Điều 70 NĐ 85-Xử lý tình huống trong đấu thầu.
1.Theo quy định tại Điều 2 Luật sửa đổi số 38 thì:
19. Bổ sung1 các khoản 13, 14 và 15 vào Điều 61(Luật ĐT) như sau: 13. Phê duyệt hồ sơ mời thầu.
14. Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
15. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.”
20. Điểm c khoản 1 Điều 70 (Luật Đấu thầu)được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”
2.Theo quy định tại khoản 14 Điều 70 NĐ 85 thì:
Đối với đấu thầu hạn chế,khi phê duyệt danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu,trường hơp có 1 hoặc 2 nhà thầu,chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xet,quyết định cho phép tiếp tục tổ chức ĐT hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
Tôi nghĩ ,tình huống này NĐ 85 quy định không ổn lắm và có vẻ không phù hợp Luật sửa đổi số 38 ở chỗ thẩm quyền xử lý tình huống không phải là Chủ đầu tư mà NĐ đã lấy lại trao cho người quyết định đầu tư,
Mời mọi người cho ý kiến.
Tình huống 14 trong điều 70 - NĐ85?
Trích dẫn:
Gửi bởi
capovoc
1.Theo quy định tại Điều 2 Luật sửa đổi số 38 thì:
19. Bổ sung1 các khoản 13, 14 và 15 vào Điều 61(Luật ĐT) như sau: 13. Phê duyệt hồ sơ mời thầu.
14. Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
15. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.”
20. Điểm c khoản 1 Điều 70 (Luật Đấu thầu)được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”
2.Theo quy định tại khoản 14 Điều 70 NĐ 85 thì:
Đối với đấu thầu hạn chế,khi phê duyệt danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu,trường hơp có 1 hoặc 2 nhà thầu,chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xet,quyết định cho phép tiếp tục tổ chức ĐT hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
Tôi nghĩ ,tình huống này NĐ 85 quy định không ổn lắm và có vẻ không phù hợp Luật sửa đổi số 38 ở chỗ thẩm quyền xử lý tình huống không phải là Chủ đầu tư mà NĐ đã lấy lại trao cho người quyết định đầu tư,
Mời mọi người cho ý kiến.
Tình huống này là tình huống 14 mới được NĐ85 bổ sung thêm so với NĐ58 (NĐ58 ko có tình huống này).
Đúng như bạn nói, về lý thì trong tình huống này đúng ra chủ đầu tư cũng phải xử lý (tham chiếu Luật 38). Tuy nhiên theo tôi nghĩ trong trường hợp này (chắc người làm luật nghĩ) vì quá ít nhà thầu quan tâm hoặc có đủ điều kiện năng lực để thực hiện gói thầu mà tổ chức đấu thầu sẽ tốn kém hơn và lâu hơn (so với chỉ định thầu chẳng hạn), hơn nữa cũng chưa gửi thư mời thầu cho các nhà thầu và nếu để chủ đầu tư tự xử lý cho tiếp tục tổ chức ĐT hạn chế thì có thể gây tốn kém hoặc nếu quyết định áp dụng hình thức lựa chọn khác thì lại liên quan đến việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (và cũng phải làm thủ tục với người có thẩm quyền về việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu mà thực ra ko cần thiết) nên NĐ85 quy định như thế. Nhưng nếu để chủ đầu tư xử lý tình huống này mà không phải báo cáo người có thẩm quyền thì hoàn toàn trái với Điều 19 Luật Đấu thầu!
Theo quan điểm của tôi, nên bỏ tình huống 14 trong điều 70 - NĐ85 vì để tình huống này sẽ nảy sinh 2 vấn đề trái luật:
(1) Sai tinh thần Luật 38/QH12 (như bạn đã nêu)
(2) Vi phạm khoản 2 - Điều 19 Luật Đấu thầu: "2. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác".
Các bạn khác đóng góp ý kiến thêm đi.