Một số điểm nhận thấy có sự điều chỉnh giữa NĐ12 và NĐ16, NĐ112
1. Về thẩm định thiết kế cơ sở.
NĐ12 có xu hướng giảm nhẹ và dần đi đến việc hủy bỏ việc quản lý XD thông qua biện pháp thẩm định TKCS tuy nhiên do có một số lượng lớn các DA, CT không cần xin phép xây dựng nên nội udng này vẫn giữ lại để quản lý các công trình không phải xin phép XD (các DA sử dụng vốn NSNN) còn tất cả cá DA, CT sử dụng vốn khác, NN sẽ thực hiện việc quản lý thông qua hình thức xem xét cấp phép xây dựng.
Việc này sẽ thắt nút cổ chai ở khâu cấp phép; kinh nghiệm cho thấy giải pháp này không tối ưu;
2. Về Chủ đầu tư :
Ẩn ý nhưng gỡ rối ngoạn mục cho NĐ16 và NĐ112 trong việc định nghĩa lại Chủ đầu tư bà Ban QLDA, NĐ12 ngầm cho phép người QĐĐT ủy thác cho bất kỳ đơn vị nào miễn là có đủ năng lực để làm chủ đầu tư vì vậy sẽ trở lại thời kỳ UBND các cấp thành lập Ban QLDA trực thuộc và giao cho Ban này thực hiện hầu như toàn bộ các DA, CT thuộc thẩm quyền QD của cấp đó và với quyền hạn có thể nói là không hạn chế, thậm chí Ban QLDA cũng không bị giới hạn quyền được làm Chủ đầu tư; (mục c, Đ3, NNĐ12)
Những mục b Điều 3 theo mình nghĩ ý nghĩa chắc chỉ là giữ thể diện cho NĐ16, NĐ112 mà thôi rồi đay tất tật đều chỉ thực hiện mục c, Đ3 mà thôi;
3.Về các bước Thiết kế :
Có điểm mới là bất kể công trình nào, viẹc tổ chức thực hiện bao nhiêu bước thiết kế sẽ do người quyết định đầu tư quyết, pháp luật không quy định cứng công trình mnào phải thiết kế 3 bước, cái nào chỉ cần 2...thậm chí đối với hạng mục nhỏ thuộc DA nếu có yêu cầu kỹ thuật phức tạp vần có thể yêu cầu TK 03 bước..Hay, theo mình điểm này rất thực tế và có vẻ hiểu nghề đây;
4. Việc thay đổi, điều chỉnh thiết kế :
Trước NĐ12, muốn điều chỉnh TK rất vã, các CĐT chả biết nó có làm cái gọi là thay đổi TKCS hay không thế là lại phải hỏi, chờ, mỏi và chán nay thì các Bác thấy rồi chỉ khi nào làm thay đổi các nội dung sau thì mới cần bẩm ông lớn :
- Khi làm thay đổi địa điểm, vị trí xây dựng;
- Khi làm biến dạng quy mô đầu tư, công suất TK được duyệt;
- Khi làm to, nhỏ cái TMĐT;
- Khi làm thay đổi mục tiêu đầu tư;
Đấy còn lại thì vô tư, CĐT làm tất; Nội dung này theo mình thấy điều chỉnh rất phù hợp với thời gian vừa qua;
5. Các Tổ chức tham gia thiết kế;
Việc cho cả Chủ đầu tư và anh Thi công tham gia thiết kế (nếu làm được) mình thấy sao sao ấy, hình như vẫn chưa giải quyết được mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm cho chu toàn, thấu đáo. VD : Anh chủ đầu tư tự thiết kế thì làm sao xuất hóa đơn để lấy mo-nì đây, chả dại nếu ko có tiền mà lại chịu trách nhiệm ? Anh Nhà thầu cho phép anh này TK BVTC vậy cơ chế về quyền lợi và trách nhiệm ra sao; mặt khác trong tất cả các bước TK đều có mối liên hệ với nhau và đều có khả năng ảnh hưởng đến CLCT vậy khi sảy ra sự cố thì phân công trách nhiệm ra sao ?
Điểm này tuy mới nhưng có vẻ khi soạn đên đây các Bác có vẻ bùn ngủ hay sao ấy;
6. Kiểm soát KL phát sinh;
hồi lucc Mười sáu với lại cái Một trăm mười hai quyên mất điểm này làm rối cả thiên hạ, chữa ngay, chữa ngay nhưng cách nào đây ? Nhét vào NĐ99 thì muôn mất rồi, thêm một TT nữa thì sợ Bộ trưởng rầy thôi thì nhét vội và NĐ12. Kể cũng hay hồi thời còn NĐ52, riêng cái khoản phát sinh này nó làm sinh ra rất nhiều các vấn đề cần giải quyết, liên quan đến nhiều chủ thể vì đặc điểm của nó là chưa được kiểm soát thông qua đấu thầu, lý do phát sinh thì muôn hình vạn trạng, nhớ lại thời ấy mà đau hết cả đầu. Để vá cái lỗi này thôi thì phàm những việc phát sinh bó lại thành một bó to giao phứt cho Anh chủ đầu to miến sao đừng vượt TMĐT chuyến này thì sướng nhé.
Vẫn còn nhiều điểm quan tâm; xin được tham luận vài điểm này mong các A, E chỉ giáo giúp;
Cho em hỏi các bác về vấn đề này cái??mong mọi người giúp đỡ
Điều 29. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình
1. Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.
2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
4. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.
* Em gặp trường hợp phần công việc trong dự toán đã có sau khi thực tế thi công có khối lượng tăng, khối lượng giảm do thực tế thi công, nhưng giá trị không vượt tổng mức, em lảm biên bản xử lý kỹ thuật và đưa khối lượng tăng giảm đó vào thanh toán trực tiếp chứ không lập dự toán phát sinh và phê duyệt lại, thế có được không các bác? Mong các bác đóng góp ý kiến dùm em cái, thanhK?
Lại là vấn đề giứa NĐ12 và NĐ16; NĐ112... Bác nào tường tận chỉ giáo cho em với
Có sự thay đổi về điều kiện, năng lực của Giám đốc BQLDA khi Chủ đầu tư thành lập BQLDA tại NĐ12 so với NĐ 16 và NĐ 112.
- Tại NĐ12/2009 thì GĐ BQLDA chỉ cần "có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ QLDA' và có kinh nghiệm trên 3 năm" (k2 Đ43 NĐ12).
- Tại NĐ16/2004 thì GĐ BQLDA yêu cầu điều kiện phải tương ứng GĐ tư vấn QLDA' như "Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là giám đốc hoặc phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 (điều 63) hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 (điều 59)." (k1 Đ55 NĐ16/2004)
Theo như em thấy thì điều kiện, năng lực của GĐ BQLDA tại NĐ12/2009 không còn khắt khe về mặt chuyên môn nữa mà yêu cầu thêm cả năng lực về quản lý. Các bác có thể phân tích rõ thêm cho em về vấn đề này được không :confused:
Các Bác cho e hỏi thêm Điều kiện, năng lực của GĐ BQLDA' còn được quy định tại văn bản nào nữa ko?
cấp phép xây dựng phần hạ tầng của dự án khu nhà ở
Chào các bác,
Công ty tôi có 01 dự án khu nhà ở tại THủ Đức Tp.HCM, khoảng 6ha. Đang dự kiến tách phần hạ tầng (đường, cầu cống, cấp thaót nước) để khởi công trước. Hỏi các bác sau khi phần hạ tầng được Sở Giao thông vận tải thông qua thẩm định thiết kế cơ sở (Quy hoạch 1/500 đã xong) thì khởi công xây dựng được không, vướng gì không?
Nghị định 12 và thông tư 03 không nói rõ về việc này.
Cám ơn các bác.