Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010.
- Hiệu lực thi hành: từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Luật thanh tra số 22/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực. ---> Kích vào đây để Download
Xem bảng in
Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010.
- Hiệu lực thi hành: từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Luật thanh tra số 22/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực. ---> Kích vào đây để Download
1. Hệ số chi phí Nhân công, Máy, Khảo sát, Mời thầu và Quy hoạch.
2. Hệ số chi phí chung và thu nhập chiu thuế tính trước.
3. Các văn bản liên quan đến bảng tổng hợp Hệ số chi phí chung và thu nhập chiu thuế tính trước.
---> kích chuột Download
Thông tư 05/2011/TT-TTCP ngày 10/01/2011 của Thanh tra Chính phủ quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra.
---> Download văn bản
Lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo các Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010:
1. Nghị định Về thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra;
2. Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
3. Nghị định Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
mình xin bác pth911 share lai giúp mình link về vấn đề:
1. Tổng hợp văn bản QPPL về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết KNTC và xử phạt VPHC
2. xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng
3. Tổng hợp VBPL thanh tra Xây dựng
NẾu được mình xin bác cho mình xin quy trình về quản lí thanh tra xây dựng được không bác?
mình xin cảm ơn bác nhiều.Những tài liệu của bác vô cùng co ích trong công tác thanh tra.Mình xin được học hỏi và làm quen với bác qua yahoo: benbrunay_06kh@yahoo.com.
Chào bạn! gửi bạn lại các đường link mới:
1. Tổng hợp văn bản QPPL về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết KNTC và xử phạt VPHC
2. Tổng hợp các VBQPPL về xử lý vi phạm trật tự & hoạt động xây dựng
3. Tổng hợp các VBQPPL về xử lý vi phạm hành chính
4. Tổng hợp các VBQPPL giải quyết Khiếu nại, tố cáo
5. Tổng hợp các văn bản liên quan đến thanh tra Xây dựng
Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
- Hiệu lực thi hành:
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2011 và thay thế Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hết hiệu lực thi hành.
Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
- Hiệu lực thi hành: 15/12/2011 thay thế Nghị định số 100/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/07/2011 của Thanh tra Chính phủ Hướng dẫn trình tự, thủ tục tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan hành chính nhà nước.
- Hiệu lực thi hành: 01/10/2011
Thông tư số 10/2011/TT-TTCP ngày 27/09/2011 của Thanh tra Chính phủ Quy định công tác thi đua, khen thưởng ngành Thanh tra.
- Hiệu lực thi hành:
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành, thay thế Quy chế Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra ban hành kèm theo Quyết định số 2298/2006/QĐ-TTCP ngày 04 tháng 12 năm 2006 của Tổng Thanh tra.
1. Luật Khiếu Nại số 02/2011/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2011 -->Chi tiết
- Hiệu lực thi hành: 01/7/2012
2. Luật Tố Cáo số 03/2011/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2011 -->Chi tiết
- Hiệu lực thi hành: 01/7/2012
Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.---> Xem chi tiết
- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2012.
Thanh tra Bộ Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức, được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ. Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Thanh tra Bộ có nhiệm vụ khảo sát, thu nhập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra; thực hiện thanh tra chuyên ngành; tổ chức tập huấn nghiệp vụ về thanh tra cho công chức, thanh tra viên; chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành…
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng gồm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng được tổ chức các Đội đặt tại địa bàn cấp huyện.
Hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Xây dựng. Trong đó, có thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc như công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh các quy hoạch xây dựng vùng; xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giới quốc tế.
Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng; về phát triển đô thị; về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật (bao cồm cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải...); thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.
Ngoài ra, thanh tra ngành Xây dựng còn tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp luật...
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ra quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng ra quyết định thanh tra theo quy định.
Cuộc thanh tra chuyên ngành, cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ Xây dựng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày.
Cuộc thanh tra chuyên ngành, cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Sở Xây dựng tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp hoặc do điều kiện đi lại khó khăn tại các địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Về phê duyệt kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15/11 hàng năm; Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Giám đốc Sở phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 5/12 hàng năm. Kế hoạch thanh tra của Sở nếu chồng chéo với kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng. Chánh thanh tra Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Xây dựng với các cơ quan thanh tra của địa phương.
Theo Nghị định, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có quyền ra quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch UBND cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thanh tra. Chậm nhất 3 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra lại.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2013, thay thế Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng. Chấm dứt việc thực hiện Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 về thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 23/2009/NĐ-CP:Sẽ có chế tài xử phạt nếu huy động vốn trái luật
Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh BĐS; khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở vừa được Bộ Xây dựng ban hành lấy ý kiến thay thế Nghị định số 23/2009/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Xây dựng vừa đề xuất mức phạt từ 130 – 150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về huy động vốn trong đầu tư xây dựng dự án BĐS.
Quy định rõ chế tài xử phạt
Theo quy định hiện hành những dự án có quy mô từ 10ha trở lên phải bàn giao 20% diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH). Nhưng thực tế thì các chủ đầu tư đã lách quy định này bằng việc xin các dự án nhỏ lẻ dưới 10ha. Tại TP.HCM, trong số 312 dự án được phê duyệt hoặc chấp thuận đầu tư thì chỉ có 13 (466ha) dự án có quy mô trên 10ha. Theo quy định, 13 dự án này phải dành 38,4ha cho xây dựng NƠXH nhưng thực tế mới chỉ có 1 dự án làm được điều này.
Các dự án sau khi được phê duyệt, đến nay phần nhiều là bỏ hoang, nguyên nhân là do việc giao đất nhỏ lẻ, không được kết nối giao thông, không có hạ tầng xã hội trong khi đó các TP lớn đang rất cần quỹ đất để xây dựng NƠXH.
Để hạn chế tình trạng trên, tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 23 đã nêu rõ chế tài xử phạt hành vi vi phạm quy định về phát triển nhà ở. Cụ thể, phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng nếu không dành quỹ đất hoặc dành không đủ diện tích đất trong dự án để xây dựng quỹ NƠXH theo quy định; Không đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật theo đúng dự án được phê duyệt; Triển khai chậm tiến độ dự án theo nội dung dự án đã được duyệt.
Ông Vũ Xuân Thiện – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết: “Tại Dự thảo này, hành vi tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, cải tạo, tháo dỡ kết cấu phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng; Thay đổi kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài chung cư... sẽ bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng. Nếu cá nhân, chủ đầu tư không khắc phục sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP”.
Sẽ cưỡng chế nếu không tự nguyện chấp hành
Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế. Trường hợp vi phạm trật tự xây dựng thì thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ thực hiện theo quy định của Nghị định 180/2007/NĐ-CP.
Theo dự thảo Nghị định, nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp như: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền tài khoản tại ngân hàng; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
Tại Dự thảo cũng nêu rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tới từng cấp xã, huyện, tỉnh, đoàn thanh tra liên ngành Sở Xây dựng; đoàn thanh tra liên ngành Bộ Xây dựng. Đối với thanh tra viên xây dựng phạt tiền không quá 500 nghìn đồng, buộc chủ đầu tư khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền xử phạt cao nhất lên đến 500 triệu đồng đối với lĩnh vực xây dựng, tước giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận... tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp tổ chức cá nhân có khiếu nại tố cáo về quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng thì việc phá dỡ công trình có thể ngừng lại để giải quyết. Nhưng phải thực hiện việc cắt điện, cắt nước và cấm công nhân xây dựng tại công trình trong thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1 tỷ đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là 300 triệu đồng.
Quy định hình thức xử phạt trong quản lý phát triển nhà ở, Nghị định nêu rõ, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo, viết, vẽ bên ngoài nhà ở trái quy định; chăn nuôi gia súc, gia cầm tại phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc sở hữu riêng hoặc sử dụng riêng làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ khác và khu vực công cộng.
Đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư như: Xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại bừa bãi, gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường; sử dụng kinh phí quản lý vận hành hoặc kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư không đúng quy định; sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư trái quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Ngoài ra, phạt tiền từ 50-60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư như: Kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; Sửa chữa xe máy; kinh doanh gia súc, gia cầm; hoạt động giết mổ gia súc; Kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy.
Hành vi tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng; thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư cũng bị phạt tiền từ 50-60 triệu đồng.
Chưa có Nghị định mới về xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nhỉ
Sẽ phạt nặng vi phạm xây dựng
Công trình phải phù hợp quy hoạch mới được áp dụng hình thức nộp tiền phạt thay vì bị buộc tháo dỡ phần xây dựng không phép, sai phép.
Bộ Xây dựng vừa có dự thảo thông tư hướng dẫn về cách tính số tiền phải nộp với những công trình xây dựng không phép, sai phép, đáp ứng điều kiện được đóng phạt thay cho tháo dỡ quy định tại Nghị định 121/2013. Nhiều ý kiến đề nghị phải áp dụng khung cao nhất để tính tiền phạt nếu có nhiều mức giá khác nhau.
Cho áp dụng hồi tố
Theo dự thảo, đối với nhà ở riêng lẻ, giá trị phần diện tích không phép, sai phép được tính bằng số mét vuông vi phạm nhân với giá trị 1 m2 nhà do UBND tỉnh quy định, tương ứng với cấp nhà tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt.
Công trình xây dựng không phép, sai phép được chia làm hai trường hợp: Nếu công trình có mục đích kinh doanh thì giá trị phần vi phạm tính bằng số mét vuông vi phạm nhân với giá 1 m2 tại hợp đồng mua bán đã ký. Trường hợp công trình không có mục đích kinh doanh, cách tính là lấy diện tích vi phạm nhân với giá tiền 1 m2 theo dự toán được duyệt.
Dự thảo cho phép áp dụng hồi tố các trường hợp đáp ứng được những điều kiện quy định tại Nghị định 121. Theo đó, người có thẩm quyền xem xét hủy quyết định cưỡng chế tháo dỡ, thay thế bằng biện pháp xử phạt bằng tiền theo quy định như trên.
Áp khung tối đa để răn đe
Góp ý dự thảo, ông Nguyễn Như Hồng, Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng địa bàn quận Phú Nhuận, cho rằng quy định cho công trình mang tính chất kinh doanh còn nhiều lấn cấn. “Một dự án thường có nhiều giá bán khác nhau phụ thuộc theo số tầng, hướng nhà… Thậm chí có lúc đối tượng mua nhà khác nhau thì giá bán cũng khác nhau. Vậy sẽ căn cứ vào giá bán của hợp đồng mua bán nào?” - ông phân tích.
Cũng theo ông Hồng, có những phần diện tích vi phạm không nằm trong hạng mục kinh doanh như tầng kỹ thuật, sân thượng… hoặc công trình có mục đích kinh doanh nhưng không phải là mua, bán mà cho thuê làm dịch vụ như văn phòng, khách sạn. Khi đó, căn cứ vào đâu để tính giá trị vi phạm?
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Đất Lành, cần phải áp dụng giá bán theo hợp đồng mua bán tại thời điểm xảy ra vi phạm hoặc thời điểm gần nhất và căn cứ vào giá bán cao nhất. “Phải nhớ rằng đây là hành vi cố ý vi phạm, lẽ ra phải bị tháo dỡ. Để tránh lãng phí, công trình không bị nham nhở thì chủ đầu tư được nộp tiền phạt nhưng phải ở mức cao nhất, xem như hình thức sung công” - ông nêu ý kiến.
Ông Đực đề nghị mọi vi phạm tại công trình kinh doanh đều phải tính theo giá bán 1 m2 cao nhất, bởi mọi hạng mục, kể cả khu vực không kinh doanh đều phục vụ cho công trình. Với những công trình cho thuê, ông đề xuất quy đổi ra giá trị thương mại tương đương của 1 m2 để tính ra số tiền phải nộp.
“Chỉ áp dụng hình thức nộp tiền phạt trong chừng mực là công trình phải phù hợp quy hoạch. Nếu vượt qua ranh giới quy hoạch thì không thể cho nộp tiền hay để tồn tại vì bất cứ lý do gì” - ông Đực nhấn mạnh.
Theo Nghị định 121, số tiền nộp phạt “chuộc vi phạm” để không bị tháo dỡ được tính bằng 40% giá trị diện tích vi phạm, với công trình xây dựng thì tỉ lệ này là 50%. Việc nộp tiền phạt chỉ được áp dụng cho công trình thỏa mãn các điều kiện: Không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng công trình lân cận, không tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và trong quy hoạch đất này được phép xây dựng.
Theo báo phapluattp.vn
Nghị định số 155/2013/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, thay thế Nghị định 53/2007/NĐ-CP.
http://www.mediafire.com/view/867xys...0the%2053).pdf
THÔNG TƯ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng;kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
van bản mới sao ko thay. cho anh em cái danh mục kiểm tra của doan thanh tra để ae chuẩn bị chứ
luat thanh tra 2010, nghi dinh 46/2013 vv..