theo tôi quyết định 12/2005 được triển khai từ nghị định 16/2005 nên bây giờ hết hiệu lực rồi, NĐ 12/2009 thay thế tất cả
Xem bảng in
xin hỏi nếu khác chủ đầu tư (một người giám sát cho 2 cty khác nhau) thì có được giám sát không vậy anh em?Trích dẫn:
Theo mục 6 công văn số 1989/BXD-VP ngày 19/09/2007 của Bộ Xây dựng về việc giải đáp các vướng mắc, kiến nghị trong quản lý đầu tư xây dựng có cho phép giám sát thi công xây dựng được thực hiện hơn một công việc trong cùng một thời gian cho một chủ đầu tư, nhưng đảm bảo nguyên tắc công việc phải được kiểm soát, nghiệm thu theo quy định, không làm gián đoạn thực hiện công việc theo tiến độ; đồng thời phải chịu trách nhịêm về chất lượng, tiến độ của công trình.
Điều 88 Luật Xây dựng về "Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình" viết: Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình;
2. Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng;
3. Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
4. Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
Theo mình sự "thường xuyên" thể hiện ở việc nắm bắt đầy đủ các diễn biến xảy ra trong quá trình thi công; còn sự "liên tục" thể hiện ở sự xâu chuỗi các vấn đề không có gián đoạn ở bất cứ khâu nào chứ không có nghĩa "thường xuyên liên tục" là 24/24... Buổi tối hoặc những ngày mưa hoặc những ngày chờ xử lý kỹ thuật ... nếu công trường không thi công thì chẳng ai bắt bạn phải ở đó (24/24) làm gì; họa không may có xảy ra sự cố vào những thời điểm này thì bạn cần nắm bắt vấn đề nhanh nhât có thể và tùy theo nhiệm vụ của mình mà thực hiện các việc tiếp theo theo quy định (mà việc đầu tiên chắc là phải báo cáo với người phụ trách trực tiếp của mình, rồi ...)
Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật đều không quy định một cá nhân được giám sát thi công bao nhiêu công trình cho chủ đầu tư trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 88 của Luật Xây dựng, việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng.
Với quy định trên, người giám sát thi công xây dựng phải có mặt tại công trình để theo dõi, kiểm tra phòng ngừa những sai phạm trong quá trình thi công chứ không phải chỉ có mặt tại thời điểm nghiệm thu. Do đó, để thực hiện được như vậy thì người giám sát thi công xây dựng không thể cùng một lúc có thể giám sát nhiều công trình. Theo tôi, việc giám sát liên tục, thường xuyên trên công trình thường là các giám sát viên, còn với người giám sát trưởng ký nhiều công trình ở các thời điểm nghiệm thu khác nhau vẫn chấp nhận được.:)
Nhất trí với ý kiến của bác ks.thanhtan.
Chủ đề này e thấy thảo luận rất nhiều và nhiều ý kiến trái ngược. Đương nhiên cũng không thể thống nhất khi không công nhận vấn đế cần thực hiện đúng luật sau:
Điều 17 của nghị định 23/2009/NĐ-CP: Xử phạt nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Mượn, cho mượn; thuê, cho thuê chứng chỉ hành nghề;
b. Hoạt động vượt quá điều kiện năng lực hành nghề theo quy định; hoạt động sai chứng chỉ hành nghề; hoạt động không có chứng chỉ hành nghề.
=> Việc sử dụng những người chưa có chứng chỉ hành nghề tham gia trong đoàn giám sát là phạm luật (tình trạng đang xảy ra rất phổ biến hiện nay, xuất phát từ quy định cấp chứng chỉ hành nghề TVGS còn mâu thuẫn thực tế).
Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật đều không quy định một cá nhân được giám sát thi công bao nhiêu công trình cho chủ đầu tư trong cùng một thời điểm. (và cũng không quy định được ký bao nhiêu công trình xây dựng trong cùng 1 thời điểm) (1)
Người giám sát thi công xây dựng không thể cùng một lúc giám sát nhiều công trình.(theo Điều88 Luật xây dựng)(2)
Kết luận đúng theo bác Tân: "Theo tôi, việc giám sát liên tục, thường xuyên trên công trình thường là các giám sát viên, còn với người giám sát trưởng ký nhiều công trình ở các thời điểm nghiệm thu khác nhau vẫn chấp nhận được" (Điều này thỏa mãn (1) và (2) nên sẽ không phạm luật với yêu cầu giám sát viên phải có chứng chỉ hành nghề TVGS)
Vậy em xin đưa ra 1 trường hợp sau. Giả dụ ông TVGS trực tiếp công trình chuyên ngành thủy lợi chẳng hạn đi giám sát công trình đường hoặc nhà cửa trong khi ông không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát các công trình giao thông và XDDD liệu như thế có được không mà ông này có chứng chỉ hành nghề giám sát lĩnh vực thủy lợi, liệu trường hợp trên ông TVGS trực tiếp này có đủ điều kiện để giám sát công trình thủy lợi kia không.
Xin đưa ra để anh em cùng thảo luận.
Hi, bạn viết bài này hơi lủng củng đó, nên thêm vài dấu phẩy vào cho suôn và dễ đọc bạn à :D.
Phải đính chính lại 1 chút ở vế cuối là "liệu trường hợp trên ông TVGS trực tiếp này có đủ điều kiện để giám sát công trình đường hoặc nhà cửa kia không" thì mới đúng với các ý phía trên chứ nhỉ?! Vì anh kỹ sư này đang có chứng chỉ giám sát công trình thủy lợi mà :)
@ Vấn đề này lại quay về việc hiển nhiên: Chứng chỉ giám sát của anh kỹ sư này được hành nghề ở mảng nào thì mới được giám sát công trình của mảng đó và phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thì mới ký nghiệm thu cho nhà thầu được./.
thanks bác sửa giúp em.
Hôm trước có ông bạn bên CDT huyện khác hỏi em thì em cũng nói như bác là Chứng chỉ giám sát của anh kỹ sư này được hành nghề ở mảng nào thì mới được giám sát công trình của mảng đó và phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thì mới ký nghiệm thu cho nhà thầu được. Nhưng ông bạn đó bảo thế mà " thằng" TVGS đó kí vào biên bản nghiệm thu mới sợ chứ. Em có đưa ra ý kiến cho ông bạn đó tham khảo đó là trả hồ sơ cho nhà thầu thi công vầ gọi điện trực tiếp cho ông giám đốc đại diện TVGS để hoàn thiện thủ tục kẻo mai này thanh tra kiểm tra nhảy vào thì bên ông bạn em lại khổ, em ý kiến như thế liệu được không.
Khẳng định với bác, việc không bố trí người giám sát hoặc bố trí người giám sát không theo đúng quy định (không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ không đúng chuyên ngành được đăng ký), nếu không có ai kiểm tra thì ok.
Nhưng nếu có thanh tra kiểm tra thì lúc đó sẽ phải xử lý thế nào? Trích lại trong nghị định 23/2009/NĐ-CP
Điều 17 của nghị định 23/2009/NĐ-CP: Xử phạt nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Mượn, cho mượn; thuê, cho thuê chứng chỉ hành nghề;
b. Hoạt động vượt quá điều kiện năng lực hành nghề theo quy định; hoạt động sai chứng chỉ hành nghề;hoạt động không có chứng chỉ hành nghề.
Chào các anh, các bạn. Công ty tôi cũng có một tình huống khó giải quyết như sau: Chúng tôi thuê 2 công ty tư vấn giám sát để giám sát cho hai hạng mục với giá trị Hợp đồng là 11 tỷ và 3 tỷ. Nhưng hai công ty tư vấn giám sát này lại cùng thuê một anh giám sát hiện trường (có đủ điều kiện hành nghề) và anh này ký hồ sơ nghiệm thu cho hai gói thầu nêu trên. Tôi xin hỏi trường hợp này có hợp pháp không, vì sao? tôi tìm hiểu trong các văn bản nhà nước mà không hiểu thế nào.