể là do quan hệ, các ông huyện ông xã được cấp một khoản tiền lớn và quyết định đầu tư DA đó. Sau đó lại còn cả khâu quản lí DA đó nữa. Rồi đến khi cấp quyết định đầu tư là các ông xã, ông huyện quyết định chủ đầu tư xây dựng công trình nữa....Mà theo ND còn yêu cầu về năng lực của các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng nữa. Các ông huyện ông xã như em thấy ở chỗ em kể cả các phòng ban làm sao mà đảm bảo năng lực theo quy định đây?Chẳng nhẽ cái gì các ông ấy cũng đi thuê tư vấn để giúp việc thì cũng...!Lại còn chuyện chủ tich UBND như là xã chẳng hạn: có ông chỉ học hết lớp 4 thì ...Ôi em thấy đau đầu quá!
Về việc có 2 () bên cạnh Báo cáo đầu tư và Dự án đầu tư có thể do đối với các dự án ODA tài trợ bởi nhóm 5 ngân hàng ADB, World bank, JBIC, NH tái thiết Đức, Cơ quan phát triển Pháp thỏa thuận vẫn giữ các bước lập báo cáo cũ. Việc này được thể hiện trong Quyết định 48/2008/QĐ-TTg ngày 3/4 của Thủ Tướng Chính phủ. Mời các bác tìm tìm đọc.
minhtuong thân mến!theo tôi được biết:
1.Theo NĐ 16 thì quy trình thẩm định DAĐT thì CĐT trình HSDA trong dó có TKCS cho cô quan đầu mối TĐ;cơ quan này chuyển HSDA cho cơ quan QLXD(Sở XD và Sở XD chuyên ngành) và các cơ quan chuyên môn liên quan;rồi sau đó cơ quan QLXD sau khi nhận HSDA để TĐ TKCS lại đề nghị các cơ quan liên quan có í kiến tiếp. Như vậy,một số cơ quan chuyên môn phải 2 lần có í kiến:một cho DA,một cho TKCS-mất thời gian và CĐT tha hồ mà 'chạy'.
2.Vì vậy theo NĐ 12(được biết khi dự thảo của BXD trình là TĐ TKCS được thực hiện đồng thời với việc TĐ DAĐT nhưng thủ tướng xoá chữ đồng thời mà thay bằng chữ cùng lúc)mục đích bỏ bước cơ quan QLXD lý í kiến của các cơ quan khác mà chỉ có cơ quan đầu mối TĐ lấy í kiên một lần,các cơ quan QLXD có trách nhiệm TĐ TKCS.;trường hợp khác có thể thuê tư vấn TĐ.
Vậy là thủ tục hành chính đã giảm,CĐT đỡ khổ!
Có ai có bản tiếng Anh của NĐ này cho mình xin với.
Nghị định này thay thế Nghị định16/2005 nhưng sao không thấy nói gì đến Mục 6: Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình tại điều 41, 42 về tạm ứng và thanh toán nhỉ. Ai biết chi mình với
Việc này đã làm giảm bớt thủ tục hành chính trong bước thẩm định phê duyệt dự án.
Theo mình biết hiện tại Bộ xây dựng đang soạn thảo thông tư hướng dẫn nghị định 12. Trong đó có quy định "nếu cần thì chủ đầu tư thì có thể trực tiếp đến các cơ quan chuyên môn xin ý kiến về thiết kế cơ sở thay cho cơ quan đầu mối thẩm định dự án Lưu ý: Nhưng việc này chỉ mới là dự thảo, việc có thực hiện được như thế ko phải chờ văn bản chính thức mới có thể biết được
Nhưng mong rằng sau này thông tư hướng dẫn có quy định như thế! Các bác CĐT có thể chủ động hơn để dự án của mình có thể được phê duyệt nhanh hơn!
Thân chào bạn!
Tôi thấy dự thảo không nên để chủ đầu tư phải đến các cơ quan chuyên môn để lấy í kiến đối với thiết kế cơ sở-vậy là có địa chỉ để các cơ quan chuyên môn "bày-vẽ"rồi!Không phong bì,không nhậu,khôngcắt tóc thì khó lòng qua khỏi "cửa khẩu" này.Xin lỗi-thực tế mà,qua sông phải lụy đò-không tiêu cực chút nào.Tôi đã có lần,đích thân một đồng chí PCT UBND tỉnh nói:cần gì cứ alô cho đồng chí nhưng mà không dám gọi mà cắn răng "kính thưa" các chỗ vướng ,nếu không anh,em khó nói chuyện được sau này.Vì vậy,CĐT trình thì để cơ quan đầu mối TĐ lấy í kiến,không để CĐT phải chạy-giảm thủ tục hành chính mà.Vừa qua ,bà Phạm Chi Lan cố vấn Thủ tướng nói gì về việc cố tình tạo kẽ hở của một số cơ quan tham gia soạn thảo Luật?
Admin nguyentheanh sẽ tham dự cuộc Hội thảo về Nghị định này do Viện Kinh tế Xây dựng tổ chức. Các bạn có thắc mắc gửi đến cuộc hội thảo có thể xem hướng dẫn tại đây:
http://giaxaydung.vn/diendan/tin-tuc...html#post78844
Tôi mới mua tập Hướng dẫn thi hành Luật xây dựng do Vũ đình Khang sưu tầm và hệ thống, trong đó coa Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009. Trong khi đó tôi Dowload trên diễn đàn "giaxaydung.vn thì lại nghi là ngày 10-02-2009. Vậy có Bác nào biết cho hỏi Nghị định ban hành ngày 10 hay 12.
Các bạn đã từng...khóc với NĐ16 về tổng mức đầu tư (TMĐT) khi lập hồ sơ BCKTKT thì nay có thể ăn mừng vì NĐ12 đã tháo gỡ nỗi bức xúc đó . Có hai điểm chính là :
1 / Công trình có TMĐT tới 15 tỷ đồng chỉ cần lập BCKTKT
2 / Tổng mức đầu tư không bao gồm tiền sử dụng đất .
( Điều 13 - mục 1 - b )
- Theo NĐ16 nếu TMĐT vượt 7 tỷ đồng mà tổng chi phí gồm Chi phí Xây lắp + Chi phí thiết bị + Chi phí khác + Chi phí dự phòng chưa tới 7 tỷ đồng thì phải lập dự án đầu tư .
- Theo NĐ12 nếu TMĐT vượt 15 tỷ đồng mà tổng chi phí gồm Chi phí Xây lắp + Chi phí thiết bị + Chi phí khác + Chi phí dự phòng chưa tới 15 tỷ đồng thì chỉ cần lập BCKTKT khỏi phải lập dự án đầu tư .
Từ nay chúng ta yên tâm khỏi phải lo các chi phí về đất làm đội TMĐT qua ngưỡng lập hồ sơ Dự án đầu tư rất đỗi nhiêu khê , nhiều khi dự án bị phá sản vì lỡ kế hoạch , vì không đủ tiền đền bù v.v...
Chính xác thì ngày ban hành là 12/2/2009, ngày có hiệu lực là 02/4/2009 vì ngày 01/4 là ngày nói dối nên chính phủ chỉnh sửa
Gởi các bác file so sánh sự khác nhau giữa nghị định 16/2005/NDD-CP và nghị định 12/2009/NĐ-CP của tác giả Lê Văn Thịnh - Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình 1 - Cục giám định nhà nước!
Ngược dòng lịch sử một tí, trước đây (NĐ52/1999) để quản lý nguồn vốn NSNN, khi ĐTXDCT, NN quy định thành lập các Ban QLDA để thực hiện, qua thời gian dài tích lũy kinh nghiệm các Ban này dần trở nên chuyên nghiệp có thể đảm đương toàn bộ quá trình từ giai đoạn đầu đến khi kết thúc dự án chỉ có mỗi việc là không được quyền quyết định đầu tư hoặc quyết định điều chỉnh dự án;
Đùng 1 phát PMU 17+1 vỡ, BXD vội vàng tham mưu Cho Chính phủ ban hành NĐ16 rồi lại đến NĐ112, thậm chí cả TT02 và nhiều lắm lắm...nhằm định nghĩa lại Chủ đầu tư và vai trò các Ban QLDA theo hướng "thả gà ra vườn", Ban QLDA chỉ được thành lập sau khi có dự án và do chủ đầu tư thành lập và hậu quả như thế nào ? Không khả thi ! hãy xem lại số liệu báo cáo việc giải ngân của các địa phương thì biết, rất thê thảm vì không còn đội ngũ làm công tác QLDA có kinh nghiệm nữa, xã hội trở nên rối loạn và cụ thể nhất là chỉ mỗi việc điều chỉnh hợp đồng do có sự biến động giá mà phải hết thông tư này đến thông tư kia, hết văn bản này đến văn bản kia, đến bây giờ (03/2009) vẫn chỉ phê duyệt tạm, hệ thống các ban QLDA được thành lập theo NĐ16, NĐ112, TT02 đã bộc lộ sự kém hiệu quả.
Nay thì BXD lại tham mưu cho CP ban hành NĐ12 nhằm cứu vãn cho bế tắc trên lại cho phép người QĐ ĐT có thể "Ủy thác" cho "đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư" việc này thoáng nghe rất nuột nà nhưng về bản chất lại quay về điểm xuất phát (NĐ52/1999) tức các Ban QLDA có thể làm chủ đầu tư.
Vấn đề muốn nói ở đây là Kính mong những vị hoạch định sách lược tham mưu cho Chính Phủ ta nếu có thí điểm thì khoanh một vùng nho nhỏ để thí điểm đừng xem quốc gia đại sự là việc giỡn chơi, thí điểm nữa.
em tâm đắc bài này quá, em chuyên QLDA cho nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước hay tương tự nên tương đối thoải mái hơn. Tuy nhiên cũng thấy hệ thống văn bản dưới luật thật vô cùng rắc rối, Thôi thì đành quyết chơi tới cùng vậy, cho dù vài tháng sau cái Thông tư hướng dẫn có khi lại "bóp lại, siết chặt lại " như cách nói của ai đó...
"GĐ dự án phải có bằng chuyên nghành phù hợp , có chứng chỉ văn bằng QLDA" như vậy nhất hiết phải học nghành Xây dựng, kiến trúc hay còn nghành học nào được coi là phù hợp nữa?? Em học ngành kinh tế ra nhưng làm nghề này lâu rồi, có một số kinh nghiệm vì từng Phụ trách những dự án dân cư vài trăm hecta. Em hiểu là đây là quy định với những dự án có nguồn từ ngân sách nhà nước hoặc tương tự đúng không a??? Em đang học Cao học Quản lý dự án của Mỹ tại VN. Như vậy sau khi Tốt nghiệp có được coi là phù hợp không? hiện giờ em có văn bằng về QLDA do BXD cấp rồi.
Cho mình hỏi với.
Mấy Bác Bộ soạn thế nào mà mình chẳng hiểu việc đầu tư xây dựng đối với những dự án không sử dụng vốn NSNN sẽ thực hiện như thế nào? có cần thẩm định thiết kế cơ sở không? vì lẽ j mà mình hỏi như vầy, này nhé :
NĐ12 chỉ nêu nội dung quản lý NN đối với những DA sử dụng vốn NS, trước đây NĐ16, 112 cũng nói vậy tuy nhiên hai cái này có quy định về cơ quan có thẩm quyền thẩm định TKCS vì vậy những dự án không sử dụng NSNN trước đây còn biết đường vác hồ sơ đến cửa các cơ quan này, nay thì hết biết luôn và nếu có vác lại chỗ cũ thì các cơ quan này bảo họ hết thẩm rồi, đi chỗ khác chơi ! thật rối nhỉ; Họ mà không thẩm định giúp thì đến khi xin phép xây dựng Lão cấp phép vẽ cho một cái vòng tròn thì chỉ còn nước vất hồ sơ, khi ấy mà sửa hồ sơ cho phù hợp với các loại quy định thì mấy anh tư vấn và chủ đầu tư giải khát bằng mồ hôi mất.
Thế mới thấm thía sự cần thiết trước khi cải cách thủ tục hành chính thì phải cải cách con người trước. Các Bác nhà Bộ cứ cải cách ngẫu hứng như thế này mãi chắc rồi có lúc loạn.
Nãy zừa máu quá nên quên, nếu mình hiểu chưa đúng xin chỉ záo thiêm (phải cải cách mình chứ !)
Mình cũng biết vậy nhưng sự việc như thế này : Theo NĐ12, Sở KHĐT sẽ làm đầu mối và lấy ý kiến các Sở chuyên ngành về TKCS nhưng quy định này chỉ đối với các DA sử dụng vốn NSNN thôi. Còn đối với DA khác thì không thấy quy định quản lý như thế nào, nếu vác lại Sở KHĐT thì họ bảo họ chỉ làm đầu mối DA sử dụng vốn NS thôi còn nếu tự mang lại các Sở XD, GT thì họ bảo vác lại ông đầu mối rồi họ mới cho í kiến j j đó. Vất vả lém ban ạ.
Xin chỉ thêm.
Theo quan điểm của mình thiết kế cơ sở vẫn phải được thẩm định. Tại điều 10 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP đã qui định rõ:"Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này" mà qui định tại khoản 6 điều 10 ghi là thẩm định thiết kế cơ sở. Vậy nên theo quan điểm của tôi, thiết kế cơ sở vẫn phải được thẩm định, nó diễn ra đồng thời với việc thẩm định dự án và do đơn vị đầu mối thảm định dự án làm, chủ đầu tư không phải làm thẩm định thiết kế cơ sở riêng.
Còn đối với dự án có vốn ngoài ngân sách thì thiết kế cơ sở vẫn phải được thẩm định. Ai đi làm việc đó thì do Người quyết định đầu tư phân công.
Tôi chưa hiểu là thủ tục thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 10 thì nói chủ đầu tư tổ chức thẩm đinh, và lấy ý kiến các cơ quan nhà nước. Vậy tại sao tại điều 9 của nghị định về hồ sơ thẩm định lại có thêm tờ trình thẩm định của chủ đầu tư? ai trình?trình ai bây giờ? nếu là trình cơ quan nhà nước thì chỉ là trình lấy ý kiến thôi chứ? đó là tôi hỏi về vốn ngoài ngân sách, còn vốn trong ngân sách chẳng lẻ chủ đầu tư là UBND Tỉnh lại đi trình Sở thẩm định? nghe có vẽ kỳ quá.
Xin làm rõ thêm chi tiết này:confused::confused:
Chào bạn
Việc lập, thẩm định, phê duyệt DA ĐTXD Nhà nước chỉ quản lý đối với DA sử dụng vốn NSNN. Để quản lý, NĐ12 quy định cơ quan đầu mối thẩm định dự án (trong đó có TKCS), cơ quan đầu mối có trách nhiệm lấy ý kiến TKCS cùng luc với việc thẩm diịnh nội dung dự án. Tuy nhiên do chỉ quy định quản lý đối với DA sử dụng vốn NS, các dự án khác (tùy theo nguồn và tỷ trọng góp vốn), chủ đầu tư tự quyết định về nội dung dự án, việc tự quyết định này cũng có thể thấy rằng DA tư nhân có thể khác so với DA dùng vốn NS vì vậy chắc chắn là dự án tư nhân sẽ không có việc thẩm định gì hết (Các ông tư nhân chớ vội mừng, chờ đến khi cấp phép xây dựng sẽ rõ) còn muốn "lấy í kiến" thì vô tư ! Luật xây dựung có quy định rồi, các cơ quan QLNN phải cung cấp thông tin cần thiết cho dự án (xin lưu ý : chỉ là cung cấp thôi nhé, các ông sử dụng vào mục đích gì thì hồi sau sẽ biết);
còn nếu trường hợp UBND Tỉnh làm chủ đầu tư thì có hai cách : 1/ Thành lập Ban QLDA và ủy thác cho nó làm chủ đầu tư khi đó ông này sẽ trình. Hợp lệ chứ bạn ?; 2/ Nếu dự án có vốn dưới 07 tỷ, chủ đầu tư tự thực hiện thì khi đó thay vì tờ trình thì thay thế bằng văn bản đề nghị thẩm định. Việc này cũng không có gì sai đâu bạn vì tại địa phương UBND là cấp chính quyền cao nhất thì cái việc thay thế mẫu tờ trình bằng văn bản chỉ là việc cỏn con thôi.
Có 1 số điểm mới theo NĐ12 mà tôi tham khảo từ cán bộ VKT, mọi người xem thử nhé.
Ngoài ra công ty chúng tôi cũng tổ chức lớp phổ biến điểm mới của NĐ12 vào ngày 28/03 (1 ngày) tại trường ĐTCB Lê Hồng Phong với mức học phí 300k/học viên. Bác nào quan tâm thì liên hệ với chị Phượng 0985.85.1102 để biết chi tiết.
Cám ơn các bác đã quan tâm./.
Mình không nhất trí với quan điểm này lắm. Theo mình vấn đề ở chỗ chủ đầu tư và BQLDA có quá nhiều sự ràng buộc lẫn nhau.
Theo mình những vấn đề gây ra bởi Ban QLDA là do năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư không được thể hiện tốt, các chủ đầu tư đã giao phó, mặc cho các ban QLDA muốn làm gì thì làm, vượt cả quyền chủ đầu tư. Hoặc chủ đầu tư giao cả những công việc mà BQLDA không đủ năng lực để đảm nhận (người của ta làm thì dễ hơn :D), trong khi lại thiếu kiểm tra, giám sát (nhiều khi người của chủ đầu tư là người của BQLDA hay ngược lại mất rồi, lấy đâu mà giám sát:D).
Kể từ Nghị định 112 thì nhiệm vụ và quyền hạn của BQLDA đã thay đổi rất nhiều so với Nghị định 16, các BQLDA đã được ĐẶT ĐÚNG CHỖ hơn. Nghị định 12 bây giờ vẫn giữ nguyên các qui định về quyền hạn của BQLDA đã qui định từ Nghị định 112.
Trích dẫn:
Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
Theo mình thì Ban QLDA là Ban QLDA, chứ không nên để BQLDA làm chủ đầu tư.Trích dẫn:
Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.
Cách tốt nhất, đó là phát triển hình thức tư vấn QLDA. Muốn thế phải phát triển doanh nghiệp tư vấn QLDA chuyên nghiệp.
Mình cũng đang tìm hiều về Nghị định 12/2009/NĐ-CP, đúng là Thuyết minh dự án và Thiết kế cơ sở là 1 phần của Hồ sơ trình thẩm định Dự án ĐTXDCT (theo Điều 9 của NĐ này).
Tuy nhiên bạn cho rằng 2 phần này do 2 đơn vị khác nhau thẩm định là không đúng. Thuyết minh DA và TKCS chỉ là một phần của DA đầu tư XDCT, do đó theo Điều 10 của NĐ này thì đầu mối thẩm định DA là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tham gia ý kiến khi có yêu cầu mà thôi.
Hơn thế nữa bạn cho rằng phải thẩm định xong thiết kế cơ sở thì mới có kết quả Tổng mức đầu tư cũng không đúng, bạn nên nhớ rằng TKCS và Tổng mức đầu tư là cùng một bộ hồ sơ, khi thẩm định DA thì phải có cả TKCS và Tổng mức đầu tư (cũng giống như: khi đơn vị tư vấn thiết kế thiết kế một công trình nào đó thì đó bao gồm: Bản vẽ thiết kế và dự toán thiết kế).
Và theo điều 8, thiết kế cơ sở được lập trên cơ sở của phương án thiết kế đã được lựa chọn do đó việc thay đổi phương án thiết kế là ít có thể xảy ra.
Và một điều nữa, nếu bạn xem trong Nghị định 99/2007/NĐ-CP về Quản lý chí phí đầu tư xây dựng, việc lập tổng mức đầu tư có nhiều cách (như Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu; hay tính trên cơ sở của DA có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tư ...) chứ không nhất thiết là phải theo Thiết kế cơ sở.
Trên đây là quan điểm của mình, mong nhận được sự góp ý của các bạn. Thanks!
Tôi tham gia ý kiến với bạn về vấn đề này như sau:
- Tôi thấy điều 9, điều 10 chẳng có gì là bất hợp lý cả, chỉ có điều bạn chưa hiểu mà thôi.
- Tờ trình thẩm đinh dự án chỉ là một thủ tục hành chính mà thôi. Chủ đầu tư là người phải lập DA-ĐTXDCT và sau đó trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. Và đầu mối thẩm định là đơn vị chuyên môn thuộc cấp quyết định đầu tư.
Như vậy Chủ đầu tư sau khi lập xong phải làm tờ trình cho đơn vị chuyên môn thuộc cấp quyết đinh đầu tư thẩm định sau đó người quyết định đầu tư mới xem xét phê duyệt.
Theo các bác khi ND912 có hiệu lực thì cán bộ công chức nhà nước có được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế và giám sát không ?
ND13 mà có ra thì Công chức cũng không được hay nói cách khác là không thể làm đâu vì nếu công chức NN hay cụ thể hơn là các vị ở các Sở XD, GT hoặc KHĐT mà làm thì không thể có sự công bằng trong cạnh tranh nguồn công việc được còn nói về chi tiết thì khi tham gia các loại công tác này thì các vị này làm vào lúc nào? chả nhẽ chỉ giám sát vào ngày nghỉ? còn nếu ngày thường mà các vị này ký biên bản nghiệm thu thì hóa ra các vị này vi phạm giờ giấc làm việc công sở à? Theo mình chắc không có việc như bạn tưởng tượng đâu.:))