Tại thời điểm làm HĐ thì áp dụng Nghị định đó, bạn lo gì? Bạn hơi đâu mà đợi nghị định mới khi nào ra thì mới làm HĐ thì bik đợi đến bao giờ?
Nếu cảm thấy Nghị định hiện tại còn thiếu sót, bạn có thể thảo HĐ với một số điều khoản cần thiết mà
Tôi nói luôn là không được, % là %, đơn giá là đơn giá. Muốn biến tầu gì thì phải hỏi anh Kiên "bạc" ấy. Chúng ta cũng chẳng tài bằng 1 góc của anh ấy đâu.
Khái niệm đơn giá là phải có con số tuyệt đối cho 1 đơn vị chứ không phải là %.
Về việc diễn giải: hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thì có 2 cách diễn giải:
1. Các loại hợp đồng tư vấn đều phải áp dụng hợp đồng theo thời gian
2. Hợp đồng theo thời gian chỉ áp dụng cho gói thầu tư vấn, các gói thầu khác không áp dụng. Điều này chỉ thể hiện việc phân loại hình thức hợp đồng, không mang tính bắt buộc áp dụng.
Tôi thì nghiêng theo cách hiểu thứ 2, còn bạn thì sao?
Theo ý của keepran thì ý 2 là ý đúng. Không biết vụ này có chấm điểm gì ko bác naat nhỉ :cool:
Hâm nóng lại chủ đề tí nhỉ, trả thấy ae thảo luận về vấn đề này.
Mình xin nêu ra vấn đề sau: Giá gói thầu (TVGS chẳng hạn) trong KHĐT là 100tr (bao gồm 10tr dự phòng) theo hình thức HĐ trọn gói, vậy khi ký hợp đồng thì giá ký hợp đồng sẽ là 90tr, hay là 100tr và khi quyết toán (giả sử không có phát sinh) thì sẽ cắt xuống còn 90tr.
Mn cho ý kiến.
Ý kiến của em là:
1. 90tr hay 100tr là do Nhà thầu và CĐT thương thảo ký HĐ.
2. Nếu ký 100tr thì HĐ trọn gói phải quyết toán 100tr kể cả ko phát sinh cũng 100 triệu, nếu ko phải 100tr thì cái bản chất của HĐ trọn gói chả có ý nghĩa gì nữa.
Thực tế, em cũng vừa gặp 1 HĐ trọn gói mà trong có câu kiểu như nếu KL phát sinh tăng thì giữ nguyên giá trị HĐ mà giảm thì thanh toán theo KL thực tế. Nghe khá vô lý phải không ạ? Nhưng cũng có câu hỏi nếu như cứ ký HĐ trọn gói mà quyết toán đúng như vậy thì kiểm toán vào chỉ để kiểm tra hồ sơ pháp lý, công nợ..? Vậy sao mà kiểm soát đc vốn CĐT sử dụng như thế nào, và nếu kiểm tra thực tế làm là 90tr mà ký 100tr thì xử lý sao:
- CĐT phải xuất toán trong khi tiền đã trả cho nhà thầu rồi, nhà thầu ko quan tâm đến CĐT và kiểm toán thế nào cứ HĐ là căn cứ cao nhất, ko trả lại tiền. HĐ 100tr bù 10 triệu thì thôi, coi như quản lý kém giáng chịu bù đi còn được làm CĐT tiếp :), giờ HĐ 19,5 tỷ mà làm hết 17 tỷ thì bù làm sao? Cái này là cái khó cho CĐT.
- Không cắt 2,5 tỷ này thì nhỡ đâu CĐT và NT thông đồng thì sao?
bây giờ mà mọi người vẫn lăn tăn về vấn đề dự phòng nhỉ. Theo tôi, Giá gói thầu thì có dự phòng, giá dự thầu thì nhà thầu tự tính dự phòng để đưa vào chào thầu. Giá hợp đồng sẽ không còn liên quan gì đến dự phòng nữa. thanh toán bằng đúng giá hợp đồng.
Trường hợp chú Toàn thì cũng có nhiều CĐT áp dụng để bảo vệ bản thân. Nói gì thì nói, thực chi thực thanh vẫn là nguyên tắc quan trọng nhất. Nhà thầu thì phải biết tự bảo vệ bản thân, phải kiểm tra kỹ khối lượng, thiếu thì yêu cầu bổ sung ngay trong hợp đồng (thừa thì kệ nó, để CĐT cắt), giá thì phải đảm bảo làm được.
Điểm b khoản 1 điều 62 luật 43:
b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;
Tôi có thắc mắc thế này:
1. Các yếu tố rủi do có thể xảy ra là những yếu tố nào và tính như thế nào vào đơn giá từng mã hiệu công việc.
2. Chi phí dự phòng trượt giá ví dụ đã có kế hoạch phân bổ vốn cho công trình theo từng năm để tình được tỷ lệ phần trăm trượt giá nhưng làm sao để đưa vào đơn giá trong hợp đồng. Chẳng lẽ lại để dự phòng tổng ở ngoài nếu như thế này thì khi thanh toán kiểu gì
Tôi thấy hợp đồng chọn gói là đúng đấy, đòi hỏi Nhà thầu phải lường được hết rủi ro trong quá trình thi công. còn hợp đồng theo đơn giá tôi thấy là linh tinh nhất, đấu thầu xong, điều chỉnh giá tùm lum. Cho giá thật thấp, sau đó xin cơ chế, đó là điều chúng ta nên chánh. Phải chuyên nghiệp dần các bạn ah
Dịch vụ tư vấn, ngoại trừ quy định trên, được áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian. Nghị định đã quy định rõ.
Các hợp đồng tư vấn đều áp dụng hợp đồng thời gian. Vì vậy, chi phí tư vấn được lập theo hướng dẫn tại Quyết định 957, phần "Phụ lục Hướng dẫn lập dự toán chi phí tư vấn". HÌnh thức theo tỷ lệ % không được áp dụng nữa. Bạn thấy đúng không?