Trước khi có NĐ209, việc thẩm định không những thiết kế mà còn cả dự toán nhưng chả có công trình nào phải dừng do việc thẩm định cả bạn ạ.
Nghị định 15 có nêu về vấn đề thay đổi, điều chỉnh thiết kế:
Công trình có bổ sung hoặc thay đổi chút ít, khối lượng nhỏ như giằng, dầm...cũng phải thẩm tra, thẩm định qua cơ quan QLNN?Trích dẫn:
Đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước, khi điều chỉnh thiết kế làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt của công trình thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh. Trường hợp còn lại, chủ đầu tư được quyền quyết định thay đổi thiết kế. Những nội dung điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, thẩm tra, phê duyệt lại theo quy định của Nghị định này.
Có lẽ các Sở chuyên ngành nên có một phòng riêng để làm việc này vì khối lượng công việc cực lớn như thẩm tra, kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng,...Trong khi đó NĐ đã qui định rất rõ thời gian thẩm tra (không quá 30 hoặc 40 ngày), thời gian kiểm tra (không quá 15 hoặc 30 ngày). Thử hình dung toàn tỉnh có biết bao nhiêu công trình mà mỗi công trình phải đi qua quá nhiều Phòng của Sở thì tình hình giao thông trong Sở (cho dù là các tỉnh miền núi) sẽ lại tắc như tình hình giao thông Hà Nội.
việc thẩm tra hồ sơ công trình khi nghị định này có hiệu lực chắc chắn còn phân cấp nữa chứ. nếu sở ôm hết thì lắm việc lắm và các chủ đầu tư đợi dài cổ để có cơ sở phê duyệt hồ sơ sao được. với các công trình có tổng mức đầu tư < 2 tỷ tuỳ theo từng loại công trình có lẽ sẽ giao các cơ quan cấp dưới thực hiện bớt thôi.
Nghị định 15/2013/NĐ-CP rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng công tác thẩm tra thiết kế kỹ thuật công trình. Thực tế là từ trước đến này công tác thẩm tra là 1 điểm tối của quá trình đầu tư xây dựng khi nhiều chủ đầu tư ký hợp đồng thẩm tra với những đơn vị tư vấn yếu về năng lực chuyên môn ( nhiều công trình tư vấn thẩm tra copy nguyên hồ sơ thiết kế ). Nay việc thẩm tra sẽ được chuyển về các sở chuyên ngành và với việc Bộ xây dựng đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư hướng dẫn thẩm tra thiết kế xây dựng công trình của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thì hy vọng công tác thẩm tra sẽ thật sự đổi mới và góp phần nâng cao chất lượng của công trình xây dựng.
Cuối cùng rồi quái vật cũng xuất hiện. Quái vật mang tên dự thảo TT hướng dẫn NĐ15, nó có quyền lực thâu tóm hầu như mọi công việc tư vấn, quyền lực vô hình nhưng rất mạnh. Đối với cơ quan QLNN, họa hay phúc cũng chưa biết được, chia không đều chiếc bánh hoặc lo ăn hơn lo làm rồi cuối cùng cũng dẫn đến bãi bỏ hoặc sửa đổi một chính sách đúng.
Chán cái ông biên soạn dự thảo.
Đang chờ để xem trách nhiệm của CQNN thế nào trước CĐT về chất lượng công trình khi thẩm tra thiết kế, rất tiếc là không tìm thấy 1 dòng.
Nếu CQNN thẩm tra rồi mà chất lượng khâu thiết kế vẫn tồn tại thì giải quyết tranh chấp thế nào?
Tại sao lại chỉ có mỗi dự thảo TT hướng dẫn thẩm tra, các nội dung khác không lẽ không cần hướng dẫn thực hiện. E rằng NĐ không chi tiết đến mức thế.
Nếu BXD còn đang lập các TT khác để hướng dẫn NĐ thì mau mau ra sớm, chứ cái hạn cũng chẳng còn bao xa, liệu có còn đủ thời gian để tham gia góp ý không?
Tại Khoản 3, Điều 21 về Thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng của Nghị định 15/CP có nói rõ: Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra thiết kế của mình. Như vậy là trách nhiệm rất lớn. :D Tuy nhiên, mình cũng chưa biết nếu có sai sót thì mức chịu trách nhiệm sẽ như thế nào nhỉ? :)
Cái này dễ ăn Chú ạ. Sắp tới giờ sổ xố rồi (15/04). Mình cũng làm QLNN nhưng đọc xong cái nhà thấy nhà Bác soạn thảo TT trình yếu quá. chắc gấp ăn quá nên lòi hết cả đuôi ra. Quả xấu mặt, hôm rày bênh vực cho NĐ15 gần chết, hồm này chả dám bênh nữa, đọc xong nghe muối muối sao ấy. Hay là lại cái ông viết quy định phạt xe không chính chủ và ghi tên cha mẹ vào giấy CMND soạn cũng nên.