1 đính kèm
về việc chủ đầu tư sửa định mức
Trích dẫn:
Gửi bởi
Đinh Tấn Linh
Trong nghị định 85 cũng có quy định.
Hiện nay một số đơn giá dự thầu chiết tính của nhà thầu có những định mức khác so với các bộ định mức của Bộ Xây dựng công bố. Còn có một số chủ đầu tư cố gắng hiệu chỉnh lại cho đúng với các định mức đã được công bố. Nhưng điều này là chưa đúng.
Việc áp dụng định mức dự thầu như thế nào của quyền của nhà thầu. Kể cả vấn đề khi giá của nhà thầu dự thầu bỏ giá thấp hơn giá của loại vật liệu tại thời điểm dự thầu nhiều.
Tóm lại, khi dự thầu chủ đầu tư chỉ hiệu chỉnh các lỗi sai về số học là chủ yếu. Việc định mức, giá như thế nào là việc của nhà thầu, đảm bảo rằng thấp hơn giá gói thầu được duyệt là ổn.
Đôi điều trao đổi, mong các bác góp ý thêm nhé.
hiện nay Nghị định 112/2009/NĐ-CP cũng đã quy định việc nhà thầu được sử dụng định mức riêng cho phù hợp với thực tế.
Tuy nhiên lại phải nhấn mạnh với các bác là, các CĐT mà đã phải tuân theo Luật đấu thầu, tức là sử dụng vốn nhà nước thì lại bị điều chỉnh bởi các Luật khác, nếu mà làm sai định mức thì mất chức, đi tù như chơi.
em xin trích dẫn ở đây Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật này chưa sửa thì các bác đừng mong CĐT được thoải mái:
" khoản 2 Điều 3 Giải thích từ ngữ
2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
Điều 5. Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời định mức, tiêu chuẩn, chế độ để làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế và khả năng của ngân sách nhà nước; được công khai đến các cơ quan, tổ chức và đối tượng thực hiện.
3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực được giao quản lý và trong cơ quan, tổ chức mình.
2. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 7 của Luật này. Khi nhận được tin báo của công dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và phải trả lời bằng văn bản cho người đã phát hiện.
3. Xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
4. Gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về tình trạng lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.
Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Thực hiện công vụ được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Sử dụng tiền, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công, kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền
Điều 29. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình phải căn cứ vào định mức, đơn giá, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải phù hợp với thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt. Nghiêm cấm điều chỉnh tổng dự toán công trình trái với pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình, phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán công trình và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây lãng phí thì bị xử lý kỷ luật.
Điều 30. Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư1. Dự án đầu tư phải được thông báo công khai việc mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát. Nghiêm cấm việc thông đồng giữa các tổ chức, cá nhân dự thầu hoặc giữa tổ chức, cá nhân dự thầu với chủ đầu tư, chủ dự án trong quá trình tổ chức đấu thầu.
2. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật...."
Còn nhiều điều nữa em load để các bác tham khảo thêm nhé, phái nhớ là phải tiết kiệm đấy:))
1 đính kèm
gửi tiếp quy định Luật chống tham nhũng
đọc Nghị định 112/2009/NĐ-CP tấp tểnh mừng là nhà nước rộng rãi hơn việc dùng định mức nhưng mà đọc cái Luật này thì chán hẳn
"Mục 2 (Luật phòng chống tham nhũng)
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN
Điều 34. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
1. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
b) Công khai các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn về quyền lợi đối với từng loại chức danh trong cơ quan mình;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách nhà nước căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này hướng dẫn áp dụng hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn áp dụng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành trái pháp luật các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
Điều 35. Kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành và xử lý kịp thời hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
2. Người có hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Người cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng vượt quá; người sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá.
4. Người cho phép thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyên môn - kỹ thuật thấp hơn mức quy định phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng thấp hơn; người hưởng lợi từ việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyên môn - kỹ thuật thấp hơn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được hưởng lợi.
vậy thì có thể hiểu nhà thầu thì được phép sử dụng định mức khác với công bố. còn CĐT sử dụng vốn nhà nước thì phải đi giải trình việc cho phép sử dụng định mức khác với công bố, cái nào chưa có định mức thì phải xin ông nào đó có thẩm quyền ban hành định mức theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành. x(. đợi xin xong chắc mệt nghi luôn, vậy đành ép ông nhà thầu phải theo cái cũ mà dùng thôi
Về kế hoạch đấu thầu - giá gói thầu và các vấn đề có liên quan
Nhân dịp thảo luận về Nghị định 85/2009/NĐ-CP có một vấn đề mà Sync xin phép được đề cập lại:
Thời gian trước (khi Nghị định 58/2008/NĐ-CP đang có hiệu lực), rất nhiều dự án tại một số tỉnh (do UBND tỉnh quyết định đầu tư), kế hoạch đấu thầu thường được phê duyệt kèm cùng quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Giá gói thầu được phê duyệt trong quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu - giá gói thầu (vẫn do UBND tỉnh ban hành).
Việc này dẫu biết là sai quy định (theo Chương II - Nghị định 58/2008/NĐ-CP và 85/2009NĐ-CP). Tại sao các địa phương vẫn áp dụng mà không có ý kiến phản hồi từ phía các cơ quan hữu quan?
Mong được giải thích rõ thêm
Nguyên văn bởi dinhdangquang http://giaxaydung.vn/diendan/gxd/ima...s/viewpost.gif
Như vậy là người QĐĐT điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt. Theo tôi việc làm này là được phép, tuy nhiên người QĐĐT phải ra văn bản điều chỉnh giá gói thầu và phải gửi kế hoạch đấu thầu điều chỉnh đến cơ quan tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu để thẩm định. Trên cơ sở đó ký phê duyệt giá gói thầu điều chỉnh. Ngoài ra, người QĐĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định này.
Trích dẫn:
Gửi bởi
minhtuong
Ở phần gạch chân, theo tôi người QĐĐT điều chỉnh giá gói thầu (kế hoạch đấu thầu) trên cơ sở thẩm định của cơ quan thẩm định của người QĐĐT, chứ người QĐ ĐT không ra văn bản (quyết định) điều chỉnh rồi mới gửi cho đơn vị thẩm định.
Về vấn đề này xin được trao đổi thêm:
1. Theo tôi, vì tình huống này đặt ra là CĐT đồng thời là người QĐĐT nên trước hết người QĐĐT phải đồng ý cho việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (bằng quyết định điều chỉnh) và sau khi tiến hành điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (theo quyết định đồng ý trên) chưa thể ký phê duyệt kế hoạch điều chỉnh ngay mà phải gửi bản kế hoạch đấu thầu điều chỉnh lên cơ quan thẩm định kế hoạch đấu thầu xem xét. Cuối cùng trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định, người QĐĐT ký phê duyệt kế hoạch điều chỉnh. Tôi cho rằng cách làm này là phù hợp với các quy định pháp luật hiện nay.
2. Tôi chưa hiểu nếu làm theo ý bạn: "người QĐĐT điều chỉnh giá gói thầu (kế hoạch đấu thầu) trên cơ sở thẩm định của cơ quan thẩm định của người QĐĐT ..." thì cơ quan thẩm định sẽ thẩm định cái gì (?) để làm cơ sở cho người QĐĐT điều chỉnh kế hoạch đấu thầu.
Rất mong bạn minhtuong giải thích thêm nhé để mọi người cùng hiểu biết thêm và mong các đồng nghiệp tham luận thêm tình huống này.
Trình duyệt kế hoạch đấu thầu giai đoạn dự án đầu tư
Trích dẫn:
Gửi bởi
capovoc
Nguyên Vu 12 thân mến!Nội dung trên có lẽ bạn nhầm;xuyên suốt từ Luật đấu thầu(điều 6),NGhị định 58(khoản 1 điều 11),Luật sửa đổi số 38(Khoản 2 điều 60),Nghị định 85(Khoản 1 điều 11) thì thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu là của người quyết định đầu tư hoặc người được uỷ quyền không thuộc thẩm quyền của Chủ đầu tư.
Theo khoản 1 điều 11 NĐ 85 thì được hiểu như sau:
-Sau khi có báo cáo thẩm định của cơ quan,tỏ chức thẩm định,Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền quyết định đầu tư xem xét,quyết định.
-Với dự án đã được người QĐ ĐT quyết định chủ đầu tư thì CĐT có trách nhiệm trình KHĐT gói thầu dịch vụ tư vấn lên người đứng đầu cơ quan CĐT(cụm từ này tôi nghĩ không rõ ràng) để xem xét phê duyệt.
Ví dụ,đơn vị A là cấp dưới trực tiếp của Sở giáo dục-đào tạo(đơn vị B);mà gói thầu DV tư vấn được UBND tỉnh giao cho A làm Chủ đầu tư.Vậy KHĐT trình UBND tỉnh hay trình cho Sở giáo dục-đào tạo?.
-Với gói thầu dịch vụ tư vấn chưa xác định được CĐT thi người được giao nhiệm vụ chuẩn bị DA(chắc chắn là người có thẩm quyền giao)trình KHĐT lên người đứng đầu đơn vị mình ?xem xét,phê duyệt.
Các bác xem Trung tâm thông tin - Trang điện tử bổ xây dựng trả lời về vấn đề này nhé http://www.moc.gov.vn/site/moc/faq?qId=5814. Chi tiết:
Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
2010-01-15 10:26:08.481
Câu hỏi của bạn Lê Thanh Hiệp Tại hòm thư bqldabk@gmail.com hỏi :
Sau khi đọc Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 thì ở điều 11 "... Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt...".
Như vậy tôi có một thắc mắc là, với dự án mà ở bước lập dự án chỉ có chủ trương đầu tư của UBND tỉnh thì kế hoạch đấu thầu dịch vụ tư vấn lập dự án có cần thiết phải trình lên UBND tỉnh (người quyết định đầu tư) nữa hay không? Hay là chỉ do Sở Giao thông Vận tải (chủ đầu tư) phê duyệt). Sự khác nhau giữa chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư là gì? Dự án mà tôi đề cập đến là dự án sử dụng vốn ngân sách.
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:
Theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư xem xét, phê duyệt.
Vậy Đối với dự án của Bạn đang ở bước lập dự án và chỉ có chủ trương đầu tư, đã xác định được chủ đầu tư thì Bạn trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư xem xét, phê duyệt.
Trung tâm Thông tin
Em muốn trao đổi với mọi người về chỉ thầu trong NĐ85/2009/NĐ-CP
Hôm nay em đọc Nghị định 85/2009/NĐ-CP và thấy có một số nội dung muốn tham gia thao luận cùng mọi người. Ai hiểu rõ hơn thì giúp em nhé!
1. Trong điều 41 của Nghị định 85 có ghi "Chủ đầu tư phê duyệt HSYC và xác định một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu được nhận HSYC"
Em muốn hỏi điều này thực hiện thế nào nhỉ? Chủ đầu tư sẽ phê duyệt HSYC và nhà thầu được nhận HSYC ở cùng một văn bản hay là lại phải có một văn bản xác định Nhà thầu, hay là chỉ cần phát hành một thư mời đề xuất do chủ đầu tư ký. Hay có một cách nào khác?
2. Có một điều em thắc mắc từ rất lâu rồi cũng không phải chỉ quy định trong 85 mà trong các văn bản khác cũng quy định mà em không được hiểu lắm. Mong được các bác chỉ giáo.
Theo thông tư 06/2007/TT-BXD hướng dẫn về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì có 2 loại hợp đồng theo đơn giá đó là hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá có điều chỉnh.
Đối với hợp đồng có đơn giá điều chỉnh thì khi thay đổi chính sách tiền lương và biến động giá vật liệu thì sẽ được điều chỉnh thẳng vào đơn giá ghi trong hợp đồng. Đến cuối cùng nếu làm vượt TDT thì Chủ đầu tư sẽ phê duyệt, còn vượt TMĐT thì người QĐ đầu tư sẽ phê duyệt.
Thế còn đối với hợp đồng theo đơn giá cố định đã được phép điều chỉnh thì việc điều chỉnh giá sẽ được làm thế nào? quy trình có thay đổi j ko?
Đôi lời trao đổi cùng Tấn Linh
Trích dẫn:
Gửi bởi
Đinh Tấn Linh
Chào bạn!
1. Chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt HSYC, nội dung quyết định phê duyệt gồm các nội dung chủ yếu sau: Giá gói thầu, thời gian mở thầu, tiêu chí đánh giá hồ sơ đề xuất....
Khi có quyết định phê duyệt HSYC thì CĐT phát hành thư mời thầu kèm theo các tài liệu liên quan cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất.
2. Trường hợp đơn giá điều chỉnh thì theo nguyên tắc không được điều chỉnh. Nhưng trường hợp được cấp có thẩm quyền điều chỉnh thì bạn phải lập dự toán điều chỉnh rồi tiến hành thẩm định và thực hiện các bước điều chỉnh theo quy định hiện hành.
Theo tôi:
1. Trong quy trình chỉ định thầu ko quy định việc gửi thư mời thầu
2. Đoạn tôi bôi đỏ ở điểm 2 tôi ko hiểu rõ.
Mẫu Hợp đồng bảo hiểm công trình XDCB.
Xin các Anh, Chị đồng nghiệp cho xin "Mẫu Hợp đồng bảo hiểm công trình XDCB". Thank kou !
Thay đổi thành viên Liên danh sau khi đã ký kết hợp đồng
Xin các Anh Chị giúp Em với! Công ty Em vừa ký Hợp đồng EPC với Liên danh Nhà thầu ở nước ngoài, sau 35 ngày Công ty đã chuyển tiền tạm ứng 10% giá trị hợp đồng cho Nhà thầu. Nhưng về phía Nhà thầu có một thành viên trong Liên danh Nhà thầu lại có đơn xin rút khỏi Liên danh và Nhà thầu đứng đầu Liên danh đề nghị bổ sung một thành viên khác vào liên danh và cùng đứng đầu Liên danh. Vậy trong tình huống trên Công ty Em có chấp nhận cho Thành viên liên danh trên rút khỏi Liên danh không ạ? Việc bổ sung 1 thành viên liên danh mới và cùng đứng đầu như vậy có phù hợp không? và nếu được thì 2 bên phải Ký kết lại Hợp đồng đúng không ạ? Vì trong hợp đồng có đầy đủ chữ ký của các Thành viên Liên danh mà. Rất mong nhận được sự trợ giúp của Diễn đàn Giá Xây dựng- huyencisco666@yahoo.com- Thanks.
Xin chỉ giáo về Điều 6 NĐ 85
Xin nhờ các bậc tiền bối chỉ giáo cho em về Điều 6 NĐ 85 quy định về các chi phí trong đấu thầu. Trong điều này có nói đến các khoản chi phí sau:
1. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
2. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị nhà thầu
Vấn đề em muốn hỏi ở đây là: Việc quản lý và sử dụng hai chi phí trên được quy định như thế nào ?
Thanks.